Danh mục tài liệu

Chị Hà

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 152.53 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuối tháng ba, tôi về thăm quê. Quê tôi ở tỉnh Đông, nhưng gia đình đã chuyển vào vùng kinh tế mới ở Bảo Lộc, Lâm Đồng từ sau ngày miền Nam giải phóng. Tình cờ lúc qua đò Vạn tôi lại gặp bá Vần. Bá hỏi: "Anh về một mình?". Tôi đáp: "Vâng". Bá hỏi tiếp: "Anh về lâu không?". Tôi nói: "Thưa bá, cháu về được một tuần". Bá Vần nghĩ một lúc rồi bảo: "Thế thì ngày mai anh nên thu xếp đến thăm cái Hà. Nó đang nằm ở bệnh viện huyện. Bệnh nặng lắm, có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chị Hà Chị HàCuối tháng ba, tôi về thăm quê. Quê tôi ở tỉnh Đông, nhưng gia đình đã chuyển vào vùngkinh tế mới ở Bảo Lộc, Lâm Đồng từ sau ngày miền Nam giải phóng. Tình cờ lúc qua đòVạn tôi lại gặp bá Vần. Bá hỏi: Anh về một mình?. Tôi đáp: Vâng. Bá hỏi tiếp: Anhvề lâu không?. Tôi nói: Thưa bá, cháu về được một tuần. Bá Vần nghĩ một lúc rồi bảo:Thế thì ngày mai anh nên thu xếp đến thăm cái Hà. Nó đang nằm ở bệnh viện huyện.Bệnh nặng lắm, có lẽ không qua được.Chị Hà là con ông bác ở chi trên họ Lê chúng tôi. Hồi ở nhà, chúng tôi cùng đi học vớinhau, nhưng chị chỉ học hết cấp hai rồi nghỉ ở nhà làm ruộng. Tôi học xong đại học, đượcphân công về một tỉnh miền núi. Đã lâu hai chị em không gặp nhau.Sinh ra làm kiếp người ở trên đời, nhất là trong thời tao loạn, cái cảnh gia đình chia phôi,thân quyến họ hàng tản mát, kẻ bắc người nam là chuyện không tránh khỏi. Miễn là, tuyxa nhau nhưng thỉnh thoảng vẫn nhớ đến nhau, nghĩ về nhau, những ý nghĩ tốt đẹp,những tình cảm chân thành là được. Tôi cũng có những kỷ niệm vừa ngọt ngào vừa cayđắng của thời thơ ấu ở quê hương. Theo dòng thời gian, những ký ức có thể phai mờ,nhưng bóng dáng chị Hà tôi không thể quên.Chị lấy chồng từ năm mười tám. Chồng chị là anh Thỉnh, thuộc về dòng họ NguyễnĐình. Anh Thỉnh ít nói, là người trung thực nhưng tính hơi khoảnh. Bố anh là ông bếpCầu. Hồi Thế chiến thứ hai, ông đi lính tình nguyện và đã làm một chuyến viễn chinh bốnnăm sang tận chiến trường Tây Âu. Ông xuýt chết cóng vì đánh dập mũi một tên đội sayrượu. Tên quan ba người đảo Corse ra lệnh tống giam ông vào một cái hầm băng lạnh đếnba mươi độ dưới không. Hồi Cải cách ruộng đất, nhà cửa, ruộng vườn chẳng đáng là bao,nhưng vì có thành tích đi lính cho Pháp nên ông vẫn bị quy lên thành phần phú nôngkèm thêm cái tội tày đình là tay sai Quốc dân đảng. Vì thế, cứ mỗi lần Đội Cải cách tổchức đấu tố địa chủ nào đó ở trong làng là ông và những người cùng cảnh lại bị trói thànhmột dây, buộc vào những chiếc cối đá thủng, quỳ xuống sân gạch để tận mắt nhìn các ôngbà nông dân đấu tranh giai cấp.Anh Thỉnh học cùng lớp với tôi. Anh học khá. Tôi thì học lớt phớt. Hồi ấy trọ học ở cạnhtrường huyện, làm bài xong, anh con đi mò hoặc tát vét kiếm ít cua cá về nấu với cà chuaxanh, mua năm xu một cân của bà chủ nhà tốt bụng cho chúng tôi ăn. Tôi lười học vàngại làm bài tập. Ngoài giờ học, tôi chỉ thích lên thuyền chơi với bọn thợ xúc cát giữasông. Bọn xúc cát phần lớn còn trẻ, có những thằng không hơn tuổi tôi. Chúng sống lamlũ, bẩn thỉu, lênh đênh nay đây mai đó và có một kho từ vựng rất phong phú của nghềsông nước.Cả hai chúng tôi đều thi đỗ đại học. Tôi được đi, còn anh Thỉnh thì không.Nghe người ta kháo nhau, dù đã được hạ thành phần thời kỳ sửa sai nhưng lý lịch của anhvẫn có tỳ vết. Việc này phải đưa ra thường vụ đảng uỷ bàn tập thể chứ một mình ông phóchủ tịch phụ trách nội chính không dám giải quyết. Anh Thỉnh buồn. Mấy tháng sau anhtheo người làng vào rừng cuốc hố trồng cây thuê cho lâm trường Cẩm Sơn.Tôi học đại học được hai năm. Một hôm anh Thỉnh mượn đâu được chiếc xe đạp lên chỗtôi .Anh bảo anh có ý định lấy vợ, nhân tiện đi chơi muốn hỏi ý kiến tôi, là chỗ bạn họccũ với nhau. Tôi hỏi: Anh lấy vợ theo kiểu nào? Yêu hay gia đình cưới cho?. Anh bảo:Cô Hà, con ông chưởng bạ Ngoạn, về đằng họ Lê nhà cậu. Tôi bảo: Được, chị Hà làchị họ tôi, khi nào cưới tôi sẽ về. Anh bảo: Đầu tháng một âm lịch. Dịp ấy đã cấy xong,lại có nhiều ngày tốt.Chị Hà thuộc loại phụ nữ có duyên nhưng hoàn toàn không xinh. Bù lại, chị có cặp mắtvà đôi bàn tay rất đẹp. Nhiều khi, ngẫu nhiên bắt gặp đôi bàn tay chị, tôi thấy ngơ ngẩn cảngười. Đôi bàn tay ấy nhỏ, có những ngón búp măng thon, dài, phơn phớt màu ngà vôcùng hấp dẫn. Mỗi lần qua nhà chị, thế nào tôi cũng tìm cách ngắm trộm cái báu vật ấy.Đôi mắt của chị hơi to so với bình thường, nếu nhìn kỹ, ta sẽ thấy nó trong veo, sâu thămthẳm tưởng như không cùng. Nhưng tôi cho rằng cái đó chỉ chứng tỏ con người có chiềusâu tâm hồn, trí tưởng tượng phong phú và giầu cảm xúc thôi. Cái mà làm cho các chàngtrai chết mệt chính là ở chỗ, trong đôi mắt chị nhiều khi như có ánh lửa. Nó bất chợt loélên, cháy sáng, tạo nên một trường hấp dẫn đặc biệt, giống như ma lực ở cặp mắt củanhững người có thuật thôi miên. Anh Thỉnh chắc không phải là người đầu tiên bị đôi mắtchị Hà cuốn hút. Thú thật, tôi không thích đôi mắt chị. Nhiều khi gặp chị, tôi không dámnhìn thẳng vào đôi mắt ấy.Đám cưới anh Thỉnh và chị Hà tổ chức vào buổi trưa. Bà con hàng xóm đến đông đủ vàchỉ ăn trầu, hút thuốc, uống nước chứ không làm cỗ bàn linh đình. Lý do là, thời buổichiến tranh, máy bay Mỹ bắn phá khắp nơi, cần tổ chức nhanh, gọn để giữ an toàn tínhmệnh cho nhân dân. Thêm nữa, nhà anh Thỉnh nghèo, ông bố mới mất năm trước, nếubày vẽ sẽ phải mang công mắc nợ. Lễ cưới làm theo lối đời sống mới, mọi việc đã có chiđoàn thanh niên lo. Lúc tay bí thư chi đoàn trong vai chủ hôn, dắt đôi vợ chồng mới vàongồi ở bàn đầu, tôi thấy hơi chướng. Bàn tay thô tháp, đen đủi của tay bí thư hình nhưnắm quá lâu bàn tay chị Hà. Tôi thoáng thấy gò má chị đỏ lên.Vào cuối năm sáu mươi bẩy, khi thằng cu Thoảng con anh Thỉnh được bốn tháng thì anhcó giấy gọi đi bộ đội. Anh là con một nhưng đến lúc này cũng không được miễn. Guồngmáy chiến tranh đang vận hành quyết liệt. Người ta đang muốn giải phóng miền Nambằng mọi giá. Tất cả cho tiền tuyến. Thanh niên thời đại Hồ Chí Minh có nghĩa vụ phảivào chiến trường chống Mỹ bảo vệ tổ quốc. Tay bí thư chi đoàn nói thế và động viênanh em tân binh giữ vững niềm tin, vui vẻ lên đường.Hai năm sau, vào cuối năm sáu mươi chín, anh Thỉnh có giấy báo tử. Uỷ ban xã và đoànthanh niên tổ chức lễ truy điệu rất long trọng. Chị Hà nhận được bằng Tổ quốc ghi côngvà tiền trợ cấp gia đình liệt sỹ. Bí thư chi đoàn thôn bây giờ là thường vụ đảng uỷ. Khoáhội đồng nhân dân vừa rồi anh ta lại trúng ghế chủ tịch, thuộc loại trẻ nhất và tỏ ra ...