Danh mục tài liệu

Chương V : Phân tích học thuyết giá trị thặng dư

Số trang: 122      Loại file: ppt      Dung lượng: 1.61 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Công thức chung của tư bảnTiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đồngthời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọitư bản lúc đầu đều thể hiện dưới hình thái một số tiềnnhất định.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương V : Phân tích học thuyết giá trị thặng dư Chương VHỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯI. SỰ CHUYỂN HÓA TIỀN THÀNH TƯ BẢN 1. Công thức chung của tư bản Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông hàng hóa, đ ồngthời cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Mọitư bản lúc đầu đều thể hiện dưới hình thái một số tiềnnhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản. Tiền chỉ biếnthành tư bản trong những điều kiện nhất định, khi chúngđược sử dụng để bóc lột lao động của người khác. Sự vận động của đồng tiền thông thường và đồng tiền làtư bản có sự khác nhau hết sức cơ bản. - Trong lưu thông hàng hóa giản đơn thì tiền được coi làthông thường vận động theo công thức: H – T – H (hàng –tiền – hàng), Nghĩa là sự chuyển hóa của hàng thành tiền, rồi tiền lạichuyển hóa thành hàng hóa, ở đây tiền tệ không phải là tưbản, mà chỉ là tiền tệ thông thường với đúng nghĩa c ủa nó.- Còn tiền được coi là tư bản vận động theo công thức: T – H – T (tiền – hàng – tiền), Tức là sự chuyển hóa của tiền thành hàng hóa, rồi hànghóa lại chuyển hóa ngược lại thành tiền.Đây là công thức lưu thông của tư bản. + So sánh công thức H -T – H và công thức T – H – T: * Những điểm giống nhau: Cả hai sự vận động đều do hai giai đoạn đối lập nhau làmua và bán hợp thành, trong mỗi giai đoạn đều có hainhân tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và haingười có quan hệ kinh tế với nhau là người mua và ngườibán. Nhưng đó chỉ là những điểm giống nhau về hình thức. * Giữa hai công thức đó có những điểm khác nhau về chất: §. Lưu thông hàng hóa giản đơn (H -T – H) bắt đầu bằngviệc bán (H – T) và kết thúc bằng việc mua (T – H). Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quá trình này đềulà hàng hóa (H), còn tiền chỉ đóng vai trò trung gian. §. Ngược lại, lưu thông của tư bản (T – H – T )bắt đầubằng việc mua (T – H) và kết thúc bằng việc bán (H – T). Tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc của quátrình, còn hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian;tiền ở đây không phải là chi ra dứt khoát mà chỉ là ứng rarồi thu về. §. Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là giá tr ị sửdụng để thỏa mãn nhu cầu, nên các hàng hóa trao đ ổiphải có giá trị sử dụng khác nhau. Nên công thức vận động đầy đủ của lưu thông hàng hóagiản đơn là H – T – H’. Sự vận động sẽ kết thúc ở giaiđoạn thứ hai, khi những người trao đổi có được giá trị sửdụng mà người đó cần đến. §. Còn mục đích của lưu thông tư bản không phải là giátrị sử dụng mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy, nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra, thì quátrình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là T – H – T’, trong đó: T’ = T + ΔT. Số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra (ΔT), C.Mác gọi là giá trị thặng dư (ký hiệu là m). Số tiền ứng ra ban đầu đã chuyển hóa thành tư bản. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Mục đích lưuthông tư bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sựvận động của tư bản là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giátrị là không có giới hạn. C.Mác gọi công thức T – H – T’ là công thức chung của tư bản. Vì sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng khái quát đó, dù đó là tư bản thương nghiệp, tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay. Điều này rất dễ dàng nhận thấy trong thực tiễn, bởi vì hình thứcvận động của tư bản thương nghiệp là mua vào để bán ra với giáđắt hơn, rất thích hợp với công thức trên. Tư bản công nghiệp vận động phức tạp hơn, nhưng cũng khôngthể tránh khỏi những giai đoạn T – H và H – T’. Còn sự vận động của tư bản cho vay để lấy lãi chẳng qua chỉlà công thức trên được rút ngắn lại T – T’. C.Mác chỉ rõ: “Vậy T – H – T’ thật sự là công thức chung của tưbản, đúng như nó xuất hiện trong lưu thông”. 2. Mâu thuẫn của công thức chung Bản chất của công thức T – H – T’ là giá trị đẻ ra giá trịthặng dư. Trong công thức T – H – T’. Trong đó: T’ = T + ΔT. Nhưng giá trị thặng dư (ΔT) do đâu mà có?- Phải chăng giá trị thặng dư đẻ ra trong lưu thông? Trong lưu thông chúng ta xem xét ở hai trường hợp: + Trường hợp trao đổi ngang giá + Trường hợp trao đổi không ngang giá: Có thể có ba trường hợp xảy ra, đó là:* Giả định rằng có một nhà tư bản nào đó có hành vi bánhàng hóa cao hơn giá trị 10% chẳng hạn.* Giả định rằng lại có một nhà tư bản nào đó có hành vimua hàng hóa thấp hơn giá trị 10%, để đế khi bán hànghóa theo giá trị anh ta thu được 10% là giá trị thặng d ư. * Giả định rằng, trong xã hội tư bản lại có một số kẻ giỏi bịp bợp, lừa lọc, bao giờ hắn cũng mua được rẻ và bán được đắt. Như vậy, trong lưu thông dù người ta trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì cũng không tạo ra giá tr ị m ới, do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dư. - Phải chăng giá trị thặng dư đẻ ra ngoài lưu thông? Ngoài lưu thông chúng ta xem xét ở hai tr ường h ợp: * Ở ngoài lưu thông, nếu ...