Danh mục tài liệu

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề nghề Vận hành thiết bị chế biến dầu khí - Trường CĐN GTVT Đường Thuỷ 1

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.37 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương trình khung trình độ trung cấp nghề nghề Vận hành thiết bị chế biến dầu khí trang bị cho người học những kiến thức như: Nêu lên được các cấu trúc ngữ pháp thường gặp trong Tiếng Anh và có đủ vốn từ để đọc được tài liệu chuyên ngành nâng cao bằng Tiếng Anh; ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng; trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, công dụng và thông số kỹ thuật của các thiết bị chế biến như: thiết bị trao đổi nhiệt, lò gia nhiệt, tháp chưng cất, đường ống công nghệ, máy bơm, các loại van, máy nén khí, bình tách, tháp làm nguội, bể chứa, các thiết bị phụ trợ;... Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề nghề Vận hành thiết bị chế biến dầu khí - Trường CĐN GTVT Đường Thuỷ 1 1 Chương trình khung trình độ trung cấp nghề nghề “ Vận hành thiết bị chế biến dầu khí” (Ban hành kèm theo Thông tư số 14 /2010/TT - BLĐTBXH ngày 19 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Chương trình khung trình độ trung cấp nghề Tên nghề: Vận hành thiết bị chế biến dầu khí Mã nghề: 40511005 Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương; (Tốt nghiệp Trung học cơ sở thì học thêm phần văn hóa phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo); Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 35 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề, I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: 1.Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp: - Kiến thức: + Nêu lên được các cấu trúc ngữ pháp thường gặp trong Tiếng Anh và có đủ vốn từ để đọc được tài liệu chuyên ngành nâng cao bằng Tiếng Anh; + Ứng dụng được tin học trong công tác văn phòng; + Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, công dụng và thông số kỹ thuật của các thiết bị chế biến như: thiết bị trao đổi nhiệt, lò gia nhiệt, tháp chưng cất, đường ống công nghệ, máy bơm, các loại van, máy nén khí, bình tách, tháp làm nguội, bể chứa, các thiết bị phụ trợ; + Trình bày được quy trình vận hành các thiết bị chế biến như: thiết bị trao đổi nhiệt, lò gia nhiệt, tháp chưng cất, đường ống công nghệ, máy bơm, các loại van, máy nén khí, bình tách, tháp làm nguội, bể chứa, các thiết bị phụ trợ; + Trình bày được quy trình vận hành các hệ thống phụ trợ như: hệ thống khí nén, hệ thống máy bơm, hệ thống cấp nước; + Giải thích được nguyên lý điều khiển các thông số, chế độ vận hành thiết bị chế biến dầu khí; + Nêu lên được quy trình và phương pháp bảo dưỡng thiết bị chế biến dầu khí. - Kỹ năng: + Giao tiếp được bằng Tiếng Anh với người nước ngoài và đọc được các chú thích đơn giản bằng Tiếng Anh; + Sử dụng thành thạo máy tính trong công việc văn phòng; + Chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện, vật tư theo phương án tổ chức lắp đặt dụng cụ thiết bị; Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất – www.dungquat.edu.vn 2 + Kiểm tra thiết bị vật tư đúng chủng loại, số lượng; vận chuyển, bảo quản thiết bị, vật tư, phụ kiện; + Kiểm tra thử nghiệm, bảo quản trang thiết bị an toàn, vật tư dự phòng; nhận biết và đánh giá đúng tình trạng kỹ thuật của vật tư dự phòng; + Lắp đặt được dụng cụ, thiết bị và kiểm tra chất lượng sau khi lắp đặt; + Thực hiện được các biện pháp an toàn trong thi công lắp đặt hệ thống; + Vận hành thiết bị trong hệ thống chế biến dầu khí đúng quy trình, đảm bảo an toàn; + Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị chế biến dầu khí theo đúng quy trình kỹ thuật; + Quan sát, kiểm tra và đánh giá được tình trạng làm việc của dụng cụ, thiết bị chế biến dầu khí; + Ghi nhật ký lắp đặt, nhật ký vận hành. 2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng: - Chính trị, đạo đức : + Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước; + Nắm vững quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; + Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành dầu khí Việt Nam; + Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam; + Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật; + Yêu nghề, có kiến thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã hội công nghiệp, có lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc; + Luôn có ý thức học tập rèn luyện để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc. - Thể chất và quốc phòng: + Đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế; + Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất; + Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - An ninh; + Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 3. Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp học sinh làm việc được tại các nhà máy lọc dầu, nhà máy chế biến dầu, nhà máy chế biến khí, cụm trung chuyển dầu khí của Tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng như các nhà máy của các liên doanh, nhà thầu nước ngoài. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU: Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất – www.dungquat.edu.vn 3 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian khóa học: 02 năm - Thời gian học tập: 90 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 2550 giờ - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 225 giờ; (Trong đó thi tốt nghiệp: 31 giờ) 2.Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2340 giờ + Thời gian học bắt buộc: 1720 giờ; Thời gian học tự chọn: 620 giờ + Thời gian học lý thuyết: 693 giờ; Thời gian học thực hành: 1647 giờ 3. Thời gian học văn hoá Trung học phổ thông đối với hệ tuyển sinh tốt nghiệp trung học cơ sở:1200 giờ ( Danh mục các môn học văn hoá Trung học phổ thông và phân bổ thời gian cho từng môn học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Chương trình khung giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Việc bố trí trình tự học tập các môn học phải theo logic sư phạm, đảm bảo học sinh có thể tiếp thu được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghề có hiệu quả) III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: