
Châm cứu điều trị bệnh tự kỷ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Châm cứu điều trị bệnh tự kỷ Châm cứu điều trị bệnh tự kỷ Lâu nay, nhiều trẻ tự kỷ thường chỉ điều trị tại chuyên khoa tâm lý, tâm thần. Nhưng thực tế, việc ứng dụng liệu pháp châm cứu kết hợp chăm sóc, giáo dục đã đem lại hiệu quả tích cực cho các ca bệnh này. Chị Nguyễn Thị Lan, mẹ của bé Ngô Hoàng M. 6 tuổi (nhà ở Thanh Trì, Hà Nội), cho biết cháu được chẩn đoán tự kỷ từ khoảng 2 tuổi. Cháu chỉ chơi một mình theo ý mình, theo kiểu phá phách chứ không có ý thức mà cũng không biết tiếp thu theo hướng dẫn của bố mẹ, người lớn. Khi ở tuổi mầm non, mẫu giáo cháu đi học chỉ được thời gian ngắn là cô giáo trả lại phụ huynh vì cháu thường phá hỏng đồ chơi, đồ dùng trong lớp; hầu như không nói được gì và rất dễ nổi cáu đánh bạn. M. cũng chỉ chơi một món đồ mình thích. Ngay cả cách chơi khác bình thường, thay vì cho ô tô chạy, cháu chỉ thích lật ngửa ô tô cho bánh xe quay. “Tuy nghịch phá như vậy nhưng cháu đi lại yếu, không tự chủ được các việc đơn giản như đi vệ sinh, không biết tự xúc cơm…”, mẹ của M. kể. Bác sĩ Nguyễn Quốc Văn, Trưởng đơn vị Châm cứu, điều trị và chăm sóc đặc biệt trẻ tự kỷ, bại não – Bệnh viện Châm cứu T.Ư, Hà Nội cho hay: “Chúng tôi chẩn đoán và điều trị trẻ tự kỷ bằng các công cụ sàng lọc khoa học, giúp đo mức độ, thể tự kỷ của trẻ. Tự kỷ điều trị rất khó khăn, lâu dài vì đó là tình trạng rối loạn phát triển lan tỏa. Phần lớn do yếu tố gien (một đoạn gien X bị yếu), việc “sửa chữa” gien này là không thể nên điều trị để trẻ hoàn toàn như trẻ bình thường hầu như khó đạt được. Tuy nhiên, việc điều trị giúp các cháu có thể tự chủ được cuộc sống của mình”. Việc điều trị bằng cách kết hợp các phương pháp như: châm cứu (thủy châm), xoa bóp bấm huyệt kích thích thần kinh, cơ để tăng cường hoạt động với trẻ yếu vận động. Đặc biệt còn giáo dục kỹ năng sống như: chơi đồ chơi, các việc cá nhân (xúc cơm); cách diễn đạt sự việc… từ đơn giản nhất giúp các cháu dần thích nghi. Các phương pháp giáo dục nhằm điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ, giác quan. Trong quá trình điều trị còn có lớp học rất đặc biệt, chỉ có 2 người: cô giáo (là bác sĩ điều trị) và học trò chính là bệnh nhân. “Do mỗi bệnh nhi mỗi tính, và khả năng thiếp thu khác nhau, nên bác sĩ phải dành riêng cho từng em”, bác sĩ kiêm cô giáo Ngô Thị Vân Anh cho biết. Theo các bác sĩ, tự kỷ không thể điều trị đơn lẻ bằng riêng một phương pháp nào, mà nó đòi hỏi có sự kết hợp toàn diện các phương pháp điều trị: Châm cứu – y học cổ truyền với y học hiện đại. Phối hợp giữa điều trị – phục hồi chức năng với giáo dục, tái hòa nhập. Đặc biệt, có sự phối hợp của gia đình, thầy cô giáo để trẻ luôn được gần gũi, hướng dẫn giúp cho các kỹ năng cơ bản được hình thành và duy trì.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y học phổ thông kiến thức y học tài liệu y khoa bệnh thường gặp Châm cứu điều trị điều trị bệnh tự kỷTài liệu có liên quan:
-
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 183 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 132 0 0 -
4 trang 122 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 118 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 90 1 0 -
4 trang 84 0 0
-
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 84 0 0 -
2 trang 72 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 58 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 55 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 52 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 50 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 48 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 46 0 0 -
Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh
3 trang 45 0 0 -
Bài giảng Y học thể dục thể thao (Phần 1)
41 trang 45 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 44 0 0