Danh mục

Các trường phái Mỹ thuật theo dòng lịch sử

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 528.28 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trường phái ấn tượng Ấn tượng (tiếng Pháp: Impressionnisme; tiếng Anh: Impressionism) là một trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại Paris (Pháp) vào cuối thế kỷ 19. Trường phái ấn tượng đánh dấu một bước tiến quan trọng của hội họa. Cái tên “ấn tượng” do các nhà phê bình gọi theo một bức tranh nổi tiếng của Claude Monet: Impression, soleil levant (Ấn tượng mặt trời mọc).Bức tranh Village on the Banks of the Seine của Alfred Sisley Trường phái ấn tượng hình thành từ Paris hiện đại. Đó là chất xúc tác, là nơi xuất phát và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các trường phái Mỹ thuật theo dòng lịch sử Các trường phái Mỹ thuật theo dòng lịch sử1. Trường phái ấn tượngẤn tượng (tiếng Pháp: Impressionnisme; tiếng Anh: Impressionism) làmột trào lưu nghệ thuật bắt đầu tại Paris (Pháp) vào cuối thế kỷ 19.Trường phái ấn tượng đánh dấu một bước tiến quan trọng của hội họa.Cái tên “ấn tượng” do các nhà phê bình gọi theo một bức tranh nổitiếng của Claude Monet: Impression, soleil levant (Ấn tượng mặt trờimọc). Bức tranh Village on the Banks of the Seine của Alfred SisleyTrường phái ấn tượng hình thành từ Paris hiện đại. Đó là chất xúc tác,là nơi xuất phát và là chủ đề của trường phái ấn tượng. Trong thập niên1850, Paris vẫn còn là một thành phố thời Trung cổ với những conđường quanh co, nhỏ hẹp, thiếu vệ sinh và thiếu cả ánh sáng. Vàokhoảng thập niên 1870, thời hoàng kim của trường phái ấn tượng, thànhphố cũ già nua này đã bị phá bỏ thành bình địa để từ đó xây dựng lạimột thủ đô với những đại lộ dài, với hàng dãy tiệm cà phê, nhà hàng, vànhà hát.Những bức tranh thuộc trường phái ấn tượng được vẽ bằng những nétcọ có thểnhìn thấy được, sự pha trộn không hạn chế giữa các màu vớinhau và nhấn mạnh đến sự thay đổi và chất lượng của độ sáng trongtranh.Hai ý tưởng đáng chú ý trong trường phái này là: Bức tranh được vẽ rấtnhanh với mục đích là ghi lại một cách chính xác tổng quan của khungcảnh.Tiếp theo sau là thể hiện một cái nhìn mới,nhanh và không địnhkiến; khác với trường phái hiện thực,tự nhiên.Các họa sĩ tiêu biểu của trường phái này: Mary Cassatt, Paul Cezanne(sau này đã rời bỏ phong trào), Edgar Degas, Max Liebermann,Édouard Manet (tuy nhiên Manet không xem mình thuộc phong trào),Claude Monet, Berthe Morisot, Camille Pissarro, Pierre-AugusteRenoir, Zinaida Yevgenyevna Serebryakova, Alfred Sisley2. Trường phái hậu ấn tượng Tranh của Vincent Van GoghHậu ấn tượng là tên gọi chung để chỉ tới những nghệ sĩ thuộc thời kỳsau trường phái ấn tượng. Trường phái ấn tượng là một bước ngoặttrong hội họa, rũ bỏnhững quan niệm từng tồn tại rất nhiều năm ở châuÂu. Từ sau ấn tượng, nhiều nghệ sĩ độc lập tìm tòi sáng tạo và đi theocác hướng khác nhau. Mặc dù họ không có phong cách sáng tác giốngnhau, nhưng được gọi chung là hậu ấn tượng. Thuật ngữ này do nhàphê bình người Anh Roger Fry đặt ra chỉ những họa sĩ như PaulCézanne, Paul Gauguin, Vincent Van Gogh. Nghiên cứu về các họa sĩnày cũng cho thấy sự phát triển của nghệ thuật Pháp thời gian cuốithế kỷ 20.Các nghệ sĩ hậu ấn tượng từ chối rập khuôn theo chủ nghĩa ấn tượng vàtừng người tìm cách nổi bật cá tính của mình, có thái độ biểu hiệnchủ nghĩa trong hình họa, màu sắc và cách giải quyết đề tài. Đó thựcsự làm nên một nghệ thuật mới với những tuyên ngôn thẩm mĩ khác,không giống với nghệ thuật và kĩ thuật của xu hướng ấn tượng màhọ cùng tham gia trước đó. Ba họa sĩ Paul Cézanne, Paul Gauguin,Vincent Van Gogh với ba phong cách hiện thực đã làm phong phú vàđa dạng một thời kỳ ngắn ngủi nhưng vang dội và đầy hấp dẫn của củanghệ thuật. Họ báo hiệu cho các trào lưu sẽ nở rộ ở thế kỷ 20.3. Trường phái dã thú Tranh của MatisseĐể chống chọi với trường phái Ấn tượng, quá chú trọng đến ánh sángmà quên đường nét của cảnh vật, nên trường phái Dã thú ra đời.Trường phái Dã thú có sự phản ứng mạnh mẽ chống lại trường phái Ấntượng, chống lại sự mất mát không gian do dùng quá nhiều ánh sáng,do sự phân tích tỉmỉ, không theo quy luật nào, vì thế chỉ là sự ngẫunhiên và không có suy tính trước. Sự cần thiết cho họa sĩ trường pháiDã thú là màu sắc, chứ không phải vẽnhư thấy thực tế, mà là phải sángtạo sắc độ. Bức tranh là một bố cục nhiều màu, không phải là sự saochép thiên nhiên; là sự liên tục tạo hình sống động, không là cảnh sắcvặt vụn, là một sự bố cục màu sắc mạnh bạo, không phải là sự tìnhcờđẹp mắt.Năm 1905, triễn lãm mùa thu ở Paris có một phòng tranh giới thiệunhững tác phẩm mới, đặc biệt dữ dội về màu sắc. Công chúng xemtranh phản ứng khác nhau, vì có một sự thật là một loạt tiêu chí hội họacổ điển nữa đang bị phá vỡ. Phòng tranh được nhà phê bìnhLuisVauxcelles gọi là ” Chuồng dã thú “, và cái tên Dã thú đã bước vàolịch sử hội hoạ Thế giới. Tên goi đó rất phù hợp với các họa sĩ này bởivì những màu sắc mà họ sử dụng là dữ dội một cách cố tình.Khuynh hướng Dã thú ra đời đầu thế kỷ XX, phát triển cực thịnh năm1905 – 1906, có dấu hiệu suy tàn năm 1907 và chấm dứt hoạt độngtrước chiến tranh Thế Giới thứ nhất để chuyển sang những phong cáchrất khác nhau. Những thành viên tiêu biểu là: Henri Matisse, Vlaminck,Derain, Van Doghen, Marquet, Dufy….Hầu hết thành viên của trường phái Dã thú là người Pháp và trẻ tuổi. Sovới khuynh hướng Ấn tượng, sự xuất hiện của hội họa Dã thú mangtính chất đảo lộn, phủ định hơn rất nhiều. Tất cả đều cùng ý chí ” Nổiloạn màu sắc”, Vlaminck và Derain tuyên bố sẽ ” Đốt trụi trườngMỹ thuật bằng các sắc xanh Cobalt và đỏson ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: