CAN THIỆP CẤP CỨU TẮC THÂN CHUNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÁI: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP DO TẮC THÂN CHUNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÁI
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 405.51 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu nghiên cứu. Chúng tôi báo cáo một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp (MNCT) do tắc thân chung động mạch vành trái (LM: Left Main) và phân tích tính an toàn, lợi ích và tính khả thi trong điều kiện sẵn có của chúng tôi trong can thiệp cấp cứu thân chung nhánh trái chưa được bảo vệ (unprotected left main priwary PCI). Phương pháp nghiên cứu. Mô tả trường hợp lâm sàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CAN THIỆP CẤP CỨU TẮC THÂN CHUNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÁI: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP DO TẮC THÂN CHUNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÁI CAN THIỆP CẤP CỨU TẮC THÂN CHUNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÁI: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP DO TẮC THÂN CHUNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÁI Võ Thành Nhân, Hoàng Văn Sỹ , Trần Anh Chương, Trần Nguyễn Phương Hải, Vũ Ngọc Huy, Trần Thái Hòa, Trần Vă n Dũng Tóm tắt Mục tiêu nghiên cứu. Chúng tôi báo cáo một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp (MNCT) do tắc thân chung động mạch vành trái (LM: Left Main) và phân tích tính an toàn, lợi ích và tính khả thi trong điều kiện sẵn có của chúng tôi trong can thiệp cấp cứu thân chung nhánh trái chưa được bảo vệ (unprotected left main priwary PCI). Phương pháp nghiên cứu. Mô tả trường hợp lâm sàng. Bệnh án. Một bệnh nhân được chẩn đoán NMCT cấp giờ thứ 6 có biến chứng choáng tim và phù phổi cấp. Chụp mạch vành cấp cứu cho thấy bệnh nhân bị tắc hoàn toàn thân chung động mạch vành trái. Chúng tôi đã can thiệp thành công sang thương tắc bằng bóng và stent kiểm tra. Sáu tháng sau thủ thuật, chức năng thất trái cải thiện trên siêu âm tim, tình trạng suy tim ổn định và bệnh nhân không có triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim trên lâm sàng. Chụp mạch vành kiểm tra sau 6 tháng cho thấy mạch vành thông tốt, không tái hẹp trong stent đã đặt ở thân chung động mạch vành trái. Kết luận. Can thiệp cấp cứu tắc thân chung động mạch vành trái có thể được thực hiện trong một số tình huống nặng khi cơ sở có đầy đủ phương tiện hồi sức, đội ngũ can thiệp có tay nghề, nhất là khi phẫu thuật bắc cầu cấp cứu chưa được triển khai một cách nhanh chóng và thường qui. Đặt vấn đề Nhồi máu cơ tim cấp do tắc thân chung động mạch vành trái là một bệnh lý rất nguy hiểm. Tiên lượng bệnh rất xấu trừ khi tuần hoàn bàng hệ mạch vành phát triển tốt và can thiệp tái tưới máu được thực hiện sớm. Do một khối lượng lớn cơ thất trái không được tưới máu nên biến chứng suy bơm và rối loạn nhịp tim thường trầm trọng, kháng với điều trị và thường dẫn tới tử vong [12,14,18]. Điều trị bệnh thân chung động mạch vành trái cho tới nay, theo các khuyến cáo, chủ yếu vẫn là phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Với sự xuất hiện của stent phủ thuốc, ngày càng có nhiều thử nghiệm về can thiệp đặt stent trong tr ường hợp hẹp thân chung động mạch vành trái. Tuy nhiên vi ệc tái tưới máu cấp cứu trong trường hợp tắc thân chung động mạch vành trái cấp còn nhiều bàn cãi giữa phương pháp phẫu thuật bắc cầu và can thiệp đặt stent mạch vành và cũng chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Chúng tôi mô tả một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nặng do tắc thân chung động mạch vành trái cấp. Bệnh nhân đã được chụp và can thiệp cấp cứu mạch vành thành công. Ca lâm sàng Bệnh nhân nữ, 38 tuổi, nhập viện vì đau ngực trái. Hai tháng trước bệnh nhân biết mình bị tăng huyết áp và thỉnh thoảng có đau ngực trái vài giây. Bệnh nhân không khám và điều trị gì. Lần này bệnh nhân nhập trung tâm y tế một huyện ngoại thành sau khi đau ngực trái khỏang 1 giờ, đau kéo dài trên 30 phút kèm theo khó thở, tê hai tay, vã mồ hôi, nôn ói và ngất. Khi vào viện, bệnh nhân tiếp xúc chậm, tay chân lạnh, mạch ngoai biên khó bắt, huyết áp không đo đ ược. Điện tâm đồ cho thấy đoạn ST chênh lên ở các chuyển đạo aVL, DI và chênh xuống ở các chuyển đạo DII, DIII, aVF và từ V1 tới V4 (Hình 1). Men tim lúc nhập viện chưa tăng, sau đó tăng cao với CK-MB 165 U/L vá troponin I 2.75 ng/L. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp trước rộng bên cao, Killip IV và được xử trí hồi sức ban đầu với Dopamin TTM 6 µg/kg/ph, Lovenox 40 mg TDD, Plavix 300 mg uống và Aspirin 160 mg uống. Sau đó được chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy. Hình 1. ECG lúc nhập viện (hình trên) và sau can thiệp mạch vành (hình dưới) Bệnh nhân nhập khoa cấp cứu 7 giờ sau khi khởi phát đau ngực trong tình trạng vẫn còn khó thở, nhịp tim nhanh 100 l/ph, HA 120/70 mmHg dưới Dopamin, phổi ran ẩm 2 bên. X-quang phổi cho thấy hình ảnh phù phổi (Hình 2). Bệnh nhân được chuyển ngay tới phòng thông tim và được chụp mạch vành cho thấy tắc hoàn toàn LM đoạn gần và can thiệp mạch vành cấp cứu thành công bằng đặt một stent thường 3.5x25mm vào LM và một stent thường 3.0x28mm vào LADI (Hình 3). Sau đó tiếp tục điều trị nội khoa, bệnh nhân ổn định và xuất viện sau 9 ngày điều trị. Hình 2. Q-quang lúc nhập viện và sau 8 tháng. Theo dõi 8 tháng sau, bệnh nhân không đau ngực tái phát, không triệu chứng suy tim trên lâm sàng. Siêu âm tim cho thấy co bóp cơ tim cải thiện, phân suất tống máu từ 20% lên 46% sau 8 tháng. Chụp mạch vành cản quang mạch vành thông tốt, không tái hẹp trong stent đặt ở thân chung động mạch vành trái. A B C D Hình 3. Tắc LM (A) ngay sau can thiệp đặt stent (B) và kiểm tra ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CAN THIỆP CẤP CỨU TẮC THÂN CHUNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÁI: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP DO TẮC THÂN CHUNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÁI CAN THIỆP CẤP CỨU TẮC THÂN CHUNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÁI: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP DO TẮC THÂN CHUNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÁI Võ Thành Nhân, Hoàng Văn Sỹ , Trần Anh Chương, Trần Nguyễn Phương Hải, Vũ Ngọc Huy, Trần Thái Hòa, Trần Vă n Dũng Tóm tắt Mục tiêu nghiên cứu. Chúng tôi báo cáo một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp (MNCT) do tắc thân chung động mạch vành trái (LM: Left Main) và phân tích tính an toàn, lợi ích và tính khả thi trong điều kiện sẵn có của chúng tôi trong can thiệp cấp cứu thân chung nhánh trái chưa được bảo vệ (unprotected left main priwary PCI). Phương pháp nghiên cứu. Mô tả trường hợp lâm sàng. Bệnh án. Một bệnh nhân được chẩn đoán NMCT cấp giờ thứ 6 có biến chứng choáng tim và phù phổi cấp. Chụp mạch vành cấp cứu cho thấy bệnh nhân bị tắc hoàn toàn thân chung động mạch vành trái. Chúng tôi đã can thiệp thành công sang thương tắc bằng bóng và stent kiểm tra. Sáu tháng sau thủ thuật, chức năng thất trái cải thiện trên siêu âm tim, tình trạng suy tim ổn định và bệnh nhân không có triệu chứng thiếu máu cục bộ cơ tim trên lâm sàng. Chụp mạch vành kiểm tra sau 6 tháng cho thấy mạch vành thông tốt, không tái hẹp trong stent đã đặt ở thân chung động mạch vành trái. Kết luận. Can thiệp cấp cứu tắc thân chung động mạch vành trái có thể được thực hiện trong một số tình huống nặng khi cơ sở có đầy đủ phương tiện hồi sức, đội ngũ can thiệp có tay nghề, nhất là khi phẫu thuật bắc cầu cấp cứu chưa được triển khai một cách nhanh chóng và thường qui. Đặt vấn đề Nhồi máu cơ tim cấp do tắc thân chung động mạch vành trái là một bệnh lý rất nguy hiểm. Tiên lượng bệnh rất xấu trừ khi tuần hoàn bàng hệ mạch vành phát triển tốt và can thiệp tái tưới máu được thực hiện sớm. Do một khối lượng lớn cơ thất trái không được tưới máu nên biến chứng suy bơm và rối loạn nhịp tim thường trầm trọng, kháng với điều trị và thường dẫn tới tử vong [12,14,18]. Điều trị bệnh thân chung động mạch vành trái cho tới nay, theo các khuyến cáo, chủ yếu vẫn là phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Với sự xuất hiện của stent phủ thuốc, ngày càng có nhiều thử nghiệm về can thiệp đặt stent trong tr ường hợp hẹp thân chung động mạch vành trái. Tuy nhiên vi ệc tái tưới máu cấp cứu trong trường hợp tắc thân chung động mạch vành trái cấp còn nhiều bàn cãi giữa phương pháp phẫu thuật bắc cầu và can thiệp đặt stent mạch vành và cũng chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Chúng tôi mô tả một trường hợp nhồi máu cơ tim cấp nặng do tắc thân chung động mạch vành trái cấp. Bệnh nhân đã được chụp và can thiệp cấp cứu mạch vành thành công. Ca lâm sàng Bệnh nhân nữ, 38 tuổi, nhập viện vì đau ngực trái. Hai tháng trước bệnh nhân biết mình bị tăng huyết áp và thỉnh thoảng có đau ngực trái vài giây. Bệnh nhân không khám và điều trị gì. Lần này bệnh nhân nhập trung tâm y tế một huyện ngoại thành sau khi đau ngực trái khỏang 1 giờ, đau kéo dài trên 30 phút kèm theo khó thở, tê hai tay, vã mồ hôi, nôn ói và ngất. Khi vào viện, bệnh nhân tiếp xúc chậm, tay chân lạnh, mạch ngoai biên khó bắt, huyết áp không đo đ ược. Điện tâm đồ cho thấy đoạn ST chênh lên ở các chuyển đạo aVL, DI và chênh xuống ở các chuyển đạo DII, DIII, aVF và từ V1 tới V4 (Hình 1). Men tim lúc nhập viện chưa tăng, sau đó tăng cao với CK-MB 165 U/L vá troponin I 2.75 ng/L. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp trước rộng bên cao, Killip IV và được xử trí hồi sức ban đầu với Dopamin TTM 6 µg/kg/ph, Lovenox 40 mg TDD, Plavix 300 mg uống và Aspirin 160 mg uống. Sau đó được chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy. Hình 1. ECG lúc nhập viện (hình trên) và sau can thiệp mạch vành (hình dưới) Bệnh nhân nhập khoa cấp cứu 7 giờ sau khi khởi phát đau ngực trong tình trạng vẫn còn khó thở, nhịp tim nhanh 100 l/ph, HA 120/70 mmHg dưới Dopamin, phổi ran ẩm 2 bên. X-quang phổi cho thấy hình ảnh phù phổi (Hình 2). Bệnh nhân được chuyển ngay tới phòng thông tim và được chụp mạch vành cho thấy tắc hoàn toàn LM đoạn gần và can thiệp mạch vành cấp cứu thành công bằng đặt một stent thường 3.5x25mm vào LM và một stent thường 3.0x28mm vào LADI (Hình 3). Sau đó tiếp tục điều trị nội khoa, bệnh nhân ổn định và xuất viện sau 9 ngày điều trị. Hình 2. Q-quang lúc nhập viện và sau 8 tháng. Theo dõi 8 tháng sau, bệnh nhân không đau ngực tái phát, không triệu chứng suy tim trên lâm sàng. Siêu âm tim cho thấy co bóp cơ tim cải thiện, phân suất tống máu từ 20% lên 46% sau 8 tháng. Chụp mạch vành cản quang mạch vành thông tốt, không tái hẹp trong stent đặt ở thân chung động mạch vành trái. A B C D Hình 3. Tắc LM (A) ngay sau can thiệp đặt stent (B) và kiểm tra ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
can thiệp cấp cứu tắc nhân chung động mạch vành nhồi máu cơ tim cấp tài liệu học ngành y vật lý trị liệuTài liệu có liên quan:
-
Tổng quan các công cụ đo lường được khuyến nghị trong vật lý trị liệu cho người bệnh thần kinh cơ
8 trang 444 0 0 -
Báo cáo thực tế: Bệnh viện Thống Nhất Tp. HCM
34 trang 205 0 0 -
9 trang 87 0 0
-
Ý nghĩa các hình thể và trạng thái từng loại mạch
17 trang 69 0 0 -
Giáo trình sức khỏe môi trường_Bài 1
26 trang 52 0 0 -
Chapter 029. Disorders of the Eye (Part 8)
5 trang 50 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu nồng độ H-FABP trong chẩn đoán và tiên lượng nhồi máu cơ tim cấp
193 trang 46 0 0 -
Khảo sát suy giảm hoạt động chức năng cơ bản ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh động mạch vành
8 trang 45 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 45 0 0 -
Giáo trình Sức khỏe nghề nghiệp_Phần 1
21 trang 43 0 0