Danh mục tài liệu

Chùa Hưng Ký

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.96 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

.Chùa Hưng Ký - cái tên nôm na ấy mang tên của người tạo dựng nên nó. Chùa được ông Trần Văn Thành (tức Hưng Ký), một tín đồ của Phật giáo xây dựng vào năm Bảo Đại thứ tám 1932 trên địa phận làng Hoàng Mai thuộc thôn Đoài, nay là quận Hoàng Mai, Hà Nội. Chùa có tên chữ là Vũ Hưng Tự và mang hiệu là Võ Hưng Truyền Am.Chùa Hưng Ký vẫn giữ chặt cái niêm luật của nhà Phật vốn có của các ngôi chùa cổ ra đời trước đó. Từ ngoài vào là tam...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chùa Hưng KýChùa Hưng KýChùa Hưng Ký - cái tên nôm na ấy mang tên của người tạodựng nên nó. Chùa được ông Trần Văn Thành (tức HưngKý), một tín đồ của Phật giáo xây dựng vào năm Bảo Đại thứtám 1932 trên địa phận làng Hoàng Mai thuộc thôn Đoài, naylà quận Hoàng Mai, Hà Nội. Chùa có tên chữ là Vũ Hưng Tựvà mang hiệu là Võ Hưng Truyền Am.Chùa Hưng Ký vẫn giữ chặt cái niêm luật của nhà Phật vốncó của các ngôi chùa cổ ra đời trước đó. Từ ngoài vào là tamquan 3 tầng, tầng thứ hai treo một quả chuông lớn, tầng dướicùng có 3 cửa có tên lần lượt là Giả Quan, Trung Quan vàKhông Quan. Đi qua sân lớn lát gạch là tới Tam bảo có dạngchữ đinh với ba gian Tiền Đường, Thiên Hượng và ThượngĐiện. Có một điều đặc biệt là Thượng Điện của chùa là nơithờ Phật khác hẳn với các ngôi chùa khác. Nơi đây thờ bộ baPhật A Di Đà ở giữa, hai bên là đức Quan Âm và Đại ThếChí Bồ Tát (A Di Đà tam tôn), đây là những đức Phật thườngra tay cứu vớt chúng sinh thoát khỏi vòng luân hồi để trở vềcõi Tây Phương cực lạc. Điều này cũng lý giải cho việc cửachùa mở về hướng tây. Ngoài ra còn có tám bức tranh vànhiều pho tượng nhỏ khác nói về các cảnh đời của Phật. Tuylà một ngôi chùa có lịch sử không lâu đời nhưng Vũ HưngTự lại có sức thu hút đặc biệt bởi nghệ thuật kiến trúc rấtphong phú và đa dạng. Bộ vì kèo trong chùa được làm bằngganitô giả đá kết hợp với các mảnh sứ ốp tường có nhiều màusắc đã tạo nên một bức tranh màu sống động và làm tôn thêmvẻ uy nghiêm vốn có. Mái chùa được làm từ ngói ống cùngvới các tượng sứ nhiều màu ghép lại trên các diềm mái nói vềcác sự tích nhà Phật, sự vất vả tìm về chốn Tổ linh thiêng củacác tín đồ và đồng thời còn nói lên những tâm tư, tình cảmcủa các nghệ nhân gởi gắm lòng tin về nơi đất Phật. Điều nàytạo ra sự hòa quyện giữa cái ảo với cái thật và sự thiêngliêng.Chùa Hưng Ký cùng với quần thể kiến trúc tôn giáo nơi đâylà cả trang sử mỹ thuật ghi bằng hình tượng cộng với phongcách kiến trúc nghệ thuật chứa đựng tính cách dân tộc giữacảnh đời nô lệ thời Pháp thuộc. Việc kết hợp nhuần nhuyễngiữa các vật liệu xây dựng hiện đại với phong cách kiến trúccổ truyền của dân tộc đã tạo ra một ngôi chùa tuy ra đờimuộn màng nhưng lại có một không hai trong lịch sử kiếntrúc Phật giáo Việt Nam. Đúng như lời cư sĩ Nã Nam Mai đãviết trong bia soạn khi vãn cảnh nơi đây: “Bên Long Thànhdựng ngôi chùa. Nào tiên nào Phật điểm tô muôn vàn. Việcthần đạo kể làm sao xiết. Phía Hà thành tỏ nét tài hoa. Danhlam đọ Bắc kỳ ta. Thực là bậc nhất thuyền gia lâu đài...”.