Danh mục tài liệu

Cái Cò và Con Cò.

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 340.44 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ca dao tục ngữ của dân tộc mình là một kho tàng độc nhất vô nhị, vì nó ẩn chứa cái Minh Triết của Việt tộc nói riêng, (và trong tương lai cũng có thể là của Con Người nói chung), với nhân sinh quan và vũ trụ quan, dựa trên nền tảng biến dịch và bất dịch của Trời Đất, mà tổ tiên đã huyền thoại hóa qua biểu tượng Tiên Rồng, và đã được diễn tả bởi tâm tình của tiền Nhân, với nhịp của Trời (Thiên, với huyền số 3 x 2 là âm dương = 6...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cái Cò và Con Cò. Cái Cò và Con Cò.Ca dao tục ngữ của dân tộc mình là một kho tàng độc nhất vô nhị, vì nó ẩn chứa cáiMinh Triết của Việt tộc nói riêng, (và trong tương lai cũng có thể là của Con Người nóichung), với nhân sinh quan và vũ trụ quan, dựa trên nền tảng biến dịch và bất dịch củaTrời Đất, mà tổ tiên đã huyền thoại hóa qua biểu tượng Tiên Rồng, và đã được diễn tảbởi tâm tình của tiền Nhân, với nhịp của Trời (Thiên, với huyền số 3 x 2 là âm dương =6 lục), và điệu của Đất (Địa, với huyền số 4 x 2 = 8 bát), theo âm của vũ trụ và vần củavạn vật, như : “Trăm năm / bia đá / cũng mòn, Ngàn năm / bia miệng / vẫn còn / trơ trơ ”.Nội cái thể của hai câu “lục bát”, với nhịp 2 (chữ đôi: trơ trơ), điệu 3 cho câu trên 6chữ, và 4 cho câu dưới 8 chữ, với âm (trăm, ngàn) và vần cuối câu trên (mòn) đi với vầncủa chữ thứ sáu (lục) của câu dưới (còn), ta đủ thấy tính chất “song trùng lưỡng hợp”của Cái nguyên lý Mẹ, đó là lưỡng nhất tính, với lưỡng nghi: âm dương (2) hòa hợp, vàcơ cấu (3) tam tài (thiên-địa-nhân), và (4) tứ tượng, mà trong thơ Đường luật (từ thờiĐường nhà Hán), với thể thơ “thất ngôn bát cú” (7 chữ 8 câu), với luật “bằng-trắc” đốikhắc hơn, tuy cũng rất hay nhưng không còn cái cơ cấu và nền tảng như “lục bát”, tỉ dụbài thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan : “Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ với nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.”Nhưng ở đây, tôi không có ý bàn về thể thức hay cơ cấu giữa hai thể thơ nói trên, đểphê bình hay bàn luận, mà chỉ muốn nhắc lại cái đặc tính của ca dao Việt tộc, trước khiđề cập đến cái nhân sinh quan trong mấy câu ca dao sau đây mà có lẽ bạn cũng đãbiết : Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao (!) … Cái cò chết tối hôm qua Có hai hạt gạo với ba đồng tiền Một đồng mua trống mua kèn Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong Một đồng mua mớ rau răm Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.Tôi chọn những câu ca dao này, vì cũng nhân đọc lại bài “Những Dấu Chỉ của Thi Catrong Triết Việt” mà tác giả Đông Lan đã dẫn giải ý nghĩa căn bản của Triết qua nhữngcâu ca dao trên ; và vì như tôi đã nói ca dao là cả một kho tàng vô tận của nền MinhTriết Việt, nên tôi cũng xin được phép góp thêm ý để chia sẻ với bạn những gì tôi đã“Cảm” được qua những câu ca dao “Con cò” và “Cái cò” này.Nếu bạn để ý, thì thấy tôi đã ghép hai câu ca dao đầu (của một bài khác) để nói lên sựliên hệ động tác dẫn đến hậu quả, là lý do tại sao “cái cò chết tối hôm qua”, vì tôi nghĩnếu không thì cái óc tò mò của bạn sẽ thắc mắc…; hơn nữa cũng để dẫn chứng chobạn ý nghĩa tiềm ẩn trong từng chữ của mỗi câu ca dao mà tiền nhân đã dùng, là điềukhông phải ngẫu nhiên hay tự nhiên mà là với tiềm ý ẩn dấu cái tinh hoa của Triết, đểdẫn đường đến Đạo.Cái hay và độc đáo của ca dao, theo tôi, là với một hình ảnh như “cò” chẳng hạn (mọingười đều biết), nhưng lại có hai (ẩn) nghĩa hoàn toàn trái ngược (sẽ không biết nếukhông thấy), khi chữ được dùng thêm để chỉ giống đực hay giống cái, tức là “con” haylà “cái”. Nhưng ở đây khi nói “con cò” hay “cái cò” đều chỉ loài cò, nghĩa cũng là “concò”, và khi nhìn từ xa thì làm sao biết được con nào đực con nào cái ?!Mà rõ ràng là bạn cũng thấy như tôi, cái câu đầu nói là “Con cò mà đi ăn đêm”, rồi sauđó lại nói “Cái cò chết tối hôm qua” ; như vậy chắc gì là cùng một con(?), nhưng có lẽ tạivì tôi lấy “râu ông cắm cằm bà”, nghĩa là đem ghép hai câu đầu của bài ca dao khác vàolàm hai câu đầu ở đây, cho nên không được ăn khớp ; nhưng bạn có thấy tại sao câucuối cùng (của 6 câu chính trong cái bài này) cũng lại là con (?), đó là: “Đem về thái nhỏthờ vong con cò.” !?Để nói với bạn, là trong cách dùng chữ của tiền nhân trong ca dao, rõ ràng là khôngngẫu nhiên mà là cố ý, nên theo tôi, ca dao không thể hiểu như thơ vần, với nghĩa chínhhay tổng quát, mà là phải hiểu từng chữ đặt dưới mọi khía cạnh của vạn vật vũ trụ, nhưthế bạn mới có thể khám phá ra cái nghĩa triết, tức là (thấu) triệt, tận lý, cùng tính. Chỉnhư vậy, bạn mới có thể thấy được cái Tâm của vũ trụ mà cũng là cái Tâm của bạn, vì“nhân giả kỳ vũ trụ chi tâm”, đó là Cái Chân-Thiện-Mỹ tiềm ẩn nơi Con người qua ĐạiNgã Tâm Linh.Đọc đến đây chắc bạn đã hiểu thế nào là Cái và Con, với ý nghiã “Con dại Cái mang”,tức là ý nghĩa của sự liên ...