Danh mục tài liệu

Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 11

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.85 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bọn chúng tôi có 6 đứa cả thảy quen biết nhau từ hồi còn rất nhỏ - tính tới giờ tròn 30 năm. Thỉnh thoảng chúng tôi họp mặt lại với nhau ăn uống, ca hát, nhắc lại những kỷ niệm vui buồn thời còn đi học rồi chuyện cơ quan, chuyện chồng con… Mỗi lần gặp nhau như thế chúng tôi đều chọn nhà của Trâm, một cô bạn chưa lập gia đình, đang sống một mình trong một căn nhà khá rộng rãi. Và bao giờ cũng vậy cái quy ước "chỉ có bọn mình với nhau"...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cha mẹ và sự phát triển của con cái - Phần 11 Sao mẹ gọi bạn là mày?Bọn chúng tôi có 6 đứa cả thảy quen biết nhau từ hồi còn rất nhỏ - tính tới giờ tròn30 năm. Thỉnh thoảng chúng tôi họp mặt lại với nhau ăn uống, ca hát, nhắc lạinhững kỷ niệm vui buồn thời còn đi học rồi chuyện cơ quan, chuyện chồng con…Mỗi lần gặp nhau như thế chúng tôi đều chọn nhà của Trâm, một cô bạn chưa lậpgia đình, đang sống một mình trong một căn nhà khá rộng rãi. Và bao giờ cũngvậy cái quy ước chỉ có bọn mình với nhau luôn được triệt để thi hành. Cách đây3 tháng, chồng tôi đi công tác xa, đứa con gái lên 8 cứ nằng nặc đòi theo khôngchịu về nội hay về ngoại. Tôi đành phải cho cháu đi cùng.Buổi họp mặt chấm dứt. Trên đường về nhà con bé hỏi Sao mẹ và mấy dì lại nóivới nhau bằng mày - tao. Câu hỏi làm tôi lúng túng bởi từ trước đến nay tôi đềubuộc con bé phải xưng hô với bạn bè bằng tên, bằng cậu và tớ, mình với bạn…đều được. Còn mày - tao là cấm tiệt. Vì câu hỏi xảy ra quá bất chợt, không biếtphải trả lời sao, tôi đành kiếm chuyện khác nói cho qua. Rồi câu hỏi cũng dần vàoquên lãng.Tuần trước, nhân ngày sinh nhật của Trâm, nó rủ chúng tôi đến nhà, lần này còndặn dò thêm: Bọn mày đem theo lũ trẻ. Phải cho chúng giao lưu với nhau, biếtđâu sau này tụi bây lại là sui gia. Sau màn chào hỏi, bọn trẻ được dồn vào mộtgóc để giao lưu. Vì đã có dặn dò từ trước, đứa nào cũng mang theo vài món đồchơi khi xáp lại với nhau cũng vui ra trò.Và trên đường về nhà, con bé lặp lại câu hỏi cũ lần này còn nói thêm: Anh Minh(10 tuổi, con của một cô bạn trong nhóm) nói sẽ méc bố vì mẹ anh ấy gọi mấy dìbằng mày tao. Mà con thấy đâu phải chỉ riêng mẹ anh ấy, mẹ và mấy dì khác cũngvậy. Tôi cười trả lời: Tại mẹ quen rồi!. Nhưng sao mẹ gọi được mà tụi con thìkhông, con bé truy tiếp. Tôi vẫn cười: Được rồi từ nay về sau mẹ và mấy dì sẽkhông nói với nhau như vậy nữa được không?.Sau cuộc họp mặt đó, không chỉ tôi mà mấy cô bạn kia đều bị lũ trẻ chất vấn ynhư tôi đã từng bị. Tùy vào trình độ ứng xử, mỗi đứa đều có một cách giải thíchkhác nhau, nhưng tựu trung đều phải nhìn nhận khuyết điểm và hứa sửa đổi. Lầnđầu tiên tôi bị con cái bắt giò về một lỗi hết sức sơ đẳng: ăn nói vô tư với bạn bè,nhất là trước mặt con cái. Cũng may chỉ mới mày tao mi tớ chứ chưa có gì lớnlao lắm.Tôi biết cái gì đã thành thói quen, nhất là đã hình thành từ lâu thì rất khó sửa đổi.Tôi cũng tự hỏi nếu phải thay đổi thì bọn tôi sẽ chọn đại từ nhân xưng nào chothích hợp? Bằng tên ư? khi mà đứa nào cũng gần tuổi bốn mươi. Mình với tớ càngkhông thể được, nghe có vẻ kỳ kỳ. Chị - em cũng chẳng đặng bởi chúng tôi đềusinh cùng năm; bà với tui thì... già quá. Xem ra có vẻ rắc rối quá. Không chỉ tôibăn khoăn mà mấy cô bạn kia cũng vậy. Tuy là khó, nhưng chúng tôi thống nhấtvới nhau rằng chắc chắn phải tìm ra một cách xưng hô mới, phù hợp để mỗi khihọp mặt với nhau đừng bị lũ trẻ bắt giò. Sống tốt là tích đức cho conBằng một cuộc điều tra bỏ túi, chúng tôi ghi nhận rằng: 85% người được hỏi chorằng mình đang tích đức cho con cái thông qua các việc làm cụ thể, 15% còn nghingờ nhưng vẫn làm từ thiện nhằm tích đức (nếu có) tùy theo điều kiện của mình.Nhưng nhìn chung mọi người đều thống nhất nhau ở điểm: sống tốt không làm hạiai là đã tích đức rồi.Mức độ tin tưởng của việc để đức lại cho con cũng tùy thuộc vào lứa tuổi, vàohoàn cảnh kinh tế gia đình. Ðối với những người tuổi càng cao thì mức độ tintưởng càng nhiều như ông Lý Văn Hào, 65 tuổi. Ông rất tin vào chuyện làm ác sẽgặp ác còn ở hiền sẽ gặp lành. Ông thường hay nhắc nhở con cháu: Tụi bây cóđược như ngày hôm nay là nhờ công đức của ông bà tích cóp từ bao nhiêu năm.Quan niệm của ông là: không có tài sản nào quý giá bằng cái đức mà ông bà, chamẹ để lại cho con cháu. Với bà Huỳnh Thị Lài, 63 tuổi cũng cho rằng: giúp đỡngười khác, bất kể người ta đang thật lòng hay giả dối đều có thể để lại cho concháu chút đức sau này. Hai ông bà đều rất an tâm khi thấy đám con cháu cũngđồng quan điểm với mình. Riêng với bà Phạm Thị Bé, 66 tuổi tin tưởng vàochuyện tích đức nhưng rất buồn phiền vì con cháu của bà ít tin vào những điềunhư thế. Mỗi khi bà đề cập đến vấn đề này thì “đám con cháu cho là tôi lạc hậu, lỗithời. Bà lo lắng khi tụi nhỏ” làm ăn lớn mà không làm phước nên rất sợ sựnghiệp sẽ không bền vững. Vì vậy bà chỉ còn cách tự mình làm phước để mong bùđắp lại suy nghĩ “phạm thượng” đó.Còn đối với những người trung niên cũng là tích đức nhưng cách làm và suy nghĩcó phần khác.Chị Thị Vi, 50 tuổi lại cho rằng có đức hay không là do cái tâm của mỗi người,không nhất thiết phải màu mè mà quan trọng là mình giúp ai đó có thật lòng haykhông và xuất phát từ mục đích gì? Chị Kim Huê 40 tuổi, lại rất sợ con cái làmđiều gì có lỗi nặng vì như thế sẽ làm tổn hại đến “cái đức” mà mình đã cố gắng gìngiữ bấy lâu. Quan niệm “đức thắng số” luôn chi phối suy nghĩ của chị cũng như“tr ...