Danh mục tài liệu

Cấu trúc sở hữu và tính thanh khoản của chứng khoán

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 522.19 KB      Lượt xem: 191      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu khối, sở hữu nước ngoài và tính thanh khoản tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông qua vai trò kiểm soát của mình, các cổ đông lớn giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng cách giảm đi chi phí đại diện nhưng họ cũng đồng thời có thể tiếp cận đến những thông tin nội bộ và có giá trị của doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cấu trúc sở hữu và tính thanh khoản của chứng khoán Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH toàn quốc lần thứ IV các Trường Đại học khối ngành Kinh tế & QTKD CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ TÍNH THANH KHOẢN CỦA CHỨNG KHOÁN OWNERSHIP STRUCTURE AND STOCK MARKET LIQUIDITY Nguyễn Trịnh Minh Khoa GVHD: PGS.TS. Nguyễn Hòa Nhân Trường đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng mkhoa94@outlook.com TÓM TẮT Bài viết này nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu khối, sở hữu nước ngoài và tính thanh khoản tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Thông qua vai trò kiểm soát của mình, các cổ đông lớn giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng cách giảm đi chi phí đại diện nhưng họ cũng đồng thời có thể tiếp cận đến những thông tin nội bộ và có giá trị của doanh nghiệp. Bằng việc sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 263 công ty đại chúng được niêm yến trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2007 tới năm 2014, bài nghiên cứu này đã chỉ ra rằng sự bất cân xứng thông tin này giữa các cổ đông lớn và các cổ đông khác là một hao tổn không nhỏ khi mà tỷ lệ sở hữu khối cao hơn sẽ dẫn đến chênh lệch giá chào mua – giá chào bán cao hơn và từ đó dẫn đến tính thanh khoản cổ phiếu thấp hơn. Mặt khác, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng không có bằng chứng nào cho thấy cổ đông nước ngoài có tác động đến hoạt động giao dịch và tính thanh khoản của cổ phiếu. Từ khóa: thanh khoản, sở hữu khối, sở hữu nước ngoài ABSTRACT This paper examines the relationship between block ownership, foreign ownership and liquidity in Vietnam stock market. Through their role of monitoring, blockholders improve firm performance by reducing agency cost but they also gain access to firm private, valuable information. By using a sample of 263 public-listed firms on Ho Chi Minh stock exchange (HOSE) from 2007 to 2014, this paper shows that this information asymmetry between blockholders and other shareholders is costly since higher block ownership is associated wider spread and thus, lower liquidity. On the other hand, this study further finds no evidence that foreign investors either increase or decrease stock trading activity and liquidity. Keywords: liquidity, block ownership, foreign ownership 1. Giới thiệu Cấu trúc sở hữu của công ty được định nghĩa là sự phân phối của nguồn vốn chủ sở hữu trên phương diện quyền biểu quyết, vốn và danh tính chủ sở hữu. Cấu trúc này là một phần quan trọng của quản trị doanh nghiệp vì nó quyết định động cơ của nhà quản trị. Do đó, các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu sự tác động của cấu trúc sở hữu lên các khía cạnh khác nhau của tài chính doanh nghiệp như cấu trúc vốn, hiệu quả hoạt động, chính sách chi trả cổ tức, v.v. Tuy nhiên, một vấn đề còn gây tranh cãi đó là mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và tính thanh khoản của chứng khoán. Bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào sự tác động của sở hữu khối và sở hữu nước ngoài lên tính thanh khoản tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo Rubin A. (2007) và Brockman P. (2009), cấu trúc sở hữu có thể tác động đến tính thanh khoản chứng khoán thông qua hai cơ chế: điều chỉnh hoạt động giao dịch (Trading Activity) hoặc thay đổi môi trường thông tin. Cơ chế thứ nhất ám chỉ đến giả thuyết hoạt động giao dịch, mà trong đó đã chỉ ra rằng các cổ đông có tần suất giao dịch thường xuyên hơn sẽ có tác động tích cực lên tính thanh khoản của cổ phiếu. Ngược lại, các cổ đông giao dịch ít hơn hoặc gần như không giao dịch, chẳng hạn như các cổ đông lớn, sẽ tạo ra các khối cổ phiếu không giao dịch và giảm hoạt động giao dịch cũng như tính thanh khoản của chứng khoán. Mặt khác, cơ chế thứ hai ám chỉ đến giả thuyết lựa chọn đối 57 Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nghịch, mà trong đó đã chỉ ra rằng sự bất cân xứng thông tin giữa các cổ đông sẽ dẫn đến sự suy giảm thanh khoản của chứng khoán. Với hai giả thiết này, các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sỡ hữu và tính thanh khoản của chứng khoán ngày càng trở nên phức tạp khi mà mỗi hình thức sở hữu có thể có hai ảnh hưởng lên tính thanh khoản: ảnh hưởng hoạt động giao dịch hoặc ảnh hưởng lựa chọn đối nghịch. Bài nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc chứng minh mối quan hệ giữa sở hữu khối, sỡ hữu nước ngoài và tính thanh khoản của cổ phiếu. Cả ảnh hưởng lựa chọn đối nghịch và lẫn ảnh hưởng hoạt động giao dịch sẽ đồng thời được phân tích trong bài viết này. Do đó, mục tiêu của bài viết này là nhằm trả lời các câu hỏi sau:  Làm thế nào để định nghĩa và đo lường tính thanh khoản tại thị trường chứng khoán Việt Nam?  Sở hữu khối và sở hữu nước ngoài có tác động như thế nào lên tính thanh khoản tại thị trường chứng khoán Việt Nam?  Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và tính thanh khoản đến từ ảnh hưởng lựa chọn đối nghịch hay ảnh hưởng hoạt động giao dịch? 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Định nghĩa tính thanh khoản Holden C.W. (2014) đã đưa ra một định nghĩa đơn giản cho tính thanh khoản của chứng khoán, đó là: “khả năng giao dịch một khối lượng lớn cổ phiếu với chi phí thấp và trong một thời gian ngắn”. Do đó, theo định nghĩa này, tính thanh khoản sẽ bao hàm 3 đặc tính: khối lượng, chi phí và thời gian. 2.2. Phương pháp đo lường tính thanh khoản Tính thanh khoản rất khó có thể đo lường do bản thân nó bao hàm nhiều đặc tính khác nhau. Do đó, các nhà nghiên cứu thường đo lường tính thanh khoản trên nhiều khía cạnh khác nhau và từ đó đã tạo ra nhiều phương thức đo lường khác nhau. Bid-Ask spread ???????????????????????????? = ???????????????? − ???????????????? Một trong những đại lượng để đo lường tính thanh khoản được sử dụng phổ biến nhất là chênh lệch giá chào mua và chào bán (Bid-Ask spread). Tại một thời điểm, giá chào m ...

Tài liệu có liên quan: