Danh mục tài liệu

Chị Nhung

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 159.45 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chờ khi trời sẩm tối, xuồng của chúng tôi mới tách bến và rặng lá hai bên bờ sông vàm Cỏ Đông như cũng chờ đến lúc trời tắt nắng mới rì rào chuyển động, khiến cho ta có cảm tưởng như gió chiều không phải từ xa thổi tới mà dậy lên từ trong những ngọn lá lao xao. Tiếng bom pháo, tiếng gầm rú của máy bay, tiếng cánh quạt rầm rộ và nặng nề của các loại trực thăng trong suốt một ngày nắng gắt như phải tắt lặng đi, khi trên nền trời vừa bật lên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chị Nhung Chị Nhung TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN QUANG SÁNGChờ khi trời sẩm tối, xuồng của chúng tôi mới tách bến và rặng lá hai bên bờ sông vàmCỏ Đông như cũng chờ đến lúc trời tắt nắng mới rì rào chuyển động, khiến cho ta có cảmtưởng như gió chiều không phải từ xa thổi tới mà dậy lên từ trong những ngọn lá lao xao.Tiếng bom pháo, tiếng gầm rú của máy bay, tiếng cánh quạt rầm rộ và nặng nề của cácloại trực thăng trong suốt một ngày nắng gắt như phải tắt lặng đi, khi trên nền trời vừa bậtlên những vì sao đầu tiên. Chỉ còn có những tiếng pháo nổ cầm canh vẳng lại từ nhữngnơi xa.Nhân lúc yên tĩnh và rỗi rãi, anh Tám Sơn, chánh trị viên tiểu đoàn, rủ tôi đi thăm một chịtrong đơn vị biệt động quân của Sài Gòn, Chợ Lớn- chị Nhung. Trong trận đánh vừa qua,chị được trên phái xuống để đưa đơn vị anh đến vị trí chiến đấu; chị vốn là người quen cũcủa anh. Còn tôi, tôi chưa quen cũng như chưa biết chị. Nhưng tôi cũng muốn gặp chị vànghe nói chị có dự trận đêm tết, tôi được nghe loáng thoáng một vài chuyện của trận đánhấy. Người ta kể cho nhau nghe chuyện của một anh hùng B.40. Súng B.40, theo tôi đượcbiết, với sức khỏe bình thường của con người, và theo sách vở đã dạy, mỗi chiến sĩ chỉ cóthể bắn đến viên đạn thứ sáu là nhiều nhất. Nhưng với lòng dũng cảm của quân đội ta, cónhiều chiến sĩ đã bắn vượt mức quy định. Như trong trận đánh đoàn tầu giặc trên sôngcủa tỉnh Long Châu Sa, có một chiến sĩ đã bắn đến viên đạn thứ chín diệt chín ổ đề khángcủa địch. Tôi chưa được nghe ai bắn đến viên đạn thứ mười. Nhưng trong trận đánh vàoBộ tổng tham mưu của Mỹ- Ngụy, lúc đánh trả lại các đợt phản kích của xe tăng địch, cómột chiến sĩ bắn B.40 thọc họng súng qua các cửa sổ bắn đến viên đạn thứ mười sáu.Thấy hai bên tai anh rỉ máu, một chị chạy đến không cho anh bắn nữa. Chị giật súng trêntay anh và bắn tiếp. Nghe nói chị ấy cũng tên Nhung. Tôi muốn gặp chị để hỏi lại nhữngchuyện ấy cho rõ hơn và do tính tò mò, tôi muốn gặp tận mắt một cô gái người Sài Gòn.Đêm tuy yên tĩnh, tôi vẫn dè dặt không dám cho xuồng bung ra giữa dòng, tôi chèo cặptheo rặng lá. Dòng sông cuồn cuộn và chảy xiết nữa, nước theo bóng đêm và ngọn gió đãlên đầy. Dòng sông trở nên mênh mang lấp lánh ánh sao, gợn lên từng đợt sóng nhẹ ộpoạp vỗ vào bờ.Anh Tám Sơn ngồi trước mũi xuồng đối mặt với tôi, anh khoảng hơn bốn mươi tuổi, mặtxương, người gầy nhỏ trong bộ quân phục màu cỏ úa.Đêm sáng mà tôi không nhìn rõ mặt anh, qua cái dáng lặng lẽ của anh, tôi đoán chắc anhcũng như tôi đang muốn ngồi yên lặng nghe tiếng gió, tiếng sóng và đeo đuổi những ýnghĩ riêng. Tôi không hỏi gì cũng không gợi chuyện. Nhưng sau đó một lúc, anh lại kểcho tôi nghe câu chuyện của chị Nhung.***Tôi quen cô Nhung từ năm một ngàn chín trăm sáu mươi. Cái ngày đầu tôi quen cũng làngày tôi chia tay với cô, đã tám năm. Suốt trong tám năm không phải lúc nào tôi cũngnhớ, nhưng cũng có thể nói chẳng lúc nào tôi quên cô ấy. Trong những chuyến công tác,hễ gặp ai quen tôi cũng hỏi thăm cô. Tôi thường mong ngày gặp lại, nhưng khi tôi gặp lạicô thì tôi không nhận ra cô nữa. Đó là một buổi chiều tháng năm giữa trận đánh trênđường Trần Quốc Toản, cánh quân của chúng tôi thọc mạnh vào Sài Gòn, trụ lại quãngđường ấy từ mờ sáng. Bọn giặc dùng chiến thuật ruồi bu có phi pháo, có trực thăng, cócơ giới yểm hộ, chúng tấn công ta bằng nhiều mũi, chẳng khác gì những mũi tên lao vàomột điểm. Mãi đến xế chiều chúng tôi mới đánh bật tất cả các đợt phản kích của địch.Tiếng súng nhỏ chỉ nổ thưa thớt trên các góc phố và trên những tầng nhà cao. Nhân lúcngưng tiếng súng, chúng tôi phân công cho một đơn vị chia nhau giúp dân ra khỏi tầmsúng. Chúng tôi đoán biết sau lúc im lặng, trận đánh sẽ xảy ra ác liệt hơn. Người trongkhu phố lần lượt đổ ra đường, người đi xe hơi, người đi xe Honda, xe Suzuki, người đibộ.Đứng trong một góc phố, nhìn những đoàn người đang nối nhau, dắt díu nhau đi trong lànkhói của những nơi nhà bị pháo giặc bắn cháy, tôi thấy có một cô gái cỡi xe Honda màuđỏ chạy ngược lại dòng người, lao thẳng vào trận địa. Chiếc xe bị đội tự vệ đường phốđưa tay chận lại. Mãi lúc sau, không lâu lắm, tôi nhớ khoảng chừng năm hay ba phút gìđó, anh đội trưởng tự vệ báo cho tôi biết có người lạ muốn gặp ban chỉ huy. Lúc đó tôi đãtrở vào nhà, xem lại bản đồ của đường phố. Trong chỉ huy sở có một mình tôi với bađồng chí trinh sát trẻ. Chỉ huy trưởng và chỉ huy phó đang ở trên đài quan sát, tôi mờivào. Người muốn gặp ban chỉ huy là cô gái cỡi xe Honda lúc nãy. Cô khoảng hai mươihai, hai mươi ba tuổi, ăn mặc theo thời trang của người Sài Gòn, quần ống hẹp, áo bà bamàu hột gà bó sát lấy thân, người thon thả với dáng nhanh nhẹn, tôi không nhìn rõ đượcmặt cô. Tóc uốn cao, nhưng mái tóc lại rủ xuống che mất cả vầng trán và cô lại mangkính mắt đen. Tôi đoán là cô cố ý diện như vậy để người khác không nhận ra mình. Côkhẽ cúi đầu chào tôi với vẻ lịch sự và kính cẩn, rồi đặt chiếc giỏ mây bên bàn cạnh chiếcbản đồ quân sự, lấy ra chiếc bánh mì, bẻ làm đôi, đưa cho tôi một tờ giấy nhỏ. Đó là thưcủa ban chỉ huy trung đoàn lệnh cho các cánh quân của chúng tôi phải chuyển đến vị tríX, vào giờ G để hợp đồng chiến đấu với đơn vị bạn và cô là người dẫn đường.- Cô thứ mấy ? - Tôi hỏi.- Dạ thưa út!Sau khi xem xong thư, ngước nhìn cô giao liên, tôi thấy cô đã gỡ kính mắt đen và khônghiểu sao cô lại nhìn tôi với cặp mắt mở to, vẻ kinh ngạc và như có gì xúc động đến xaoxuyến. Sao cô lại nhìn mình quá đỗi lạ lùng như vậy? Tôi thầm hỏi.Có lẽ đây là lần đầu tiên cô gặp một người chỉ huy giải phóng quân. Tôi thầm nghĩ nhưvậy, chẳng hiểu sao tôi muốn tránh cái nhìn lại tôi, xem cách ăn mặc của mình có đúngvới tư thế của người chỉ huy quân giải phóng hay không. Tôi cảm thấy ngượng mà tự hàovới bộ quân phục đầy bụi. Tuy thế, tôi vẫn đưa tay phủi nhẹ. Tôi muốn hỏi cô nhiều điều,nhưng lúc đó một đàn trực thăng đang kéo tới. Tôi chỉ còn thì giờ ra lệnh ch ...