
Cách ghép cây hoa hồng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cách ghép cây hoa hồng Cách ghép cây hoa hồng Do có cùng họ hàng vớinhau, nên các giống hoahồng có thể chép chung vớinhau trên cùng một gốcghép. Cách làm như sau: - Chuẩn bị gốc ghép: Cácgiống hoa hồng đều có thểlàm được gốc ghép, nhưng muốn gốc ghép có sức sốngkhỏe, sống bền lâu thì nên lấy các giống hồng dại, hồngleo, hồng tỷ muội... làm gốc ghép. Trồng gốc ghép vào chỗđất tốt, chăm sóc chu đáo để cây lớn nhanh. Khi gốc có độlớn cỡ cây viết chì thì cắt cành (cắt cách gốc khoảng 30cm), để cây ra tược non, chăm sóc chu đáo, khi những tượcmới này có độ lớn đạt yêu cầu thì tiến hành ghép (để dễphân biệt tạm gọi mỗi tược mới ra này là một “gốc ghép” ). - Chuẩn bị cành ghép: Cành ghép được lấy từ những câyhồng có mầu hoa đẹp mà các bạn ưa thích.Có nhiều cách để ghép, nhưng với cây hoa hồng các bạnnên áp dụng một trong những cách ghép sau đây thì dễthành công hơn: 1.Ghép áp: Nếu một trong hai cây (gốc ghép hoặc cànhghép) được trồng trong chậu hay trong sọt, trong bầu đất(tức là có thể di chuyển được) thì mới có thể áp dụng đượccách ghép này. Trên cây gốc ghép chọn một cành bánh tẻlớn cỡ cây đũa ăn cơm, trên cành ghép cũng chọn một cànhbánh tẻ có độ lớn tương đương. Sau đó, ở mỗi cành cắt vạtmột đọan vỏ dài khoảng 2 cm cho lộ tầng sinh gỗ (tức phảibóc hết lớp vỏ ở chỗ cắt vạt) áp hai mặt cắt vạt lại với nhaurồi dùng dây nilon quấn vừa đủ chặt. Khi hai cành đã dínhliền vỏ thì cắt bỏ phía trên của gốc ghép (cách chỗ ghépkhoảng 2-3 cm ) và cắt đứt phía dưới chỗ ghép của cànhghép. Giữ nguyên dây quấn để cành ghép không bị tách rờinhau ở giai đọan đầu, khi nào thấy chúng dính chặt vớinhau thì gỡ bỏ dây nilon. 2.Ghép mắt ( ghép “Bo”): Khi “gốc ghép” lớn khoảnggần bằng cây viết chì trở lên là có thể ghép được. Dùngdao ghép (dao nhỏ, mỏng, nhọn mũi, cứng) cắt một nhátngang “gốc ghép” rộng khoảng gần 01 cm (nhớ cắt nhẹ taysao cho vừa đứt phần vỏ là được). Từ điểm giữa của vết cắtdùng mũi dao xẻ dọc một đường xuống phía dưới (dàikhoảng 2cm) tạo thành hình chữ T (phần này gọi là “cửasổ”). Cành giống để lấy mắt ghép (“Bo”) cũng có độ lớntương đương với “gốc ghép”, chọn mắt ghép mới nổi u, to,vừa nhú mầm, nhưng chưa ra lá. Dùng dao ghép đặt phíadưới cách mắt mầm khoảng 0,5-0,7 cm, rồi lia lưỡi dao dọctheo cành ghép từ phía dưới lên, nhát cắt sẽ lấy đi mộtmảnh vỏ hình khiên (có chứa mắt mầm), phía dưới mảnhvỏ còn dính một vẩy gỗ mỏng, khi ghép phải tách bỏ vẩygỗ này. Lấy mũi dao tách nhẹ hai mí của chữ T trên “cửasổ” rồi đặt “Bo” vào giữa đường thẳng xuống của chữ Ttheo chiều từ trên xuống, lấy dây nilon quấn vừa đủ chặt chỗ ghép (nhớ chừa chỗ mắt mầm để chúng nẩy tược tạo cây mới sau này). Khoảng 2-3 tuần sau, nếu thấy “Bo” còn sống thì cắt bỏ đọan cành ở phía trên chỗ ghép (cách chỗ ghép khoảng 2-3cm) để tược mới phát triển mạnh. 3. Ghép chẻ ngọn: Khi “gốc ghép” có độ có lớn cỡ câyviết bi trở lên là có thể ghép được. Trên cành ghép cũngchọn những tược có độ lớn tương tự. Dùng dao ghép cắt bỏphần ngọn của “gốc ghép” dài khoảng 4-5 cm, cắt bỏ mộtsố lá và gai ở phía dưới chỗ vừa cắt ngọn, sau đó chẻ đôiđầu của “gốc ghép” vào sâu khoảng 1,5 cm. Dùng dao cắylấy phần ngọn trên cành ghép (cũng dài khoảng 4-5 cm) sauđó cắt vạt hai bên của đọan ngọn này tạo thành hình nêm(chỗ cắt vạt dài khoảng 1cm), nhẹ nhàng đưa phần vừa vạtnêm vào giữa chỗ vừa chẻ đôi ở trên đầu của “gốc ghép”.Lấy dây nilon mềm quấn vừa đủ chặt, xong xuôi dùng mộtbao nilon (lọai trong, có kích thước 4 x 8 cm) chụp vào chỗvừa ghép rồi buộc chặt phía miệng bao lại để chống nướcmưa xâm nhập vào chỗ ghép. Che nắng cho chỗ ghép đểchỗ ghép không bị khô héo. Sau 7-10 ngày nếu thấy cànhghép còn xanh là đã thành công, mở bỏ bao nilon. Khi cànhghép ra lá mới thì có thể bỏ đồ che nắng và tháo bỏ dâynilon. Trên đây là những thao tác cơ bản của một số cách ghépcây hoa hồng. Muốn đạt được tỷ lệ thành công cao các bạnnên tập làm thử nhiều lần cho động tác thành thạo. Chúccác bạn thành công.HÀ HỒNG TRUNG ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
cây lâm nghiệp bảo tồn thiên nhiên tài nguyên rừng kỹ thuật ghép cây hoa hồng chăm sóc hoa hồng ghépTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 192 0 0 -
Tiểu luận: Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ Bàng
19 trang 122 0 0 -
Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng?
3 trang 112 3 0 -
Giáo trình Trồng và chăm sóc cây lâm nghiệp - NXB Nông nghiệp
131 trang 107 0 0 -
103 trang 93 0 0
-
70 trang 93 0 0
-
90 trang 83 0 0
-
Giáo trình đo đạc lâm nghiệp - ThS. Nguyễn Thanh Tiến
214 trang 58 0 0 -
11 trang 49 0 0
-
Tiểu luận đề tài: Một số ý kiến về vấn đề trồng, khai thác và bảo vệ rừng trong giai đoạn hiện nay
27 trang 46 0 0 -
Tiểu luận Thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
19 trang 44 0 0 -
Xuất khẩu gỗ Việt Nam 2005 - 2010
11 trang 43 0 0 -
Bài giảng Lâm sản ngoài gỗ: Bài 1 – ThS. Nguyễn Quốc Bình
0 trang 42 0 0 -
Tiểu luận Môi trường và ảnh hưởng của môi trường đến chất lượng cuộc sống con người
22 trang 39 0 0 -
Thống kê và tin học trong lâm nghiệp (Cao học)
79 trang 35 0 0 -
Quá trình sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh và định hướng giải pháp
4 trang 35 0 0 -
28 trang 35 0 0
-
6 trang 34 0 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua máy nước nóng năng lượng mặt trời của hộ gia đình tại Việt Nam
16 trang 34 0 0 -
Phương pháp dạy và học tích cực trong môn Địa lí - GS. Trần Bá Hoành
144 trang 33 0 0