Danh mục tài liệu

Cấp giấy chứng nhận phê chuẩn Tổ chức bảo dưỡng tàu bay (AMO)

Số trang: 34      Loại file: pdf      Dung lượng: 297.49 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu 'cấp giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng tàu bay (amo)', biểu mẫu - văn bản, thủ tục hành chính phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấp giấy chứng nhận phê chuẩn Tổ chức bảo dưỡng tàu bay (AMO) Cấp giấy chứng nhận phê chuẩn Tổ chức bảo dưỡng tàu bay (AMO) 1. Trình tự thực hiện: a) Nộp hồ sơ TTHC: - Người làm đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn Tổ chức bảo dưỡng tàu bay (AMO) gửi hồ sơ đến Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) b) Giải quyết TTHC: - Cục HKVN kiểm tra tính hợp lệ của hồ s ơ trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản cho người làm đơn nếu hồ sơ bị từ chối. - Trường hợp hồ sơ được chấp nhận, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cục HKVN xem xét nội dung hồ sơ, thống nhất và thông báo chính thức kế hoạch kiểm tra tổ chức AMO. - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo chính thức kế hoạch kiểm tra, nếu sau khi kiểm tra đánh giá, Cục HKVN nhận thấy tổ chức đó đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn áp dụng cho AMO; và có hệ thống tổ chức, tài liệu, nhân lực, thiết bị, phương tiện đầy đủ và thích hợp để thực hiện bảo dưỡng tàu bay và thiết bị tàu bay mà tổ chức đề nghị phê chuẩn, Cục HKVN cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn AMO cho người làm đơn đề nghị hoặc thông báo từ chối bằng văn bản, có nêu rõ lý do. 2. Cách thức thực hiện: a) Nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục HKVN; hoặc b) Nộp qua hệ thống bưu chính. 3. Thành phần, số lượng hồ sơ a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn đề nghị phê chuẩn làm theo mẫu; - Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng; - Liệt kê các công việc bảo dưỡng dự kiến hợp đồng thuê AMO khác thực hiện; - Liệt kê tất cả các Giấy chứng nhận phê chuẩn AMO và năng định được cấp bởi các nhà chức trách hàng không nước ngoài; - Thông tin bổ sung bất kỳ mà Cục HKVN yêu cầu. b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 4. Thời hạn giải quyết: - 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức. 6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Hàng không Việt Nam; b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: không có; c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tiêu chuẩn an toàn bay-Cục Hàng không Việt Nam; d) Cơ quan phối hợp: không có. 7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: -Giấy chứng nhận phê chuẩn tổ chức bảo dưỡng tàu bay. - Giấy chứng nhận phê chuẩn cho tổ chức bảo dưỡng tàu bay có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày cấp 8. Phí, lệ phí: - Lệ phí: 20.000.000 VND. 9. Mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: - Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận tổ chức bảo dưỡng; và - Các Phụ lục sau: + Phụ lục về trách nhiệm của bộ máy điều hành. + Phụ lục về nội dung của Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng. + Phụ lục các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng. + Phụ lục các yêu cầu chi tiết về lập kế hoạch nhân lực + Phụ lục yêu cầu chi tiết liên quan đến hồ sơ nhân viên xác nhận bảo dưỡng. + Phụ lục các yêu cầu về cơ sở nhà xưởng. + Phụ lục các yêu cầu chi tiết liên quan đến thiết bị, dụng cụ và vật liệu. + Phụ lục các yêu cầu chi tiết liên quan đến dữ liệu được phê chuẩn. + Phụ lục các yêu cầu chi tiết liên quan đến xác nhận bảo dưỡng (cùng với mẫu). 10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): AMO chỉ được thực hiện bảo dưỡng tàu bay hoặc thiết bị tàu bay được phê chuẩn, khi có đầy đủ cơ sở nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ, các dữ liệu được phê chuẩn và đội ngũ nhân viên xác nhận bảo dưỡng. Cụ thể: A. ĐIỀU HÀNH CỦA AMO I. BỘ MÁY ĐIỀU HÀNH CỦA AMO (a) AMO phải có giám đốc điều hành, người có đủ quyền điều hành để đảm bảo tổ chức tuân thủ các yêu cầu đối với AMO và được Cục HKVN chấp thuận. (b) Khi thực hiện các công việc bảo dưỡng được phê chuẩn, AMO phải có đủ bộ máy điều hành được đào tạo, với năng lực về hàng không dân dụng cho các vị trí sau: (1) Quản lý bảo dưỡng nội trường ; (2) Quản lý bảo dưỡng ngoại trường ; (3) Quản lý xưởng bảo dưỡng thiết bị ; (4) Quản lý đảm bảo chất lượng. Phụ lục về trách nhiệm của bộ máy điều hành. Ghi chú: “Năng lực về hàng không dân dụng” có nghĩa là cá nhân phải có kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý được Cục HKVN chấp thuận cho chức vụ. (c) Cục HKVN có thể phê chuẩn các chức vụ và số lượng chức vụ khác với các chức vụ được liệt kê ở trên, nếu AMO có thể chứng minh rằng tổ chức có thể vận hành với mức an toàn cao nhất dưới sự điều hành của bộ máy điều hành theo đề nghị, do: (1) Bản chất công việc bảo dưỡng; (2) Số lượng, kiểu loại tàu bay và thiết bị tàu bay được bảo dưỡng; và (3) Mức độ phức tạp của hoạt động bảo dưỡng. II. QUẢNG CÁO (a) Tổ chức bảo dưỡng không được quảng cáo là AMO trước khi được cấp Giấy chứng nhận phê chuẩn. (b) Tổ chức AMO không được phép công bố các thông tin sai lệch về tổ chức của mình hoặc các thông tin nhằm cố tình gây ra sự hiểu sai của công luận về AMO. (c) Khi hoạt động quảng cáo thể hiện tổ chức đã được phê chuẩn, phải nêu rõ số Giấy chứng nhận phê chuẩn mà tổ chức được cấp. III. TÀI LIỆU GIẢI TRÌNH TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG (a) Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng phải được cung cấp cho đội ngũ nhân viên bảo dưỡng liên quan sử dụng. (b) Tổ chức bảo dưỡng phải đảm bảo tài liệu giải trình được sửa đổi khi cần thiết để các nội dung được cập nhật. (c) Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng và các sửa đổi tiếp theo phải được Cục HKVN phê chuẩn trước khi đưa vào sử dụng. (d) Tài liệu giải trình và các sửa đổi phải được cung cấp kịp thời cho tất cả các tổ chức và cá nhân thực hiện các chức năng thuộc phạm vi áp dụng của tài liệu. (e) Tài liệu giải trình tổ chức bảo dưỡng phải nêu rõ phạm vi công việc của AMO, các yêu cầu liên quan để được phê chuẩn việc cấp xác nhận bảo dưỡng cho tàu bay và các thiết bị tàu bay. Tài liệu giải trình tổ chức và các tài liệu hướng dẫn khác được xác (f) định trong tài liệu giải trình tổ chức phải: (1) Bao gồm các chỉ dẫn và thông tin cần thiết để cho phép đội ngũ nhân viên liên quan thực hiện các chức trách nhiệm vụ của mình với mức an toàn cao; (2) Được xây dựng ở dạng dễ sửa đổi và bao gồm hệ thống cho phép đội ngũ nhân viên xác định tình trạng hiện hành của tài liệu; (3) Có ngày ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: