Danh mục tài liệu

Cấp cứu người bị sốc phản vệ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.89 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cấp cứu người bị sốc phản vệDị ứng là sự quá mẫn cảm với một chất nào đó (gọi là dị ứng nguyên) thường không được xem là có hại. Dị ứng gây ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng lại với dị ứng nguyên như thể đó là một chất độc hại lan truyền khắp cơ thể. Sự phản ứng cực độ nhất gọi chính là tính quá mẫn, hậu quả là gây ra sốc phản vệ, nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến chết người. Nguyên nhân của sốc phản vệ Sự dị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấp cứu người bị sốc phản vệ Cấp cứu người bị sốc phản vệ Dị ứng là sự quá mẫn cảm với một chất nào đó (gọi là dị ứng nguyên) thườngkhông được xem là có hại. Dị ứng gây ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng lại với dịứng nguyên như thể đó là một chất độc hại lan truyền khắp cơ thể. Sự phản ứng cực độnhất gọi chính là tính quá mẫn, hậu quả là gây ra sốc phản vệ, nếu không được chữa trịkịp thời có thể dẫn đến chết người. Nguyên nhân của sốc phản vệ Sự dị ứng cực độ ảnh hưởng mãnh liệt đến cơ thể, là nguyên nhân gây giảmhuyết áp đột ngột và làm co hẹp đường thở dẫn đến cái chết. Sốc phản vệ có nhiềunguyên nhân nhưng phổ biến nhất là: hạt đậu (đối với những người quá nhạy cảm, chỉcần đụng một chút đậu là có thể chết), hải sản, vết đốt, chích của côn trùng, và thuốc(ví dụ một số người dị ứng cực độ với penicillin). Dấu hiệu và triệu chứng Một trong những ảnh hưởng chính của tính quá mẫn cảm là làm co hẹp đườngdẫn khí tương tự như ở bệnh suyễn nhưng nghiêm trọng hơn, ngăn không cho tất cảlượng khí oxy đi vào. Có thể có tiền sử với một dị ứng nguyên đặc biệt, nguyên nhângây ra cơn sốc. Tính quá mẫn có thể xảy ra rất nhanh, chỉ trong vài giây. Dấu hiệu vàtriệu chứng bao gồm: · Khó thở · Tái da, tím môi · Sưng phù trên da · Mạch đập nhanh · Ngưng thở và ngưng tim Cách chửa trị 1. Gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Nạn nhân cần adrenaline để chống lại cơn sốc. 2. Nếu nạn nhân là người có hiểu biết, họ có thể có mũi tiêm adrenaline, hãy giúp họ dùng nó. Nếu bạn đã được huấn luyện hoặc biết cách dùng và họ không thể tự tiêm được thì bạn hãy tiêm cho họ. 3. Đặt nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái nhất và bảo vệ họ. 4. Nếu nạn nhân trở nên bất tỉnh, đặt họ ở tư thế hồi phục. Quan sát sự hô hấp của họ và sẵn sàng hô hấp nhân tạo khi cần thiết. Đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục, theo dõi sự hô hấp và tuần hoàn của nạn nhân. Kiểm tra dị ứng bằng các vết chích trên da Kiểm tra vết chích trên da là một thủ tục đơn giản được tiến hành để tìm ra chất(dị ứng nguyên) gây ra dị ứng ở một người có bệnh. Những chất chiết ra từ dị ứngnguyên thường gây ra dị ứng, như là thực phẩm, hạt phấn hoa và bụi được pha loãngthành một dịch tiêm. Một giọt của dịch này được đặt trên da và sau đó dùng một câykim chích vào da. Nếu người đó dị ứng với một chất thì phản ứng thường diễn ra trongvòng 30 phút. Vài chất có thể được kiểm tra cùng lúc. Dịch tiêm pha loãng chứa các chất nghi ngờ dị ứng được đặt trên da, thường làtrên cánh tay, và dùng kim chích vào da. Vài dị ứng nguyên khác nhau có thể kiểm tracùng lúc trên da. Một phản ứng dị ứng thường xảy ra trong vòng 30 phút. Nếu người đó dị ứngvới một chất, một lằn đỏ, bằng chứng phản ứng dương tính, xuất hiện ở vị trí kimchích vào da. Chữa trị một cơn sốc Nhiều người bệnh tính quá mẫn cảm đem theo bên mình một dụng cụ tự tiêmliều định sẵn với chất chữa trị đã biết trước, phổ biến là adrenaline. Dụng cụ này trônggiống một cây viết. Nó được dùng dễ dàng bằng cách đặt một đầu tiếp xúc da và ấnvào đầu còn lại. Hãy giúp người bệnh tìm và tiêm thuốc vào cơ thể. Sò, cá biển có thể gây sốc phản vệ Cách xử trí khi gặp khi gặp nạn nhân bị bắt tỉnh Đây là một trường hợp đặc biệt khó xử trí. Đường thở của nạn nhân phải luônluôn là quan tâm hàng đầu. Người này có thể bị gãy xương sống nên gây tổn thươngthần kinh và liệt, nhưng nếu bạn không giữ thông đường thở và bảo đảm hô hấp liêntục cho nạn nhân, thì họ sẽ tử vong. · Xử trí : Nếu bạn tình cờ gặp một nạn nhân bất tỉnh và cơ chế chấn thương cũng như tưthế của họ gợi ý nạn nhân có thể bị gãy xương sống (ví dụ như một người đứng xemkể lại rằng nạn nhân bị té, hoặc người này đang mặc áo da của người lái xe mô tô vànằm cạnh chiếc xe bị đụng), ưu tiên vẫn là kiểm tra đường thở. 1. Hỏi nạn nhân một câu để biết nạn nhân còn tỉnh không. Không được lắc mạnh nạn nhân. 2. Thực hiện kiểm tra theo thứ tự ABC, chú ý nhẹ nhàng nghiêng đầu nạnnhân sang một bên. Nếu đầu đã ở tư thế thích hợp, thì đừng di chuyển thêm. Thayvào đó, hãy nâng cằm nạn nhân và kiểm tra miệng. 3. Nếu nạn nhân không thở được, phải làm hô hấp nhân tạo ngay và thựchiện đầy đủ cấp cứu hô hấp tuần hoàn nếu cần. Hãy gọi xe cứu thương sớm nhất. 4. Nếu phải xoay nạn nhân ngửa để hồi sức, thì bạn cần chú ý giữ đầu, thânmình và các ngón chân nạn nhân thẳng hàng. Nếu có thể thì bạn nên nhờ nhữngngười đang đứng xem giúp bạn chuyển nạn nhân sang nằm ngửa, nhưng bạn đừngphí thời gian để tìm kiếm người giúp đỡ bởi vì nạn nhân cần được thở không khícàng sớm càng tốt. 5. Nếu nạn nhân bị bất tỉnh và nằm nghiêng với đầu nằm thẳng, hãy chodịch chảy ra khỏi miệng nạn nhân và để nạn nhân nằm yên. 6. Giữ yên đầu nạn nhân bằng cách áp hai bàn tay bạn vào tai nạn nhân vàcác ngón tay nằm dọc theo xương hàm. Phải cẩn thận theo dõi đường thở nạn nhân. Nếu nạn nhân bị bất tỉnh và đầu chưa thẳng hoặc nạn nhân chưa nằmnghiêng, bạn cần phải chuyển người này sang thế hồi phục. Lý tưởng nhất là dùngkỹ thuật lăn khúc gỗ nếu bạn có đủ người. Nếu không, phải tìm cách lăn nạn nhânsang thế hồi phục với tất cả sự giúp đỡ nào có thể. · Vị trí hồi phục khi bị chấn thương cột sống. 1. Nâng đỡ đầu nạn nhân như đã mô tả bên trên. Bạn hãy tìm tư thế thoảimái nhất bởi vì bạn phải nâng đỡ đầu nạn nhân liên tục cho đến khi xe cứu thươngđến. - Hãy nâng đỡ đầu nạn nhân liên tục cho đến khi người trợ giúp đến. - Gấp chân đang vươn xa lên và đỡ lấy thân người. - Áp hai bàn tay vào tai và các ngón tay đặt dọc xương hàm. - Xoay người nạn nhân, giữ đầu, thân n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: