Khi đã bước chân vào nhiếp ảnh, người chụp phải tập cho mình thói quen làm việc với tất cả các điều kiện thời tiết dù là khắc nghiệt nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chụp ảnh trong mọi thời tiếtChụp ảnh trong mọi thời tiếtKhi đã bước chân vào nhiếp ảnh, người chụp phải tậpcho mình thói quen làm việc với tất cả các điều kiệnthời tiết dù là khắc nghiệt nhất.Một bầu trời trong xanh với ánh nắng nhẹ là kiểu thờitiết lý tưởng để ra ngoài và bắt hình bằng chiếc máyảnh cưng của mình. Dù vậy, cũng đừng ngồi nhàkhi ngoài trời đang vần vũ mây hay thậm chí xảy ramưa to, gió lớn. Khi đã bước chân vào nhiếp ảnh,người chụp phải tập cho mình thói quen làm việc vớitất cả các điều kiện thời tiết dù là khắc nghiệt nhất.Trong suốt bốn mùa của năm, không phải lúc nào bầutrời cũng đủ quang đãng để thực hiện những ý tưởngmới mẻ. Nếu biết tận dụng triệt để sức mạnh của ánhsáng và góc nhìn, người chụp vẫn có thể thu đượcnhững bức ảnh đẹp bất chấp thời tiết nào đang xảy ra.Sau đây là một vài kinh nghiệm chụp trong cácđiều kiện thời tiết điển hình.1. Ngày hè Nguồn đề tài cho nhiếp ảnh vào ngày hè thường rất phong phú. Ảnh: Flickr.Mùa hè là thời gian lý tưởng để chụp hình. Ngườichụp có thể cầm máy ngay từ sáng sớm tinh mơ đểtận dụng những ưu thế của ánh nắng và khung cảnhxung quanh. Khi mặt trời đứng bóng, ánh sáng sẽ gắthơn, hãy nghỉ ngơi và chuẩn bị đồ đạc để tiếp tụcchinh chiến vào buổi chiều muộn. Với những ngườimới chơi, nên bắt đầu từ một số thể loại nhiếp ảnhđơn giản, như macro hoa cỏ, côn trùng hay chụpphong cảnh đơn thuần. Khi đã thành thạo, có thể làmquen với các kỹ thuật khó hơn như HDR, ngượcsáng, Panorama hay chụp chuyển động nhanh...Chụp ảnh vào mùa hè nên mang theo loa chắn nắngcho ống kính, đặc biệt là các ống chân dung và teleđể hạn chế hiện tượng lóe sáng và mù ảnh. Có thể sửdụng các mặc cảnh sẵn có hoặc thay đổi cân bằngtrắng trong máy khi chụp vào những thời điểm đặcbiệt như: bình mình, hoàng hôn hay lúc trời có mây...Đặc biệt, khi chụp ảnh chân dung và sản phẩm, nênsử dụng thêm flash rời hoặc hắt sáng để tăng cườngđộ sáng cho khuôn mặt và hạn chế hiện tượng đổbóng không đáng có.2. Trời mưaThay đổi điểm nhìn để thu được những bức ảnh mưa ấn tượng. Ảnh: Flickr.Mưa là một đề tài khó khai thác trong nhiếp ảnh.Thời điểm trước và sau cơn mưa thường rất có giá trịdo sự thay đổi đột ngột của điều kiện chiếu sáng. Bạncó thể đưa vào ảnh một vùng phong cảnh rộng lớnvới bầu trời dày đặc mây đen hay đi sâu vào khai thácnhững hoạt động của con người một vài phút trướckhi mưa đổ xuống... Thậm chí ngay trong lúc mưa,hãy đi ra ngoài và làm một vài thước chụp về dãyphố, hàng cây trước nhà hay đơn giản chỉ là nhữnggiọt nước trên lá. Nếu may mắn, có thể thu đượcnhững bức ảnh vô cùng đắt giá.Khi làm việc trong các điều kiện thời tiết bất lợi, điềuquan trọng nhất là phải có các biện pháp bảo vệ bảnthân và thiết bị. Cũng không nhất thiết phải có mộtdàn đồ nghề chuyên nghiệp như vỏ nhựa bảo vệ, túichống ẩm, máy ảnh chống nước... Đôi khi, chỉ cầnbọc máy trong một chiếc áo mưa và để thò phần ốngkính ra ngoài là sẵn sàng để tác nghiệp dù trời cómưa to hay ngập lụt nặng đến mấy!3. Ngày u ám Chuyển ảnh về gam cũ buồn để giảm bớt sự xám xịt của bầu trời vào những ngày nhiều mây. Ảnh: Flickr.Nhiều người không thể chịu được cảm giác nặng nề,u ám vào những ngày nhiều mây. Ảnh chụp thườngbị xỉn do ánh sáng khuếch tán yếu và nhạt màu. Hãyhạn chế tới mức tối đa việc đặt nền trời xám xịt vàonhững khung hình của mình. Nếu không thể nhiếpảnh phong cảnh trong điều kiện thời tiết xấu, bạn cóthể thử những thể loại khác như chụp tĩnh vật trongnhà, chụp ảnh đời thường hay thậm chí, chụp mẫunếu chọn được địa điểm đẹp... Do chất lượng ánhsáng không tốt, người chụp nên sử dụng tới các phầnmềm chỉnh sửa để đẩy cao độ tương phản hoặc đưamàu sắc của ảnh về gam cũ buồn. Cũng có thể đưaảnh về dạng đen trắng nếu muốn tác phẩm diễn đạtchiều sâu nội tâm.4. Ngày có tuyết Ảnh chụp một con phố ở Paris dưới cơn mưa tuyết. Ảnh: Flickr.Nếu có điều kiện ra nước ngoài vào mùa đông, bạn sẽrất thích thú khi ngắm nhìn những con đường và hàngcây ngập trong màu trắng của tuyết. Thời tiết lạnh sẽlàm pin máy ảnh chóng hết hơn. Vì vậy, nếu như có ýđịnh chụp ảnh ngoài trời trong một thời gian dài, nênmang theo một cục pin dự phòng và luôn giữ trongngười để nhiệt độ pin không hạ xuống quá thấp. Khidi chuyển đột ngột vào những nơi ấm hơn (như trongnhà hay gần bếp lò), nước sẽ ngưng tụ rất nhanh trênống kính và thân máy. Vì vậy, hãy đặt thiết bị củamình ở trước cửa trong vài phút và đưa dần vào trongnhà để nhiệt độ của chúng tăng lên một cách từ từ.Chụp ảnh tuyết đòi hỏi kỹ thuật rất chính xác. Phơisáng non sẽ làm ảnh bị xám ngắt. Ngược lại, nhiềukhi nâng thời gian mở cửa trập quá tay lại khiến ảnhbị cháy, dẫn tới mất nhiều chi tiết. Có thể giải quyếtvấn đề này bằng cách sử dụng mặc cảnh Snowđược tối ưu sẵn trong đa số máy ảnh du lịch hiện nay.Nếu dùng DSLR, hãy đặt đo sáng ở chế độ ma trậnvà tùy vào lượng tuyết trắng có trong khung hình màbù sáng thêm khoảng 0,3 cho tới 1 eV. Một cách hiệuquả và nhanh chóng hơn là lưu ảnh dưới dạng thôRAW rồi mặc sức xử lý cân bằng trắng và độ sáng ởkhâu hậu kỳ sau này.Chụp tuyết cũng có những đặc thù riêng. Người chụpsẽ thu được những bức ảnh rất trong nếu trời quangđãng và có nắng nhẹ. Tuy nhiên, nếu chụp vào lúcbình minh hay hoàng hôn, đôi khi ảnh sẽ bị bết dotuyết phản xạ mạnh ánh sáng đến từ môi trường. Vìvậy, hãy vận dụng các chế độ cân bằng trắng khác đểđưa màu sắc về mức hợp lý nhất. Thông thường, chếđộ Cloud sẽ giúp ảnh thêm ấm áp bằng cách đẩycao các gam đỏ và vàng. Trong khi đó, với tùy chọnSunny, máy sẽ làm giảm độ rực để thu được mộtbức hình mát mẻ, trung tính. Trần Hạ ...
Chụp ảnh trong mọi thời tiết
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.98 MB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tạo dáng chụp ảnh chọn máy ảnh cách chụp ảnh đẹp kỹ thuật quay phim kỹ thuật chụp ảnhTài liệu có liên quan:
-
Chọn mua máy ảnh KTS theo thông số và sở thích
5 trang 325 0 0 -
Để chụp ảnh biển đẹp và độc đáo
4 trang 276 0 0 -
Bù sáng: Chụp tay không cài đặt
5 trang 235 0 0 -
70 trang 144 1 0
-
Hướng dẫn sử dụng máy Nikon D90
23 trang 139 1 0 -
Eboook Hướng dẫn sử dụng Nikon D200
57 trang 131 0 0 -
Dễ thương, nhưng giá bớt caption…
9 trang 127 0 0 -
César Lucas – nhân chứng sống của Tây Ban Nha
7 trang 125 0 0 -
578 trang 112 0 0
-
Eboook Hướng dẫn sử dụng Nikon D3
104 trang 110 1 0