Chất lượng nước và tình trạng phú dưỡng các hồ trong kinh thành Huế
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 412.22 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo này tiếp tục đề cập đến các kết quả đánh giá chất lượng nước và áp dụng Chỉ số dinh dưỡng để đánh giá tình trạng phú dưỡng của các hồ nhằm cung cấp thêm cơ sở dữ liệu về môi trường hệ thống hồ-kênh trong Kinh thành Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất lượng nước và tình trạng phú dưỡng các hồ trong kinh thành Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012 CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÌNH TRẠNG PHÚ DƯỠNG CÁC HỒ TRONG KINH THÀNH HUẾ Nguyễn Văn Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi, Nguyễn Hữu Hoàng, Võ Thị Bích Vân,Thủy Châu Tờ Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Kênh Ngự Hà và 8 hồ trong Kinh thành Huế được lựa chọn để lấy mẫu và phân tích các thông số chất lượng nước: nhiệt độ, pH, SS, EC, DO, COD, amoni, NO3-, NO2-, PO43-, TN, TP, chlorophyll- a và tổng coliform trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2011. Các kết quả cho thấy, các nguồn nước khảo sát đều bị ô nhiễm hữu cơ: COD trung bình theo thời gian (tháng) là 23 - 31 mg/L, theo không gian (hồ-kênh) là 18 - 38 mg/L và không đạt loại B1 theo QCVN08:2008/BTNMT. Về mức ô nhiễm hữu cơ, có thể chia các hồ-kênh thành 2 nhóm - nhóm 1 gồm các hồ Đoài (Đ), Tiền Bảo (TB), Tịnh Tâm (TT), Kim Thủy ngoài (KTN), Xã Tắc (XT), Thành Hoàng (TH) có cùng mức ô nhiễm (p 0,05) và nhóm 2 gồm hồ Cây Mưng (CM), Tân Miếu (TM), kênh Ngự Hà (NH) có cùng mức ô nhiễm, nhưng cao hơn so với các hồ nhóm 1 (p < 0,05). Các hồ-kênh bị ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng: nồng độ N-NO2- khoảng 0,01 - 0,21 mg/L và không thỏa mãn loại B2; nồng độ Namoni khoảng 0,02 - 3,86 mg/L và đa số không thỏa mãn loại B1; nồng độ P-PO43khoảng 0,03 - 2,21 mg/L, TN và TP tương ứng khoảng 0,55 - 4,86 mg/L và 0,04 2,97 mg/L. Về mức ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng, có thể chia thành 3 nhóm hồkênh với mức ô nhiễm TN tăng dần (p < 0,05) theo thứ tự: nhóm 1 (hồ Đ, TB, TT, TM, XT, TH), nhóm 2 (hồ KTN và kênh NH – vị trí NH1) và nhóm 3 (hồ CM và kênh NH – vị trí NH2). Hầu hết các hồ-kênh khảo sát đều ở mức siêu phú dưỡng khi đánh giá qua Chỉ số dinh dưỡng Carlson (TSI) và chỉ số dinh dưỡng Wollenweider (TRIX). Vào đầu mùa khô (tháng 3, 4), đối với đa số các hồ-kênh, P là yếu tố giới hạn sự phú dưỡng, nhưng vào giữa và gần cuối mùa khô (tháng 5, 6, 7), N lại là yếu tố giới hạn sự phú dưỡng. Giữa TSI và TRIX có tương quan tuyến tính với hệ số tương quan R = 0,63 (p < 0,05). 1. Mở đầu Kinh thành Huế có diện tích 520 ha với trên 60.000 dân sinh sống. Trong Kinh thành có 41 hồ lớn nhỏ, chiếm gần 10% diện tích Kinh thành [1, 2]. Hệ thống hồ và kênh dẫn nước đã trở thành một phần không thể tách rời của quần thể kiến trúc cảnh quan Kinh thành Huế, giữ nhiều chức năng quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển đô thị Huế. Các hồ-kênh này không những tạo cảnh quan cho Kinh thành Huế, 93 cung cấp nguồn nước cho sản xuất như nuôi cá, trồng trọt (rau muống, sen…), mà còn giữ nhiều chức năng quan trọng khác như: cân bằng môi trường sinh thái, tiêu thoát nước bên trong Kinh thành… Trong nhiều năm qua, nhiều chất thải (rắn và lỏng) không qua xử lý được thải bừa bãi vào các hồ-kênh, nhiều hồ bị bồi lấp, tắc nghẽn lối thông giữa các hồ với nhau và với kênh thoát Ngự Hà, nên môi trường các hồ đã xuống cấp nghiêm trọng và rất đáng lo ngại. Như đã biết, nếu đã xảy ra sự phú dưỡng các hồ, sự phú dưỡng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, thúc đẩy thực vật nước (chủ yếu là tảo) phát triển mạnh, có thể làm cho các hồ trở thành các lưu vực “chết”. Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về chất lượng nước và ô nhiễm nước các hồ - kênh trong Kinh Thành Huế của một số tác giả như N. V. Hợp và cộng sự (1996) [4], N. V. Hợp, H. T. Long, P. K. Liệu (1999) [5], P. X. Thanh (2007)… Năm 2010, N. T. C. Yến [6] đã bước đầu nghiên cứu áp dụng mô hình Chỉ số dinh dưỡng để đánh giá tình trạng phú dưỡng các hồ, nhưng số hồ và thời gian khảo sát còn hạn chế. Bài báo này tiếp tục đề cập đến các kết quả đánh giá chất lượng nước và áp dụng Chỉ số dinh dưỡng để đánh giá tình trạng phú dưỡng của các hồ nhằm cung cấp thêm cơ sở dữ liệu về môi trường hệ thống hồ-kênh trong Kinh thành Huế. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Chuẩn bị mẫu TB NH2 TT1 Đ TT2 CM NH KT TM XT TH Hình 1. Vị trí lấy mẫu tại các kênh – hồ Kinh thành Huế: NH: kênh Ngự Hà, Đ: hồ Đoài, TB: hồ Tiền Bảo, TT: hồ Tịnh Tâm, CM: hồ Cây Mưng, KTN: Kim Thủy Ngoài, TM: hồ Tân Miếu, XT: hồ Xã Tắc, TH: hồ Thành Hoàng); các con số 1,2,…,41 chỉ thứ tự các hồ. 94 Tiến hành lấy mẫu ở kênh Ngự Hà và 8 hồ lựa chọn thuộc 4 phường khác nhau trong Kinh thành Huế (hình 1) trong thời gian tháng 3 – 7/2011 (6 đợt lấy mẫu, 1 đợt/tháng: 22/3, 11/5, 01/6 và 26/7/2011; riêng tháng 4 lấy mẫu 2 đợt vào ngày 05/4 và 26/4) với 11 mẫu/đợt (2 mẫu ở kênh Ngự Hà, 2 mẫu ở hồ Tịnh Tâm và 7 mẫu ở 7 hồ còn lại). Tại mỗi điểm lấy mẫu, tùy thuộc vào độ sâu của hồ-kênh, lấy mẫu ở độ sâu 20 30 cm (nếu độ sâu của hồ 50 cm); lấy mẫu tổ hợp (1 : 1) ở 2 độ sâu, 20 - 30 cm và 50 – 60 cm (nếu độ sâu của hồ khoảng 80 – 100 cm hoặc sâu hơn). Tại mỗi hồ-kênh, tiến hành lấy mẫu ở 2 điểm (cách bờ một khoảng cách thích hợp), rồi tổ hợp lại thành một mẫu theo tỷ lệ thể tích 1:1 và đem về phòng thí nghiệm để phân tích. Quy cách lấy mẫu và bảo quản mẫu tuân theo các quy định trong TCVN 5996-1995. 2.2. Phương pháp đo/phân tích cá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chất lượng nước và tình trạng phú dưỡng các hồ trong kinh thành Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012 CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÌNH TRẠNG PHÚ DƯỠNG CÁC HỒ TRONG KINH THÀNH HUẾ Nguyễn Văn Hợp, Phạm Nguyễn Anh Thi, Nguyễn Hữu Hoàng, Võ Thị Bích Vân,Thủy Châu Tờ Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Kênh Ngự Hà và 8 hồ trong Kinh thành Huế được lựa chọn để lấy mẫu và phân tích các thông số chất lượng nước: nhiệt độ, pH, SS, EC, DO, COD, amoni, NO3-, NO2-, PO43-, TN, TP, chlorophyll- a và tổng coliform trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2011. Các kết quả cho thấy, các nguồn nước khảo sát đều bị ô nhiễm hữu cơ: COD trung bình theo thời gian (tháng) là 23 - 31 mg/L, theo không gian (hồ-kênh) là 18 - 38 mg/L và không đạt loại B1 theo QCVN08:2008/BTNMT. Về mức ô nhiễm hữu cơ, có thể chia các hồ-kênh thành 2 nhóm - nhóm 1 gồm các hồ Đoài (Đ), Tiền Bảo (TB), Tịnh Tâm (TT), Kim Thủy ngoài (KTN), Xã Tắc (XT), Thành Hoàng (TH) có cùng mức ô nhiễm (p 0,05) và nhóm 2 gồm hồ Cây Mưng (CM), Tân Miếu (TM), kênh Ngự Hà (NH) có cùng mức ô nhiễm, nhưng cao hơn so với các hồ nhóm 1 (p < 0,05). Các hồ-kênh bị ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng: nồng độ N-NO2- khoảng 0,01 - 0,21 mg/L và không thỏa mãn loại B2; nồng độ Namoni khoảng 0,02 - 3,86 mg/L và đa số không thỏa mãn loại B1; nồng độ P-PO43khoảng 0,03 - 2,21 mg/L, TN và TP tương ứng khoảng 0,55 - 4,86 mg/L và 0,04 2,97 mg/L. Về mức ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng, có thể chia thành 3 nhóm hồkênh với mức ô nhiễm TN tăng dần (p < 0,05) theo thứ tự: nhóm 1 (hồ Đ, TB, TT, TM, XT, TH), nhóm 2 (hồ KTN và kênh NH – vị trí NH1) và nhóm 3 (hồ CM và kênh NH – vị trí NH2). Hầu hết các hồ-kênh khảo sát đều ở mức siêu phú dưỡng khi đánh giá qua Chỉ số dinh dưỡng Carlson (TSI) và chỉ số dinh dưỡng Wollenweider (TRIX). Vào đầu mùa khô (tháng 3, 4), đối với đa số các hồ-kênh, P là yếu tố giới hạn sự phú dưỡng, nhưng vào giữa và gần cuối mùa khô (tháng 5, 6, 7), N lại là yếu tố giới hạn sự phú dưỡng. Giữa TSI và TRIX có tương quan tuyến tính với hệ số tương quan R = 0,63 (p < 0,05). 1. Mở đầu Kinh thành Huế có diện tích 520 ha với trên 60.000 dân sinh sống. Trong Kinh thành có 41 hồ lớn nhỏ, chiếm gần 10% diện tích Kinh thành [1, 2]. Hệ thống hồ và kênh dẫn nước đã trở thành một phần không thể tách rời của quần thể kiến trúc cảnh quan Kinh thành Huế, giữ nhiều chức năng quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển đô thị Huế. Các hồ-kênh này không những tạo cảnh quan cho Kinh thành Huế, 93 cung cấp nguồn nước cho sản xuất như nuôi cá, trồng trọt (rau muống, sen…), mà còn giữ nhiều chức năng quan trọng khác như: cân bằng môi trường sinh thái, tiêu thoát nước bên trong Kinh thành… Trong nhiều năm qua, nhiều chất thải (rắn và lỏng) không qua xử lý được thải bừa bãi vào các hồ-kênh, nhiều hồ bị bồi lấp, tắc nghẽn lối thông giữa các hồ với nhau và với kênh thoát Ngự Hà, nên môi trường các hồ đã xuống cấp nghiêm trọng và rất đáng lo ngại. Như đã biết, nếu đã xảy ra sự phú dưỡng các hồ, sự phú dưỡng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, thúc đẩy thực vật nước (chủ yếu là tảo) phát triển mạnh, có thể làm cho các hồ trở thành các lưu vực “chết”. Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về chất lượng nước và ô nhiễm nước các hồ - kênh trong Kinh Thành Huế của một số tác giả như N. V. Hợp và cộng sự (1996) [4], N. V. Hợp, H. T. Long, P. K. Liệu (1999) [5], P. X. Thanh (2007)… Năm 2010, N. T. C. Yến [6] đã bước đầu nghiên cứu áp dụng mô hình Chỉ số dinh dưỡng để đánh giá tình trạng phú dưỡng các hồ, nhưng số hồ và thời gian khảo sát còn hạn chế. Bài báo này tiếp tục đề cập đến các kết quả đánh giá chất lượng nước và áp dụng Chỉ số dinh dưỡng để đánh giá tình trạng phú dưỡng của các hồ nhằm cung cấp thêm cơ sở dữ liệu về môi trường hệ thống hồ-kênh trong Kinh thành Huế. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Chuẩn bị mẫu TB NH2 TT1 Đ TT2 CM NH KT TM XT TH Hình 1. Vị trí lấy mẫu tại các kênh – hồ Kinh thành Huế: NH: kênh Ngự Hà, Đ: hồ Đoài, TB: hồ Tiền Bảo, TT: hồ Tịnh Tâm, CM: hồ Cây Mưng, KTN: Kim Thủy Ngoài, TM: hồ Tân Miếu, XT: hồ Xã Tắc, TH: hồ Thành Hoàng); các con số 1,2,…,41 chỉ thứ tự các hồ. 94 Tiến hành lấy mẫu ở kênh Ngự Hà và 8 hồ lựa chọn thuộc 4 phường khác nhau trong Kinh thành Huế (hình 1) trong thời gian tháng 3 – 7/2011 (6 đợt lấy mẫu, 1 đợt/tháng: 22/3, 11/5, 01/6 và 26/7/2011; riêng tháng 4 lấy mẫu 2 đợt vào ngày 05/4 và 26/4) với 11 mẫu/đợt (2 mẫu ở kênh Ngự Hà, 2 mẫu ở hồ Tịnh Tâm và 7 mẫu ở 7 hồ còn lại). Tại mỗi điểm lấy mẫu, tùy thuộc vào độ sâu của hồ-kênh, lấy mẫu ở độ sâu 20 30 cm (nếu độ sâu của hồ 50 cm); lấy mẫu tổ hợp (1 : 1) ở 2 độ sâu, 20 - 30 cm và 50 – 60 cm (nếu độ sâu của hồ khoảng 80 – 100 cm hoặc sâu hơn). Tại mỗi hồ-kênh, tiến hành lấy mẫu ở 2 điểm (cách bờ một khoảng cách thích hợp), rồi tổ hợp lại thành một mẫu theo tỷ lệ thể tích 1:1 và đem về phòng thí nghiệm để phân tích. Quy cách lấy mẫu và bảo quản mẫu tuân theo các quy định trong TCVN 5996-1995. 2.2. Phương pháp đo/phân tích cá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chất lượng nước Tình trạng phú dưỡng Kinh thành Huế Chỉ số dinh dưỡng Môi trường hệ thống hồ kênh Thông số chất lượng nướcTài liệu có liên quan:
-
Nghiên cứu Nguyễn triều cố sự: Huyền thoại về danh lam xứ Huế - Phần 1
96 trang 152 0 0 -
97 trang 100 0 0
-
61 trang 42 0 0
-
Báo cáo tóm tắt Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009-2010
13 trang 41 0 0 -
Sử dụng các phương pháp tính toán chất lượng nước cho một số sông thuộc lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy
5 trang 39 0 0 -
Áp dụng mô hình QUAL2K đánh giá diễn biến chất lượng nước dòng chính sông Hương
16 trang 38 0 0 -
27 trang 34 0 0
-
Đánh giá chất lượng nước mặt các hồ khu vực nội thành Đà Nẵng
11 trang 34 0 0 -
76 trang 34 0 0
-
Cấu trúc không gian kinh thành Huế
12 trang 33 0 0