So với các đối tượng trên cạn, chụp ảnh cá gặp khó khăn hơn do tính chất đặc thù của sinh vật dưới nước. Đối với cá trong điều kiện tự nhiên, thiết bị lý tưởng nhất là máy chụp ảnh dưới nước, và tất nhiên bạn phải bỏ ra một số tiền kha khá để mua thiết bị chuyên dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CHỤP ẢNH MẪU CÁ CHỤP ẢNH MẪU CÁBài viết này nhằm mục đích chia xẻ kinh nghiệm với các bạn làm trong ngành sinh học hoặc cácngành liên quan về vấn đề chụp ảnh các mẫu cá khi đi điều tra thực địa trong rừng, không có cácthiết bị phụ trợ chụp ảnh cá như ở nhà. Dĩ nhiên ai quan tâm cũng có thể tham khảo. Rất mong nhậnđược được sự đóng góp thêm của các bạn!I. Vài lời về chụp ảnh cá và mẫu cá So với các đối tượng trên cạn, chụp ảnh cá gặp khó khăn hơn do tính chất đặc thù của sinhvật dưới nước. Đối với cá trong điều kiện tự nhiên, thiết bị lý tưởng nhất là máy chụp ảnh dướinước, và tất nhiên bạn phải bỏ ra một số tiền kha khá để mua thiết bị chuyên dụng!:-)) Ngoài ra, chỉở biển nước mới đủ trong để bạn chụp ảnh dưới nước thôi. Với cá nước ngọt trong sông, hồ thì máychụp ảnh dưới nước thường cũng bó tay, trừ những con suối lớn và nước trong vắt! Với cá cònsống trong hồ kính, bạn gặp phải một khó khăn khác là bị kính chắn phản chiếu và khó lấy nét tựđộng, còn lấy nét bằng tay thì cũng không phải lúc nào cũng dễ vì nhiều loài cá nuôi trong hồ thườngbơi tung tăng. Với cá còn sống trong hồ kính, muốn có được một tấm ảnh đẹp, thường người ta phảithiết lập nguồn sáng cố định chiếu vào hồ cá. Ở ngoài hồ, phía chụp ảnh thường để tối, để tránhphản chiếu ánh sáng và đổ bóng từ mặt kính này của hồ. Nói chung, chụp ảnh cá và các động vậtcòn sống dưới nước là một thử thách và đôi khi làm bạn “điên đầu” vì khó đạt được một bức ảnhưng ý, đặc biệt khi bạn không phải người chụp ảnh chuyên nghiệp, không có thiết bị phụ trợ!II. Chụp mẫu cá Trong bài viết này, tôi chủ yếu trình bày kinh nghiệm học được về chụp ảnh mẫu cá, tức làmẫu vật đã chết, dễ hơn so với chụp ảnh cá còn sống, tuy nhiên không phải không có khó khăn. Tấtnhiên, tôi không bàn luận gì về các kiến thức chụp ảnh như tốc độ, khẩu độ,... và các vấn đề kỹ thuậtchụp ảnh cơ bản khác, những điều mà một người chụp ảnh cần phải biết để có được một tấm ảnhbình thường đạt yêu cầu. Tất nhiên, trong bài này chỉ trình bày cách chụp những mẫu cá tương đốinhỏ, kích thước thường không quá 30cm, vừa đặt trong một khay nhỏ mà bạn có thể dễ dàng mangvào rừng. Với mẫu cá, một trong những thử thách đáng kể nhất là ghi lại được màu sắc trung thực củanó, vì hầu hết các loài cá sau khi chết biến đổi màu sắc, trong khi màu sắc là một trong những yếu tốquan trọng để nhận diện loài về mặt hình thái ngoài trước khi đi vào phân tích mẫu chi tiết. Ở một sốloài, sau khi chết vài giờ đồng hồ, nếu bảo quản mẫu tốt (trong nước đá chẳng hạn), màu sẽ đượclưu giữ gần giống với màu thực. Nhưng ở một số loài, ngay sau khi chết, con cá biến đổi màu sắcBiên soạn trên OpenOffice vi 2.0 Cập nhật lần cuối 9-IV-2006 1/9mạnh đến nỗi hầu như không còn giống gì với lúc còn sống. Ở một số loài khác, ngay cả lúc cònsống trong hồ, màu sắc cũng thay đổi đáng kể tùy theo trạng thái con cá. Chắc bạn cũng đã từngthấy một con cá chọi (cá xiêm, cá đá) (Betta splendens, họ Belontiidae) khi ở trạng thái “xung trận”thì màu sắc rực rỡ như thế nào, còn khi thua trận thì màu sắc nhợt nhạt như cá chết rồi! Với bọn cánày, muốn chụp được một tấm ảnh đẹp, thường bạn chỉ có thể chụp nó trong hồ nuôi, ở trạng tháimàu sắc đẹp nhất, hoặc chụp khi con cá ở trong điều kiện tự nhiên. Với mẫu cá, khi chụp trên cạn, bạn gặp một khó khăn nữa là vảy cá phản chiếu ánh sáng,ngay cả với các loài cá da trơn không vảy, bạn vẫn bị hiện tượng phản chiếu ánh sáng do nước bámtrên thân cá. Ngoài ra, mẫu cá chỉ có thể chụp khi ướt.Hình 1. Trái: một chú cá đuôi cờ đực (Macropodus opercularis, họ Belontiidae) khi còn bơi lội tung tăng trong tựnhiên. Phải: loài cá này ngay sau khi chết (ảnh chụp ké cá của người đánh cá!). Bạn có thể thấy ở loài này, khichết màu sắc thay đổi hoàn toàn và trông rất xấu! Khá nhiều người chụp ảnh cá và mẫu cá chuyên nghiệp có những thiết bị chuyên biệt (phầnlớn là họ tự “chế” ra) để giải quyết các vấn đề này. Trong trường hợp đi điều tra ngoài thực địa dài ngày, bạn sẽ gặp một số khó khăn liên quanđến chụp ảnh mẫu cá như sau: – Mẫu nên được chụp càng sớm càng tốt, thường là ngay sau khi chết, để bảo toàn màu sắc. – Các thiết bị phụ trợ chụp ảnh nếu có thì lỉnh kà lỉnh kỉnh, soạn ra trước khi chụp cũng khá mất thời gian, chẳng lẽ cứ bắt được một loài cá, bạn lại dựng thiết bị ra chụp ngay? – Đem theo nhiều thiết bị chụp ảnh chuyên dụng khi đi rừng không phải là điều dễ dàng, khiến cho balô của bạn nặng thêm, ngoài ra mục đích chính là nghiên cứu cá, chụp ảnh chỉ là một phần trong đó! Như vậy khi điều tra thực địa, để chụp được một ảnh mẫu cá đẹp, không chỉ về mặt nghệthuật, chất lượng ảnh mà còn “đẹp” cả về phương diện phản ánh được rõ ràng, trung thực các đặcđiểm hình thái ngoài của con vật để hỗ trợ cho phân loại (trong đó màu sắc là quan trọng nhất), ...
CHỤP ẢNH MẪU CÁ
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 492.02 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tài liệu có liên quan:
-
Một số thông tin cần biết về hiện tượng sình bụng ở cá rô đồng
1 trang 53 0 0 -
Xử lý nước thải ao nuôi cá nước ngọt bằng đập ngập nước kiến tạo
3 trang 47 0 0 -
Xây Dựng & Quan Hệ Truyền Thông
5 trang 34 0 0 -
7 trang 31 0 0
-
5 trang 30 0 0
-
Một số chất có thể thay thế công dụng của Trifluralin trong nuôi trồng thủy sản.
4 trang 30 0 0 -
19 trang 30 0 0
-
Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm
5 trang 29 0 0 -
Đặc điểm sinh học cá Bống Tượng
2 trang 28 0 0 -
Giáo trình chăn nuôi Dê và Thỏ - Chương 6
10 trang 27 0 0