
Chọn giống ở cây tự thụ phấn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chọn giống ở cây tự thụ phấn Chọn giống ở cây tự thụ phấnTự thụ phấn hay tự phối là việc chuyểnphấn hoa từ nhị đực đến nhuỵ cái trongcùng một hoa, hay đến nhuỵ cái của hoatrong cùng một cây. Đó là quá trình kếthợp giao tử đực và giao tử cái của cùngmột cây. Cây tự thụ phấn cũng có một sốtrường hợp giao phấn, phụ thuộc vào:- Giống hay dòng cây trồng- Điều kiện mùa vụ, nhất là nhiệt độ vàđộ ẩm- Hướng và tốc độ gió vào thời điểm thụphấn- Quần thể côn trùng thụ phấn.Tự thụ phấn không những duy trì kiểugene của bố mẹ từ đời này sang đời khácmà còn nhanh chóng phục hồi tình trạngđồng hợp cho kiểu gene trong các đờitiếp theo. Tỷ lệ dị hợp Aa trong các đờitiếp theo sẽ giảm đi một nữa.Mức độ đồng hợp của mỗi đời có thể tínhtheo công thức (2m – 1/2m)n, với m: sốđời, n: số cặp gene đồng hợp.Các phương pháp chọn tạo giống1. Nhập nộiNhập nội thường được dùng như nguồncung cấp gen hay tổ hợp gen để cải lươngmột kiểu gen thích ứng tốt nhưng cònthiếu một hay nhiều tính trạng.2. Thích nghiTính thích nghi là khả năng tự phục hồivà thích ứng của quần thể với vùng khíhậu mới. Quá trình thích nghi là kết quảcủa sự chuyển dịch lệch di truyền về phíacác dạng thích ứng trong một quần thểđược đặt trong các điều kiện bất thuậncủa môi trường. Hiệu quả của quá trìnhthích nghi phụ thuộc vào:+ Mức độ không đồng nhất trong quầnthể;+ Phương thức sinh sản của loài;+ Thời lượng của chu kỳ sống của loài;+ Tính chất và cường độ của các điềukiện bất thuận trong môi trường.Cây giao phấn thích nghi nhanh hơn câytự thụ phấn do có tần số tái tổ hợp caohơn, sẽ tạo ra các kiểu gene có lợi vớitính thích nghi. Trong khi đó một dòngthuần biến đổi rất ít.3. Chọn lọcChọn lọc là một quá trình nhờ đó cá thểhay một nhóm cá thể được chọn ra từmột quần thể hỗn hợp và không đồngnhất. Chọn tạo giống cây trồng tự thụphấn bằng chọn lọc hàng loạt hay chọnlọc hõn hợp (chọn lọc quần thể) và chọnlọc cá thể hay dòng thuần (chọn lọc phổhệ)3.1. Chọn lọc quần thểỞ phương pháp chọn lọc quần thể, ngườita chọn bông hay cây tốt rồi trộn lẫn hạtgiống của chúng để trồng lại đời sau.Chọn lọc quần thể dựa trên cơ sở chọnlọc kiểu hình, không thử nghiệm đời con,nên có những khuyết điểm sau:- Không thể biết được cây tập hợp lại làđồng hợp hay dị hợp. Cây dị hợp thì đờisau sẽ phân ly nên chọn lọc kiểu hình cầnđược tiếp tục lặp lại- Không thể biết được kiểu hình ưu túđược chọn do các tính trạng di truyền haydo môi trường.Hiện nay, thực hiện việc tuyển chọn đờicon của các cá thể, sau đó dồn hạt giốngcủa những đời con giống nhau đã phầnnào làm tăng hiệu quả chọn lọc quần thể.Theo Allard (1960) thì sai biệt chủ yếugiữa chọn lọc quần thể đối với các cây tựthụ phấn liên quan đến số lượng dòng giữlại. Đối với chọn lọc quần thể thì dạngđược chọn chỉ xuất phát từ một bông vàcác dòng được chọn và giữ lại gộp thànhmột quần thể hỗn hợp các dòng thuần.Quần thể chọn ra trên thực tế đồng đềuvề các tính trạng nông học quan trọngnhư màu hạt, kích cỡ hạt, chiều cao cây,thời gian sinh trưởng và khả năng chốngchịu bệnh.Chọn lọc quần thể chủ yếu được dùng đểlọc các giống lẫn hoặc lọc các lô hạtgiống lẫn của các chương trình sản xuấthạt giống. Việc lọc các giống lẫn bằngchọn lọc quần thể được tiến hành nhưsau:+ Chọn lọc từ 200 đến 2.000 cây (cá thể)đúng dạng hình chính của giống. Sốlượng cây chọn tùy thuộc vào nguồngiống có được+ Gieo cây đời con trên ô gồm 3-4 hàngvà quan sát độ đồng đều của các tínhtrạng kiểu hình khác nhau.+ Trộn hạt các đời con có dạng giống vàđồng đều lại để nhân giống.Chọn lọc quần thể được xem như là mộtphương pháp chọn tạo giống để cải lươngcác giống cây trồng tự thụ phấn.3.2. Chọn lọc cá thể - Giống dòng thuầnChọn lọc cá thể với mục đích tạo ragiống dòng thuần được thực hiện tronghai trường hợp:- Tạo các dòng thuần từ một giống địaphương thích ứng tốt hay từ một quần thểnhân tạo hay giống quần thể được chọnlọc theo phương pháp chọn lọc quần thểđã và đang được dùng nhiều trong sảnxuất.- Tạo các dòng thuần từ một quần thểđang phân ly của thể lai.Trong cả hai trường hợp trên, chi tiếtchọn lọc đời sau của từng cá thể phụthuộc vào các điều kiện sau:- Trường hợp các giống địa phương hìnhthành từ các quần thể bằng phương phápchọn lọc quần thể, mang ít cây dị hợp, sốlớn cây là đồng hợp tại nhiều locus.- Trường hợp của quần thể đang phân ly,từng cây riêng rẽ ban đầu dị hợp trởthành đồng hợp sau các đời liên tiếp.Nhiều chương trình chọn tạo giống câytrồng tự thụ phấn quan tâm đến việc chọntạo các giống dòng thuần vì: (i) Giốngdòng thuần có độ đồng đều cao về hìnhdạng và về chất lượng sản phẩm; (ii) Mộtdòng thuần đã thích ứng với các điềukiện sinh thái và canh tác riêng thì chắcchắn sẽ cho thành tích cao hơn quần thểhỗn hợp các kiểu gene; và (iii) Dễ nhậndiện và duy trì một dòng thuần.4. Tạp giaoTạp giao chỉ việc lai hai cá thể có tính ditruyền khác nhau. Về mặt chọn tạogiống, tạp giao phối hợp tính trạng củahai giống và tạo thuận lợi cho việc chọnlọc ra các cây mang các đặc tính mongmuốn của hai bố mẹ thông qua tái tổ hợptrong quá trình phân ly đời con cháu.Chương trình tạp giao của cây trồng tựthụ phấn chủ yếu gồm hai bố mẹ, nhằmmục đích loại bỏ một khiếm khuyết rakhỏi một giống được xem là thích ứng tốtvà ưu việt về các mặt còn lại. Gồm có haidạng:(1) Lai giống thích ứng với giống thíchứng cao sản(2) Lai dòng có nguồn gene thích ứng vớidòng không thích ứng.Các cặp lai dạng (1) được thực hiện giữacác dòng hay giống chị em. Các giốngnày có cơ sở di truyền hẹp vì trong mộtđịa bàn nhất định, khả năng cao sản chỉtập trung vào một số ít dòng và các dòngnày liên tục được dùng để tạo ra giốngmới. Các cặp lai dạng (2) thường đượcthực hiện với các dạng trung gian cónăng suất thấp hơn so với giống thíchứng cao sản nhưng lại cung cấp một tínhtrạng quan trọng như tính chống chịu vớibệnh. Theo CSDT CGTV - Hoàng Trọng Phán ...
Tài liệu có liên quan:
-
Tính toán và thiết kế bộ nguồn ổn áp xung nguồn, chương 2
6 trang 167 0 0 -
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU VỀ CHUỐI QUẢ SẤY
7 trang 82 0 0 -
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 12: Nhiệt độ và nhiệt kế (Sách Chân trời sáng tạo)
6 trang 35 0 0 -
thiết kế hệ thống lạnh cho xí nghiệp, chương 9
16 trang 35 0 0 -
Chương 4: Các kich thước cơ bản của thiết bị Tiết diện thông gió
15 trang 33 0 0 -
Giáo trình kỹ thuật cảm biến - Bài 4
15 trang 33 0 0 -
Chương 2: Lựa chọn thông số tính toán
4 trang 32 0 0 -
18 trang 32 0 0
-
8 trang 31 0 0
-
Hướng dẫn sử dụng phân bón cho cây dưa hấu
3 trang 28 0 0 -
thiết kế hệ thống lạnh cho xí nghiệp, chương 8
15 trang 28 0 0 -
7 trang 27 0 0
-
Giáo trình kỹ thuật cảm biến - Bài 2
15 trang 26 0 0 -
Giống dưa hấu không hạt Mặt Trời Đỏ
3 trang 25 0 0 -
Tính toán và thiết kế bộ nguồn ổn áp xung nguồn, chương 10
6 trang 25 0 0 -
Chuyên đề: Chăm sóc dưa hấu trong mùa mưa
3 trang 24 0 0 -
Tính toán và thiết kế bộ nguồn ổn áp xung nguồn, chương 4
5 trang 24 0 0 -
6 trang 24 0 0
-
Chương 3a: Tính năng suất lạnh
16 trang 23 0 0 -
Tính toán và thiết kế bộ nguồn ổn áp xung nguồn, chương 11
5 trang 23 0 0