Danh mục tài liệu

CHƯƠNG 13: SINH LÝ HỌC THẦN KINH CAO CẤP

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 352.34 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở động vật như con chó khi nhìn thấy dáng một người vào nhà, nếu đó là chủ thì vẫy đuôi mừng, nếu là người lạ nó sủa, cắn. Như vậy, cũng hình dáng của người nhưng con chó có những phản xạ khác nhau. Người ta đã làm thí nghiệm cắt bỏ vỏ não của con chó, sau khi phục hồi thì nhận thấy hành vi của chó khác hẳn trước, nó trông thấy chủ không mừng, trông thấy người lạ không sủa, không cắn....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHƯƠNG 13: SINH LÝ HỌC THẦN KINH CAO CẤP 202CHƯƠNG 13 SINH LÝ HỌC THẦN KINH CAO CẤPI. Đại cương Người và các loài động vật cao cấp có một số hành vi và thái độ đáp ứng với hoàn cảnhmà các quy luật sinh lý thông thường không giải thích được. Ở ngườiì khi vui thì ăn ngon miệng, khi buồn thì chán không muốn ăn, mặc dầu đói. Ở động vật như con chó khi nhìn thấy dáng một người vào nhà, nếu đó là chủ thì vẫyđuôi mừng, nếu là người lạ nó sủa, cắn. Như vậy, cũng hình dáng của người nhưng con chócó những phản xạ khác nhau. Người ta đã làm thí nghiệm cắt bỏ vỏ não của con chó, sau khiphục hồi thì nhận thấy hành vi của chó khác hẳn trước, nó trông thấy chủ không mừng, trôngthấy người lạ không sủa, không cắn. Những sự phối hợp phức tạp của nhiều phản xạ, mà ta gọi chung là thái độ của độngvật hay của con người, đó là vấn đề hiện nay được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, nhưngchưa có ai đi đến một kết luận cụ thể. Pavlov và cộng sự đã làm nhiều nghiên cứu trên thực nghiệm các hiện tượng hành vicủa động vật mà ông gọi là thần kinh cao cấp, và ông đã xây dựng nên thuyết về phản xạ cóđiều kiện. Đây là một cống hiến rất to lớn đối với Sinh lý học và Y học đặc biệt với Sinh lýhọc của não. Hiện nay, một số chức năng Sinh lý như học tập, nhớ, suy xét, nói, v.v...chưa có thuậtngữ chính xác để diễn đạt nên tạm gọi là “chức năng cao cấp của hệ thần kinh”. Nói chung đólà các chức năng trí tuệ của não bộ, là một phạm vi nghiên cứu vô cùng phong phú, phức tạpvà khó khăn hơn mọi chức năng khác. Vì vậy, để nghiên cứu vấn đề này cần phải có sự cộng tác và phối hợp của nhiềuchuyên khoa khác như lý sinh, hoá sinh, điện sinh học, khoa học hình thái, toán học, điềukhiển học, tâm lý học, và nhiều chuyên ngành khác.II. Phản xạ có điều kiện1. Phản xạ Phản xạ là phản ứng của cơ thể đối với kích thích của môi trường bên ngoài cũng nhưbên trong của cơ thể. Phản ứng này thực hiện nhờ hệ thần kinh, qua năm phần cơ bản hợpthành cung phản xạ: - Bộ phận cảm thụ: các phân tử cảm thụ thường nằm trên da, bề mặt da, bề mặt khớp,thành mạch, bề mặt các tạng, cơ quan trong cơ thể. - Dây thần kinh truyền vào: dây cảm giác hoặc dây thần kinh thực vật. - Trung tâm thần kinh - Dây thần kinh truyền ra: dây thần kinh vận động hoặc dây thần kinh thực vật. - Bộ phận đáp ứng là cơ hoặc tuyến2. Phản xạ có điều kiện và không điều kiện Bằng những công trình nghiên cứu trên hệ thần kinh trong nhiều năm, Pavlov đã phânbiệt hai loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện. 2032.1. Phản xạ không điều kiện Là loại phản xạ có cung phản xạ cố định, có tính bản năng, tồn tại vĩnh viễn suốt đời vàcó khả năng di truyền sang đời sau. Khi có một kích thích nhất định tác động lên một bộ phậncảm thụ nhất định sẽ gây một phản ứng nhất định của cơ thể, không cần thêm một điều kiệnnào khác. Phản xạ không điều kiện có tính chất loài, trung tâm phản xạ nằm ở phần dưới của hệthần kinh. Ví dụ: trung tâm phản xạ gân xương, phản xạ trương lực cơ nằm ở tuỷ sống, trung tâmcủa phản xạ giảm áp, phản xạ hô hấp nằm ở hành não. Phản xạ không điều kiện phụ thuộc vào tính chất của tác nhân kích thích và bộ phậnnhận cảm, ví dụ: ánh sáng chiếu vào mắt gây co đồng tử nhưng tiếng động không gây co đồngtửí, trong khi đó chiếu ánh sáng vào da không gây đáp ứng gì nhưng chạm tay vào lửa thì tayrụt lại. Có thể nói rằng phản xạ không điều kiện là mối liên lạc cố định, vĩnh viễn giữa cơ thểvà môi trường.2.2. Phản xạ có điều kiện Là loại phản xạ không có cung phản xạ cố định vĩnh viễn, muốn gây được phản xạ phảicó những điều kiện nhất định. - Phản xạ có điều kiện là phản xạ được thành lập trong cuộc sống, sau quá trình luyệntập và phải dựa trên cơ sở của phản xạ không điều kiện, hay nói một cách khác muốn tạo phảnxạ có điều kiện cần phải có tác nhân kích thích không điều kiện Ví dụ: bơm nước axit có vị chua vào mồm chó, con vật có phản ứng tiết nước bọt, làmcho axit chua bị pha loãng đi, và bị tống ra ngoài. Đó là phản ứng bẩm sinh đã có. - Phản xạ có điều kiện có cung phản xạ phức tạp hơn. Muốn gây được phản xạ có điều kiện phải có sự kết hợp của hai tác nhân kích thíchkhông điều kiện và có điều kiện và tác nhân có điều kiện bao giờ cũng đi trước và trình tự nàyđược lặp đi lặp lại nhiều lần. Nếu trước khi bơm nước axit, ta cho chuông reo, và làm nhiều lần như thế, thì về sauchỉ một mình tiếng chuông cũng làm cho chó có những phản ứng trào nước bọt giống nhưphản ứng đối với axit. Hai phản ứng của con chó đối với axit vào mồm và đối với tiếng chuông reo vào tai,đều là hoạt động phản xạ. Phản xạ đối với axit là phản xạ không điều kiện. Phản xạ đối với tiếng chuông reo là phản xạ có điều kiện. - Trung tâm phản xạ có điều kiện có sự tham gia của vỏ não. - Phản xạ có điều kiện không phụ thuộc vào tính chất của tác nhân kích thích và bộphận nhận cảm. Ví dụ: ánh sáng chiếu vào mắt có thể gây bài tiết nước bọt. - Phản xạ có điều kiện có tính chất cá thể và là phương thức thích ứng linh hoạt của cơthể đối với môi trường. - Phản xạ có điều kiện nếu không được cũng cố thì sẽ bị dập tắt. 204 Nhờ có phản xạ có điều kiện mà cơ thể luôn luôn thích ứng với sự thay đổi của môitrường sống.3. Sự khác nhau giữa phản xạ có điều kiện và không điều kiện Tính chất Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện Tính chất bẩm Có tính chất bẩm sinh: phản xạ Được xây dựng trong quá trình sinh mút vú ở trẻ sơ sinh, phản xạ mổ thức ăn sống: con chó từ n ...