Danh mục tài liệu

Các yếu tố tác động phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 599.80 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, phát triển công nghiệp hỗ trợ nói chung và ngành dệt may nói riêng sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững ngành. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cung cấp nền tảng lý luận khoa học và thực tiễn quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và doanh nghiệp đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may, tận dụng hiệu quả các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các yếu tố tác động phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may Tạp chí Khoa học Lạc Hồ ng Số 5 (2016), trang 77-82 Journal of Science of Lac Hong University Vol. 5 (2016), pp. 77-82 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGÀNH DỆT MAY Factors affecting supporting industries development in Vietnam: A case study in textiles garments sector Lưu Tiến Dũng1, Nguyễn Thị Kim Hiệp2 1luutiendung179@gmail.com, 2hiepntk@lhu.edu.vn Khoa Quản trị- Kinh tế Quốc tế Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai, Việt Nam Đến tòa soạn: 19/5/2016; Chấp nhận đăng: 12/7/2016 Tóm tắt. Trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, phát triển công nghiệp hỗ trợ nói chung và ngành dệt may nói riêng sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững ngành. Nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cung cấp nền tảng lý luận khoa học và thực tiễn quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và doanh nghiệp đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may, tận dụng hiệu quả các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khoá: Công nghiệp hỗ trợ; Ngành dệt may; SEM; TPP Abstract. In the new context of international economic integration of Vietnam, supporting industries development in general and the textiles garments industry in particular will play an extremely important role in meeting the requirements of integration; enhance value, sustainable development of the industry. This study analysed factors affecting supporting industry development of textiles garments industry in Vietnam. Study results provided scientific and practical contribution for policy makers, scientists and businesses to ensure the sustainable development of the textiles garments industry and take advantage of the opportunities effectively from the international economic integration. Keywords: SI; Textiles and garments sector; SEM; TPP 1.GIỚI THIỆU Việt Nam đang dần trở thành một trong những quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn nhất thế giới khi rất tích cực tham gia hầu hết các cơ chế hợp tác từ song phương, đa phương, khu vực và toàn cầu và với sự ra đời của TPP FTA Việt Nam – EU, AEC và các cơ chế khác mà ở đó chắc chắn áp lực cạnh tranh sẽ càng gia tăng mạnh mẽ, trong khi những cơ hội chỉ có thể được tận dụng đặc biệt về mở cửa thị trường qua chính sách thuế trong điều kiện công nghiệp hỗ trợ của ngành, quốc gia phát triển. Công nghiệp hỗ trợ các ngành sẽ cùng với hệ thống thể chế, chính sách của chính phủ, các điều kiện tiền đề về tài nguyên, điều kiện về cầu thị trường, chiến lược cấu trúc của doanh nghiệp hình thành nên lợi thế cạnh tranh của quốc gia, của ngành, củng cố lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường [27]. Công nghiệp hỗ trợ cho hầu hết các ngành công nghiệp ở Việt Nam đều rất yếu, tỷ lệ nội địa hóa đa phần đều dưới 50%, đặc biệt là ngành dệt may, một trong những ngành kinh tế thu ngoại tệ chủ lực của Việt Nam [9]. Đầu vào sản xuất của ngành chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu trong khi áp lực từ hội nhập kinh tế quốc tế sẽ ngày càng lớn với các cam kết mà các quốc gia thành viên đưa ra ngày càng khắt khe, toàn diện. Trong khi đó, tình hình kinh tế, chính trị thế giới bất ổn đặc biệt là vấn đề biển Đông và Trung Quốc sẽ là thách thức rất lớn cho các ngành kinh tế Việt Nam. Do vậy phát triển công nghiệp hỗ trợ nói chung và ngành dệt may nói riêng sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững ngành. Các nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ nói chung và công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học ở trên thế giới cũng như Việt Nam. Các hướng nghiên cứu chính tập trung vào việc (i) làm rõ nội hàm của phát triển công nghiệp hỗ trợ [30],[27],[22],&[13], (ii) làm rõ thực trạng và các yếu tố tác động đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ cùng như các chính sách cần quan tâm thực hiện [23],[26],[24],[3]&[5]. Mặc dù các nghiên cứu trước đã đạt được nhiều thành tựu nhưng nội dung phát triển công nghiệp hỗ trợ cho mỗi ngành công nghiệp là rất khác nhau, việc lượng hóa các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa được thực hiện đầy đủ, cùng với đó trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh đặc biệt là sự ra đời của hàng loạt các hiệp định thương mại quốc tế sẽ làm xuất hiện thêm nhiều yếu tố mới. Đây cũng chính là nhữ ng lỗ hổ ng về lý luận mà nghiên cứu này hướng đến giải quyết. Nghiên cứu này nhằm phân tích các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may ở Việt Nam. Các phần tiếp theo của nghiên cứu này gồm (i) cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu, (ii) phương pháp nghiên cứu, (iii) kết quả nghiên cứu và thảo luận, (iv) kết luận và hàm ý chính sách. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Thuật ngữ các ngành công nghiệp hỗ trợ (Supporting Industries) đã xuất hiện từ rất lâu trong các doanh nghiệp Nhật Bản và trong hệ thống sản xuất của các quốc gia Tây Âu, nhưng phải đến năm 1980 nó mới chính thức được sử dụng trong các văn bản chính thức của Chính phủ Nhật Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số 05 77 Các yếu tố tác động phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp ngành dệt may Bản. Các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư ra nước ngoài đã làm cho thuật ngữ này được biết đến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù khái niệm công nghiệp hỗ trợ đã được nhiều quốc gia trên thế giới biết đến, nhưng cách định nghĩa và cách áp dụng thì vẫn chưa có sự thống nhất. Việc định nghĩa ngành công nghiệp hỗ trợ tuỳ thuộc vào từng thời kỳ phát triển của mỗi quốc gia, vào quy mô nền kinh tế, các ngành công nghiệp mũi nhọn cần ưu tiên phát triển, vấn đề tài chính của mỗi quốc gia và đặc điểm sản xuất, công nghệ, chuỗi cung ứng của từng ngành công nghiệp. Ở Việt Nam, trong quyết định ...

Tài liệu có liên quan: