Danh mục tài liệu

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 813.68 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi. Từ lý thuyết về năng lực cạnh tranh và nghiên cứu định tính đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch bao gồm Năng lực Marketing du lịch, Thương hiệu, Năng lực ứng dụng công nghệ, Năng lực quản trị, tổ chức liên kết hoạt động, Trách nhiệm xã hội, Sản phẩm và dịch vụ du lịch, Nguồn nhân lực, Năng lực tài chính; Hạ tầng – cơ sở vật chất, Chiến lược về giá và Chiến lược doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng NgãiTạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205Tập 126, Số 5D, 2017, Tr. 125–137; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v126i5D.4504CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰCCẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCHTỈNH QUẢNG NGÃIPhạm Việt Hùng1*, Lại Xuân Thủy2, Trần Hữu Tuấn31Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam2Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Hà Nội3Khoa Du lịch, Đại học Huế, 22 Lâm Hoằng, Huế, Việt NamTóm tắt: Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dulịch tỉnh Quảng Ngãi. Từ lý thuyết về năng lực cạnh tranh và nghiên cứu định tính đã xác định các yếu tốảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch bao gồm Năng lực Marketing du lịch,Thương hiệu, Năng lực ứng dụng công nghệ, Năng lực quản trị, tổ chức liên kết hoạt động, Trách nhiệmxã hội, Sản phẩm và dịch vụ du lịch, Nguồn nhân lực, Năng lực tài chính; Hạ tầng – cơ sở vật chất, Chiếnlược về giá và Chiến lược doanh nghiệp. Nghiên cứu chính thức được thực hiện với 300 cá nhân giữ chứcvụ quản lý từ giám đốc, phó giám đốc, trưởng phó phòng–ban, trưởng bộ phận trở lên tại các doanhnghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả cho thấy các yếu tố trên đều tác độngtích cực đến năng lực cạnh tranh, trong đó các yếu tố Nguồn nhân lực, Thương hiệu và Sản phẩm và dịchvụ đóng vai trò quan trọng.Từ khóa: năng lực cạnh tranh, du lịch, Quảng Ngãi1Đặt vấn đềTrong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam đến năm 2020, du lịch được xácđịnh là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thungoại tệ, tạo nhiều việc làm, nâng cao mức sống của người dân. Cùng với sự phát triển kinh tế –xã hội, du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trongnước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Cùng với sự phát triển đó, dulịch Quảng Ngãi cũng được nhiều người biết đến với các điểm du lịch nổi tiếng như di tích lịchsử văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa, di tích thành Lũy, di tích lịch sử cách mạng như Ba Tơ, VạnTường, Sơn Mỹ hoặc nhóm các di tích kiến trúc – nghệ thuật như chùa Thiên Ấn, chùa Ông haycác lễ hội như Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (Lý Sơn), Lễ hội Điện Trường Bà (Trà Bồng)... Đặcbiệt, bãi biển tự nhiên trải dài hàng chục ki lô mét được du khách ưu chuộng bởi vẻ đẹp hoangsơ.Tổng thu du lịch năm 2015 là 560 tỷ đồng, tăng 160 % so với năm 2010. Tốc độ tăngtrưởng bình quân giai đoạn 2011–2015 là 21,1 %. Năm 2016 lượng khách thăm quan đến* Liên hệ: viethungpham1107@yahoo.com.vnNhận bài: 19–09–2017; Hoàn thành phản biện: 02–10–2017; Ngày nhận đăng: 30–10–2017Phạm Việt Hùng và CS.Tập 126, Số 5D, 2017Quảng Ngãi là hơn 725.000 lượt người, tăng 12 % so với năm 2015; tổng doanh thu đạt hơn640 tỷ đồng. Ngày 13 tháng 2 năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số197/KH–UBND về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết04–NQ/TU ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Tỉnh ủy về phát triển dịch vụ, du lịch tỉnhQuảng Ngãi giai đoạn 2016–2020; chỉ tiêu đến năm 2020, tổng số khách du lịch đạt trên 1,1triệu lượt, trong đó 80 ngàn lượt khách quốc tế; tốc độ tăng trưởng khách du lịch nội địagiai đoạn 2016–2020 đạt 11,4 %/năm; tốc độ tăng trưởng khách quốc tế giai đoạn 2016–2020đạt 7,8 %/năm; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 1.200 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng tổngthu du lịch giai đoạn 2016–2020 đạt 16,5 %/năm; số lượng cơ sở lưu trú: đến năm 2020 có4.500 buồng, trong đó tỷ lệ buồng đạt chất lượng 3 sao trở lên chiếm 15 –25 % [25].Tuy nhiên, hiện nay du lịch của tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn rất nhiều khó khăn, hạn chếnhư chưa đóng góp nhiều cho sự tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm; quy mô hoạt độngnhỏ; phát triển chưa đồng đều; thiếu tính chuyên nghiệp; hiệu quả và chất lượng chưa cao; mứcđộ xã hội hóa chưa mạnh mẽ; hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ; công tác quy hoạch,thực hiện quy hoạch, quản lý nhà nước còn hạn chế; chưa hình thành các chuỗi giá trị, chưa tạora các sản phẩm, điểm đến hấp dẫn, nổi trội, khác biệt có tính cạnh tranh cao; nguồn nhân lựcdu lịch hạn chế về số lượng và chất lượng; thiếu những dự án chiến lược để tạo sự phát triểnđột phá cho du lịch của tỉnh… [25]. Điều đó làm ảnh hưởng năng lực cạnh tranh (NLCT) củangành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu các yếutố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Ngãi là việclàm có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.2Cơ sở lý thuyết2.1Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpNăng lực cạnh tranh (NLCT) là một chủ đề có tầm quan trọng lớn, không chỉ đối với cácnhà hoạch định chính sách mà còn đối với doanh nghiệp. Mặc dù nó có tầm quan trọng trênnhiều khía cạnh, nhưng NLCT vẫn còn t ...

Tài liệu có liên quan: