Danh mục tài liệu

CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 117.05 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vai trò của các vị thuốc trong một đơn thuốc (quân, thần, tá, sứ): Việc cấu tạo các vị thuốc trong một bài thuốc nhằm để giải quyết những yêu cầu đặt ra trong điều trị như sau:- Giải quyết những triệu chứng chính, những triệu chứng thuộc về nguyên nhân gây bệnh, những triệu chứng do tạng bệnh chính thể hiện.- Giải quyết những triệu chứng phụ, những triệu chứng do tạng phủ có quan hệ (biểu lý hoặc ngũ hành) với tạng phủ bị bệnh thể hiện.- Tăng hoạt tính của vị thuốc chính.- Đưa các vị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC (Kỳ 2) CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC (Kỳ 2) II. NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG TRONG CÁCH KÊ ĐƠNTHUỐC THEO LÝ LUẬN ĐÔNG Y 1. Vai trò của các vị thuốc trong một đơn thuốc (quân, thần, tá, sứ): Việc cấu tạo các vị thuốc trong một bài thuốc nhằm để giải quyết nhữngyêu cầu đặt ra trong điều trị như sau: - Giải quyết những triệu chứng chính, những triệu chứng thuộc về nguyênnhân gây bệnh, những triệu chứng do tạng bệnh chính thể hiện. - Giải quyết những triệu chứng phụ, những triệu chứng do tạng phủ có quanhệ (biểu lý hoặc ngũ hành) với tạng phủ bị bệnh thể hiện. - Tăng hoạt tính của vị thuốc chính. - Đưa các vị thuốc chính đến tạng phủ, kinh lạc bị bệnh. - Điều hòa tính năng của các vị thuốc. Do đó các vị thuốc thường đóng những vai trò sau đây: + QUÂN (Chủ dược): là đầu vị trong bài thuốc dùng để chữa triệu chứngchính, do nguyên nhân bệnh gây ra, do tạng bệnh chính thể hiện. + THẦN (Phó dược): là những vị thuốc có tác dụng hợp đồng và hỗ trợ chochủ dược. + Tá (Tá dược): là những vị thuốc để chữa các triệu chứng phụ hoặc ức chếđộc tính hoặc tính mạnh bạo của chủ dược. + Sứ (Dẫn dược): là những vị thuốc để đưa các vị thuốc khác đến thẳngtạng phủ bệnh hoặc điều hòa các vị thuốc khác tính năng. Quân, Thần, Tá, Sứ đó cũng là cách nói của người xưa dưới chế độ phongkiến. Coi triều đình có vua, có quan thì đơn thuốc cũng phải có vị chính, vị phụ, vịnào chủ yếu, vị nào hỗ trợ. Lấy Ma hoàng thang làm ví dụ. Đây là bài thuốc dùng chữa chứng cảmmạo phong hàn với các triệu chứng phát sốt, sợ lạnh, không có mồ hôi, ngạt mũi,thở khò khè, đau đầu, cứng gáy, đau nhức các khớp, mạch phù khẩn. - Ma hoàng: cay ấm vào Phế, có tác dụng phát hãn, bình suyễn. Do phonghàn phạm Phế làm cho Phế khí bất tuyên thông, bất túc giáng nên có triệu chứngphát sốt, không có mồ hôi, thở suyễn, ngạt mũi. Vì vậy, Ma hoàng phải làm chủdược, làm Quân. - Quế chi: cay ấm vào Phế, Bàng quang, có tác dụng ôn kinh chỉ thống vàlại phát tán phong hàn. Do phong hàn tà làm bế tắc kinh lạc mà gây thành chứngđau đầu, cứng gáy, đau nhức các khớp xương. Quế chi phối hợp với Ma hoàng đểphát tán phong hàn lại vừa ôn kinh chỉ thống, giải quyết triệu chứng phụ. Vì vậyQuế chi là phó dược, làm Thần. - Hạnh nhân: đắng ấm vào Phế, Đại trường, vừa có tác dụng chữa ho, hendo phong hàn ngăn trở Phế khí, vừa phối hợp với Ma hoàng chữa thở suyễn nênlàm phó dược, làm Thần. - Cam thảo bắc: ngọt bình vào 12 kinh, để giảm bớt tính công phạt của Mahoàng nên là dẫn dược, làm Sứ. Chú ý: các vị thuốc dẫn kinh làm sứ là thuốc đưa thuốc khác đến với bộvị bị bệnh như: + Phòng phong và Khương hoạt dẫn vào Thái dương kinh. + Thăng ma, Cát căn và Bạch chỉ dẫn vào Dương minh kinh. + Sài hồ dẫn vào Thiếu dương kinh. + Thương truật dẫn vào Thái âm kinh. + Độc hoạt dẫn vào Thiếu âm kinh. + Tế tân, Xuyên khung và Thanh bì dẫn vào Quyết âm kinh. + Cát cánh dẫn lên Yết hầu. + Tang chi dẫn ra hai tay. + Ngưu tất dẫn xuống hai chân. Nói tóm lại, sự cấu tạo bài thuốc theo Quân Thần Sứ được phân thành hainhóm: - Nhóm chữa triệu chứng bệnh. - Nhóm điều hòa tính năng hoặc/và dẫn kinh cho nhóm trên. 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến vị trí của vị thuốc trong bài thuốc: Trong thực tế điều trị, người thầy thuốc Đông y còn phải chú ý đếnnhững nguyên tắc sau đây để quyết định vị trí của thuốc trong từng bài thuốc. a. Tiêu bản hoãn cấp: - Cấp thì trị Tiêu: ví dụ: tiêu chảy ra máu cấp tính do Thấp nhiệt làm bứchuyết ở Đại trường thì thuốc nào cầm máu sẽ làm Quân, thuốc nào quy kinh Đạitrường mà thanh nhiệt trừ thấp sẽ làm Thần. - Hoãn thì trị Bản: ví dụ: thường xuyên đi cầu ra máu do Tỳ dương hưkhông thống nhiếp huyết, bệnh không cấp tính thì thuốc kiện Tỳ làm Quân, thuốccầm máu thì làm Thần. b. Chú ý đến trạng thái Hư, Thực của bệnh nhân: Nếu người có bẩm tố dương hư mà cảm mạo thương hàn thì thuốc bổdương khí làm Quân, mà thuốc phát tán phong hàn sẽ làm Thần.