Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử đối với sinh viên
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 400.03 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết chỉ ra có 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử đối với sinh viên là: (1) Hữu ích, (2) Dễ sử dụng, (3) Niềm tin và (4) Thông tin. Từ đó, tìm ra những điều ảnh hưởng đến hành vi của người dùng ví điện tử và đưa ra hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử đối với sinh viên CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI SINH VIÊN Nguyễn Phạm Thanh Phương Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Bích Diệp TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu khoa học này được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử đối với sinh viên. Dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát với kết quả thu về có 214 bảng câu hỏi hợp lệ. Dữ liệu được phân tích qua phần mềm SPSS 20.0. Các thang đo lần lượt được đánh giá độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, xây dựng mô hình hồi quy. Kết quả có 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử đối với sinh viên là: (1) Hữu ích, (2) Dễ sử dụng, (3) Niềm tin và (4) Thông tin. Từ đó, tìm ra những điều ảnh hưởng đến hành vì của người dùng ví điện tử và đưa ra hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp. Từ khóa: ví điện tử, ý định tiếp tục sử dụng, sinh viên. 2021, Tp. Hồ Chí Minh. 1 TỔNG QUAN 1.1 Thực trạng vấn đề Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 như hiện tại, người dân của nhiều nước trên thế giới đang chuyển dần từ hình thức chi trả thông thường sang sử dụng ví điện tử và tài khoản ngân hàng. Chính vì thế, số lượng người sử dụng ví điện tử tăng lên đáng kể. Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới năm 2020 cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương tiện thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hàng ngày. Điển hình như ở Mỹ, tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tế chỉ chiếm khoảng 7,7% và 10% ở khu vực sử dụng đồng Euro vào năm 2016. Cụ thể tại Việt Nam, đã có tổng số người dùng ví điện tử vượt mốc hơn 10 triệu người (theo Asian Banker Research năm 2020). Với thị trường đầy tiềm năng này, các ví điện tử đang thi nhau nở rộ để chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử. Thực tế cũng cho thấy, trong những năm vừa qua, tại thị trường Việt Nam, các Công ty Công nghệ tài chính (Fintech) đã cạnh tranh quyết liệt giành thị phần béo bở này khi cho ra mắt hàng loạt các loại ví điện tử có thương hiệu như Momo, Samsung Pay, VTC Pay, Bankplus, Payoo, ZaloPay, 1Pay, Bảo Kim, Vimo, Mobivi, eDong, Ví FPT, eMonkey, Pay365, TopPay, Ngân Lượng, AirPay,… Cụ thể, tính đến tháng 12/2019 có 32 tổ chức không phải là ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép hoạt động cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán. Phần lớn 2540 các đơn vị này cung cấp dịch vụ ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu hộ chi hộ, chuyển tiền điện tử. Thanh toán online đang dần trở thành xu hướng, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay. Chính vì thế, ngày càng có nhiều ví điện tử mới được cho ra mắt, các ngân hàng với tiềm lực về tài chính và nhân lực lớn cũng đang dần cho ra mắt các loại ví điện tử, ví dụ như Sacombank Pay, Bank Plus,....Vì vậy, để có thể tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, ví điện tử phải luôn tích cực tìm kiếm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu tại Việt Nam thường đề cập đến sự hài lòng hoặc ý định sử dụng ví điện tử mà chưa chú ý đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử, đặc biệt là đối với giới trẻ. Trong giai đoạn ví điện tử phải đối diện với nhiều sự cạnh tranh như hiện nay, việc nghiên cứu về ý định tiếp tục sử dụng sẽ giúp cho ví điện tử có thể xác định được hướng phát triển tiếp theo để có được lượng khách hàng trung thành lớn. Bên cạnh đó, đối với ví điện tử thì sinh viên là một trong những đối tượng khách hàng quan trọng vì số lượng người dùng lớn, hành vi mua sắm cũng thông minh và dễ thay đổi hơn. Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử đối với sinh viên” để có thể nhận biết và phân tích xâu hơn các yếu tố đang ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của các bạn sinh viên. Từ đó, đưa ra những hàm ý quản trị giúp cho các doanh nghiệp ví điện tử có được những cải tiến tốt hơn trong tương lai. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Những khái niệm liên quan 2.1.1 Ý định tiếp tục sử dụng Theo Howard và Sheth (1967), việc bán hàng của doanh nghiệp có thể được khảo sát dựa trên ý định mua của khách hàng. Dự đoán ý định mua là bước khởi đầu để dự đoán được hành vi mua thực tế của khách hàng. Ý định mua có thể nói đó là cơ sở để dẫn tới hành vi tiêu dùng của khách hàng, được khẳng định rõ ở phát biểu “Ý định tiêu dùng phản ánh niềm tin của người tiêu dùng liên quan đến chuỗi hành vi tiêu dùng” (Ajzen và Fishbein, 1980). 2.1.2 Ý định sử dụng Theo Reichheld & Sasser (1996), ý định tiếp tục sử dụng của người tiêu dùng đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Các nhà quản lý luôn nỗ lực để nâng cao tỷ lệ tiếp tục sử dụng của người tiêu dùng, bởi đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp trong dài hạn. Theo Jones (2000), trong lĩnh vực dịch vụ, khách hàng sẽ tiếp tục mua sắm nhiều hơn nếu họ cảm nhận chi phí để chuyển đổi sang nhà cung cấp khác là cao. Nói cách khác, khách hàng có thể dễ dàng ngừng mua và chuyển sang lựa chọn khác. 2541 2.1.3 Ví điện tử Khái niệm ví điện tử hay ví số là một tài khoản điện tử thường được tích hợp trong các ứng dụng điện thoại hoặc sử dụng qua website có công dụng như một chiếc ví giúp bạn đựng tiền từ các tài khoản ngân hàng, có chức năng thanh toán và giao dịch trực tuyến với các trang web điện tử hoặc các loại phí trên internet mà có liên kết và cho phép thanh toán bằng ví điện tử. Hệ sinh thái cho dịch vụ ví điện tử về bản chất gồm 03 yếu tố chính: Mạng lưới nhà cung cấp dịch vụ; Người dùng; Nền tảng côn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử đối với sinh viên CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI SINH VIÊN Nguyễn Phạm Thanh Phương Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Bích Diệp TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu khoa học này được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử đối với sinh viên. Dữ liệu được thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát với kết quả thu về có 214 bảng câu hỏi hợp lệ. Dữ liệu được phân tích qua phần mềm SPSS 20.0. Các thang đo lần lượt được đánh giá độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, xây dựng mô hình hồi quy. Kết quả có 4 yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử đối với sinh viên là: (1) Hữu ích, (2) Dễ sử dụng, (3) Niềm tin và (4) Thông tin. Từ đó, tìm ra những điều ảnh hưởng đến hành vì của người dùng ví điện tử và đưa ra hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp. Từ khóa: ví điện tử, ý định tiếp tục sử dụng, sinh viên. 2021, Tp. Hồ Chí Minh. 1 TỔNG QUAN 1.1 Thực trạng vấn đề Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 như hiện tại, người dân của nhiều nước trên thế giới đang chuyển dần từ hình thức chi trả thông thường sang sử dụng ví điện tử và tài khoản ngân hàng. Chính vì thế, số lượng người sử dụng ví điện tử tăng lên đáng kể. Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới năm 2020 cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương tiện thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hàng ngày. Điển hình như ở Mỹ, tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tế chỉ chiếm khoảng 7,7% và 10% ở khu vực sử dụng đồng Euro vào năm 2016. Cụ thể tại Việt Nam, đã có tổng số người dùng ví điện tử vượt mốc hơn 10 triệu người (theo Asian Banker Research năm 2020). Với thị trường đầy tiềm năng này, các ví điện tử đang thi nhau nở rộ để chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử. Thực tế cũng cho thấy, trong những năm vừa qua, tại thị trường Việt Nam, các Công ty Công nghệ tài chính (Fintech) đã cạnh tranh quyết liệt giành thị phần béo bở này khi cho ra mắt hàng loạt các loại ví điện tử có thương hiệu như Momo, Samsung Pay, VTC Pay, Bankplus, Payoo, ZaloPay, 1Pay, Bảo Kim, Vimo, Mobivi, eDong, Ví FPT, eMonkey, Pay365, TopPay, Ngân Lượng, AirPay,… Cụ thể, tính đến tháng 12/2019 có 32 tổ chức không phải là ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép hoạt động cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán. Phần lớn 2540 các đơn vị này cung cấp dịch vụ ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu hộ chi hộ, chuyển tiền điện tử. Thanh toán online đang dần trở thành xu hướng, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay. Chính vì thế, ngày càng có nhiều ví điện tử mới được cho ra mắt, các ngân hàng với tiềm lực về tài chính và nhân lực lớn cũng đang dần cho ra mắt các loại ví điện tử, ví dụ như Sacombank Pay, Bank Plus,....Vì vậy, để có thể tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, ví điện tử phải luôn tích cực tìm kiếm khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu tại Việt Nam thường đề cập đến sự hài lòng hoặc ý định sử dụng ví điện tử mà chưa chú ý đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử, đặc biệt là đối với giới trẻ. Trong giai đoạn ví điện tử phải đối diện với nhiều sự cạnh tranh như hiện nay, việc nghiên cứu về ý định tiếp tục sử dụng sẽ giúp cho ví điện tử có thể xác định được hướng phát triển tiếp theo để có được lượng khách hàng trung thành lớn. Bên cạnh đó, đối với ví điện tử thì sinh viên là một trong những đối tượng khách hàng quan trọng vì số lượng người dùng lớn, hành vi mua sắm cũng thông minh và dễ thay đổi hơn. Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử đối với sinh viên” để có thể nhận biết và phân tích xâu hơn các yếu tố đang ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng ví điện tử của các bạn sinh viên. Từ đó, đưa ra những hàm ý quản trị giúp cho các doanh nghiệp ví điện tử có được những cải tiến tốt hơn trong tương lai. 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Những khái niệm liên quan 2.1.1 Ý định tiếp tục sử dụng Theo Howard và Sheth (1967), việc bán hàng của doanh nghiệp có thể được khảo sát dựa trên ý định mua của khách hàng. Dự đoán ý định mua là bước khởi đầu để dự đoán được hành vi mua thực tế của khách hàng. Ý định mua có thể nói đó là cơ sở để dẫn tới hành vi tiêu dùng của khách hàng, được khẳng định rõ ở phát biểu “Ý định tiêu dùng phản ánh niềm tin của người tiêu dùng liên quan đến chuỗi hành vi tiêu dùng” (Ajzen và Fishbein, 1980). 2.1.2 Ý định sử dụng Theo Reichheld & Sasser (1996), ý định tiếp tục sử dụng của người tiêu dùng đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Các nhà quản lý luôn nỗ lực để nâng cao tỷ lệ tiếp tục sử dụng của người tiêu dùng, bởi đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp trong dài hạn. Theo Jones (2000), trong lĩnh vực dịch vụ, khách hàng sẽ tiếp tục mua sắm nhiều hơn nếu họ cảm nhận chi phí để chuyển đổi sang nhà cung cấp khác là cao. Nói cách khác, khách hàng có thể dễ dàng ngừng mua và chuyển sang lựa chọn khác. 2541 2.1.3 Ví điện tử Khái niệm ví điện tử hay ví số là một tài khoản điện tử thường được tích hợp trong các ứng dụng điện thoại hoặc sử dụng qua website có công dụng như một chiếc ví giúp bạn đựng tiền từ các tài khoản ngân hàng, có chức năng thanh toán và giao dịch trực tuyến với các trang web điện tử hoặc các loại phí trên internet mà có liên kết và cho phép thanh toán bằng ví điện tử. Hệ sinh thái cho dịch vụ ví điện tử về bản chất gồm 03 yếu tố chính: Mạng lưới nhà cung cấp dịch vụ; Người dùng; Nền tảng côn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ví điện tử Hành vi sử dụng ví điện tử Tài khoản ngân hàng Thanh toán không dùng tiền mặt Thị trường thương mại điện tửTài liệu có liên quan:
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 583 10 0 -
Thực trạng phát triển Mobile Money ở Việt Nam và một số khuyến nghị
6 trang 273 0 0 -
9 trang 251 1 0
-
12 trang 161 1 0
-
Giáo trình Lý thuyết tiền tệ tín dụng: Phần 2 - NXB Hà Nội
43 trang 158 0 0 -
Đề tài: Thực trạng thanh toán tiền măt ở nước ta
9 trang 157 0 0 -
Giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
8 trang 140 0 0 -
85 trang 126 0 0
-
Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt của sinh viên Tp. Hồ Chí Minh
3 trang 123 1 0 -
8 trang 96 2 0