Danh mục tài liệu

Cải cách pháp luật Pháp năm 2018 về hợp đồng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 690.82 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày sơ lược về lịch sử và bối cảnh của Pháp khi sửa đổi pháp luật về hợp đồng; Những đóng góp trong cải cách pháp luật về hợp đồng tại Pháp; Xử lý các vấn đề mà pháp luật về hợp đồng đặt ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cải cách pháp luật Pháp năm 2018 về hợp đồng CẢI CÁCH PHÁP LUẬT PHÁP NĂM 2018 VỀ HỢP ĐỒNG NGÔ FOLLlOT Thị Mỹ Hạnh Vincent BERTHAT Hiệu đính: Hoàng Thảo Anh 1. Sơ lược về lịch sử và bối cảnh của Pháp khi sửa đổi pháp luật về hợpđồng Nghị định số 2016-131 ngày 10/2/2016 về sửa đổi pháp luật về hợp đồng, về chếđịnh chung và về bằng chứng cho các nghĩa vụ trong Bộ luật dân sự (BLDS) của Phápcó hiệu lực từ ngày 01/10/2016. Nghị định trên đã được lưỡng viện phê chuẩn vàthông qua bởi Luật số 2018-287 ngày 20/4/2018 và sẽ có hiệu lực kể từ ngày01/10/2018. Luật này chỉ sửa đổi 21 trong số 350 điều mới. Điều này không hề nói lênrằng Luật mới không thay đổi gì. Nghị viện đã làm việc rất nghiêm túc và sự thay đổilà rất đáng ghi nhận. Chính văn bản này cũng là kết quả làm việc trong vòng hàngchục năm liên tục của các chuyên gia pháp lý có uy tín hiện nay. Quá trình Chính phủsoạn thảo Nghị định khuyến khích sự hài hòa trong công tác sửa đổi và tính cân bằngcủa các nội dung. Tuy nhiên, điều này chỉ giới hạn tại các cuộc tranh luận công khai vàtrong giới hạn thẩm quyền của Nghị viện. Nghị viện, thực hiện Luật số 2015-177 ngày 16/2/2015 về áp dụng Điều 38 củaHiến Pháp ngày 4/10/1958 đã cho phép Chính phủ đưa ra các biện pháp điều chỉnhnhững các lĩnh vực của luật thông qua nghị định. Hiến pháp quy định rằng nghị địnhđược công bố sau ý kiến của Hội đồng nhà nước và trong thời hạn luật định về banhành nghị định, và trước khi hết thời hạn trên thì yêu cầu về việc ban hành Luật phêchuẩn và thông qua nghị định phải được gửi đến Nghị Viện. Nghị định có hiệu lực ngay từ khi công bố, nhưng nó vẫn chưa phải là Luật, nócó thể bị hủy giống như tất cả các văn bản khác của cơ quan hành pháp. Nghị định cóthể được sửa đổi bởi Luật về phê chuẩn và thông qua nghị định. Luật này sẽ làm choNghị định chính thức trở thành Luật. Nhưng Nghị định có hiệu lực trong lĩnh vực củaLuật mà không có sự can thiệp của Nghị viện trong quá trình soạn thảo thì về mặt Chủ tịch Hội hợp tác pháp lý Châu Âu và Việt Nam (ACJEV) Phó chủ tịch Hội hợp tác pháp lý Châu Âu và Việt Nam (ACJEV) 118chính sách, không được đảo lộn sự cân bằng của luật và về mặt pháp lý, không đượcđưa ra những quy định có hiệu lực trở về trước trái với những nguyên tắc hiến định. Bằng việc sửa đổi Bộ luật, Pháp hướng đến việc tăng cường sự thu hút về mặtkinh tế và pháp lý của hệ thống pháp luật dân sự Pháp. BLDS năm 1804 với văn phongđã trải qua hơn hai thế kỷ, đáng ngưỡng mộ và đã được ngưỡng mộ, đã trở nên lỗi thờivà bằng chứng là rất nhiều quy tắc hiện nay cần phải tìm trong án lệ. Vì thế, công tácpháp điển hóa án lệ gần đây đã trả lại vị thế cho luật thành văn, một quy hoạch “mangtính mô phạm” để phân biệt giữa pháp luật về hợp đồng với pháp luật về nghĩa vụ vàsử dụng ngôn ngữ hiện đại rõ ràng đối với mọi người. Tiến trình cải cách cũng diễn ra tại Châu Âu, nơi mà pháp luật dân sự chịu nhiềuảnh hưởng từ Bộ luật Napoléon. Liên Minh Châu Âu cũng đã bắt đầu những công việcquan trọng nhằm mục đích nâng Bộ Luật Napoléon lên thành một BLDS Châu Âu.Tiến trình này đã tạm ngưng vì vấp phải sự phản đối khi một vài lĩnh vực không tồn tạitrong pháp luật Pháp. Tuy vậy, nước Pháp đã tính đến những cải cách cho riêng mìnhđể trở thành tiên phong trong các lĩnh vực đó. 2. Những đóng góp trong cải cách pháp luật về hợp đồng tại Pháp Một là, cải cách pháp luật về hợp đồng được thực hiện đối với “nguồn của nghĩavụ” (Điều 1100 đến 1303-4), “chế độ chung của nghĩa vụ” (Điều 1304-1352-9) và“bằng chứng của nghĩa vụ” (Điều 1353 đến 1386-1). Hai là, nguyên tắc độc lập về ý chí của các bên, về sự thỏa thuận, tự do của hợpđồng và hiệu lực rằng buộc của hợp đồng, tôn trọng trật tự công và thiện chí được đặtra ở chương mở đầu (Điều 1101-1111). Chương này cũng cụ thể hóa những điềukhoản về pháp luật chung của Bộ Luật với các quyền đối với hợp đồng đặc biệt. Đâycũng là chương có định nghĩa về các loại hợp đồng. Ba là, việc loại bỏ những yêu cầu về cơ sở của hợp đồng. Những yêu cầu về cơsở của hợp đồng cũng tồn tại trong pháp luật của các quốc gia chịu sự ảnh hưởng củapháp luật của Pháp. Luật sửa đổi đã loại bỏ yêu cầu trên. Tuy nhiên, các Điều 1128 và1162 mới vẫn giữ lại những yếu tố riêng: hợp đồng phải có nội dung hợp pháp vàkhông trái với trật tự công cộng … bởi mục đích của nó. Bốn là, quyền trả nợ bằng ngoại tệ mà trước đây không được công nhận (Điều1343-3). 119 Năm là, Luật sửa đổi cũng đã tạo ra những quyền mới chưa từng có trong quákhứ, về việc hành xử một cách đơn phương, hoặc hành xử để tránh ra tòa, điển hìnhnhư việc hủy h ...