Tả pháp thường dùng trong các bệnh do khí bị trở ngại gây ra biến chứng. Tả pháp thường có tác dụng thông, khai, tán, giáng. Nếu tà khí quá thịnh, có thể dùng phép châm ra máu. Nếu lúc đó chính khí của bệnh nhân đang hư yếu mà phải dùng tả pháp thì có thể dùng phương pháp bổ. Thí dụ: bệnh nhân bị mất ngủ, thần kinh suy nhược, thuộc loại mất ngủ do hư phiền ảnh hưởng đến Tâm, sách ‘Kinh Nghiệm Phương’ của Trình-Tân-Nung chọn dùng các huyệt: Thần Môn (thông thần chí), Đại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHÂM CỨU VÀ BÁT PHÁP TẢ PHÁP
CHÂM CỨU VÀ BÁT PHÁP
TẢ PHÁP
a. Đại cương
Tả pháp thường dùng trong các bệnh do khí bị trở ngại gây ra biến
chứng. Tả pháp thường có tác dụng thông, khai, tán, giáng. Nếu tà khí quá
thịnh, có thể dùng phép châm ra máu. Nếu lúc đó chính khí của bệnh nhân
đang hư yếu mà phải dùng tả pháp thì có thể dùng phương pháp bổ. Thí dụ:
bệnh nhân bị mất ngủ, thần kinh suy nhược, thuộc loại mất ngủ do hư phiền
ảnh hưởng đến Tâm, sách ‘Kinh Nghiệm Phương’ của Trình-Tân-Nung chọn
dùng các huyệt: Thần Môn (thông thần chí), Đại Lăng (tả Tâm hỏa), Nội
Quan (thông Tâm khí), là phác đồ trị liệu thuộc loại tả pháp, nhưng khi dùng
trong trường hợp này thì không thể dùng tả pháp mà phải dùng bổ pháp, nếu
không thì không đạt hiệu quả mà có khi còn phản tác dụng làm cho bệnh
nặng hơn. Chỉ dùng Tả pháp đối với người tương đối khỏe mạnh.
b- Cách Châm
Thiên ‘Ly Hợp Chân Tà Luận’ ghi: “Khi thở vào thì châm kim vào,
khi châm không cho khí nghịch lên, sau khi châm rồi, cần yên tĩnh đợi khí,
lưu châm 1 lúc không cho bệnh tà tán rộng ra. Trong khi thở vào cần vê kim,
mục đích là làm cho đắc khí. Sau đó, đợi khi bệnh nhân thở ra thì rút kim ra
hết, như vậy thì tà khí đều tán hết ra ngoài, gọi là phép Tả” (TVấn.27, 10-
13).
Dùng Tả pháp có thể theo 2 nguyên tắc sau:
1) Thực tắc tả
+ Tạng phủ nào có dấu hiệu bệnh lý thực (thịnh) thì tả bớt trực tiếp
vào Tạng Phủ đang bị bệnh đó.
Thí dụ: Tạng Tâm bệnh.
Tâm thuộc Hỏa, tả Hỏa huyệt của Tâm.
+ Theo Kinh: hành nào đó c ủa đường kinh bị bệnh, chọn huyệt liên hệ
với hành đó để tả. Thí dụ : Bệnh nhân ho ra máu do Hỏa của Phế thịnh, chọn
tả hỏa huyệt của kinh Phế tức huyệt Ngư Tế (vì Ngư Tế là hỏa huyệt của
kinh Phế).
2) Thực tả tử
Trong trường hợp tà khí quá thịnh, nên dùng phương pháp rút khí ở
nơi đang bệnh sang tạng phủ hoặc đường kinh do tạng phủ hoặc đường kinh
đó sinh ra.
Thí dụ: Hỏa của Tâm quá vượng.
+ Theo tạng Phủ : Tâm chủ Hỏa. Hỏa (Mẫu) sinh thổ (Tử), chọn huyệt
Thổ của kinh Tỳ tức huyệt Thái Bạch (Ty.3).
+ Theo kinh: chọn huyệt Thổ của kinh Tâm tức huyệt Thần Môn
(Tm.7).
Việc Bổ Tả được mô tả rải rác khá nhiều, chúng tôi cố gắng triển khai
các trường hợp cần bổ tả theo kinh điển, chủ yếu theo Nội Kinh, để giúp ích
cho người sử dụng nắm vững vấn đề, khi thực hiện sẽ không bị lúng túng
hoặc lệch lạc.
Sách ‘Traité De Médecine Chinoise’ cho rằng: khi châm huyệt Bổ
hoặc Tả, bao giờ cũng châm kèm với huyệt Nguyên của đường kinh đó.
THANH PHÁP
a. Đại cương
Thương pháp thường được dùng khi cơ thể bị nhiệt, hỏa. Đa số dùng
trị thực nhiệt nhưng cũng có thể điều trị hư nhiệt.
b- Chọn Huyệt Theo Thanh Pháp
Thường chọn huyệt có tác dụng thông khí, đặc biệt là huyệt của kinh
Dương minh được chọn dùng nhiều hơn: Khúc Trì, Hợp Cốc...
Khi cần tả hỏa trực tiếp rhì phói hợp với các huyệt hỏa (thực tắc tả)
hoặc huyệt thổ (thực tả tử) như Ngư Tế, Lao Cung, Thiếu Xung...Hoặc chọn
huyệt ở vị trí của hỏa (dương) khí tụ tập.
+ Nếu hỏa tụ ở phần trên: chọn dùng huyệt Bá Hội, Thái Dương,
Thượng Tinh...
+ Hỏa tụ tập ở tạng phủ: chọn dùng huyệt Du và Mộ.
Khi châm thường dùng thủ pháp Thấu Thiên Lương.
Nếu nhiệt tà đang quá thịnh, nên phối hợp phương pháp sau:
1* Dùng phép Châm ra máu: có thể chọn dùng kinh Dương minh hoặc
Đại lạc. Sau khi châm xong nặn máu ra. Có thể lấy ‘máu đổi màu thì ngưng’
để làm chuẩn. Sau khi châm ra máu, thường làm cho sốt hạ nhanh hơn.
2* Dùng thủ pháp dẫn đạo: lấy 4 ngón tay của cả 2 tay đè vào vùng
động mạch cổ rồi vuốt từ trên xuống dưới đến giữa huyệt Khuyết Bồn, làm
nhiều lần như vậy cũng làm cho hạ sốt.
3* Nếu sốt cao mà đổ mồ hôi liên tục thì vừa chọn huyệt tại kinh túc
Thái dương vừa xử dụng phép châm bổ để có thể làm cho mồ hôi cầm lại.
...
CHÂM CỨU VÀ BÁT PHÁP TẢ PHÁP
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 117.21 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bát pháp ỷa pháp châm cứu học tài liệu học châm cứu cách châm cứu giáo trình châm cứuTài liệu có liên quan:
-
13 trang 130 1 0
-
Kỹ thuật Châm cứu giáp ất kinh (Tập 1): Phần 1
350 trang 44 0 0 -
TÁM MẠCH KHÁC KINH (KỲ KINH BÁT MẠCH) (Kỳ 3)
5 trang 36 1 0 -
CHÂM CỨU HỌC - HỆ THỐNG KINH CÂN
5 trang 34 0 0 -
Học thuyết Kinh lạc (Bài mở đầu) (Kỳ 1)
8 trang 31 0 0 -
PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG LỘ TRÌNH ĐƯỜNG KINH (Kỳ 1)
5 trang 31 0 0 -
9 trang 29 0 0
-
Phòng và chữa bệnh với châm cứu học: Phần 1
87 trang 29 0 0 -
HỆ THỐNG HUYỆT - Phương Pháp Xác Định Vị Trí Huyệt
11 trang 27 0 0 -
THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU - ĐỤC NHÂN MẮT
5 trang 27 1 0