Cũng như các ngành văn học và nghệ thuật khác, ngành nhiếp ảnh đặc biệt quan tâm đến việc miêu tả con người, bằng ảnh, thông qua cái máy ảnh kết hợp với việc điểu khiển ánh sáng và sử dụng hoá chất ảnh. Nhiếp ảnh là một nghệ thuật có tác dụng qua lại rất mật thiết giữa nội dung và hình thức, giữa tư tưởng và kỹ xảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chụp ảnh về chân dung
Chụp ảnh chân dung
Chụp ảnh chân dung
1.Khái niệm về ảnh chân dung
Cũng như các ngành văn học và nghệ thuật khác, ngành nhiếp ảnh đặc
biệt quan tâm đến việc miêu tả con người, bằng ảnh, thông qua cái máy
ảnh kết hợp với việc điểu khiển ánh sáng và sử dụng hoá chất ảnh.
Nhiếp ảnh là một nghệ thuật có tác dụng qua lại rất mật thiết giữa nội
dung và hình thức, giữa tư tưởng và kỹ xảo. Trong nhiếp ảnh, ảnh chân
dung là thể loại có sức thuyết phục đặc biệt, quan trọng bậc nhất của ảnh
báo chí cũng như ảnh nghệ thuật, nên đòi rất nhiều công phu.
Nếu chụp ảnh chân dung chỉ là ghi lại hình ảnh một cách vô thưởng vô
phạt, cốt làm sao ảnh cho sáng sủa, rõ nét, kể cũng chẳng có gì là khó vì
chỉ cần hướng dẫn cách sử dụng máy và một số quy tắc sử dụng ánh
sáng, đặt chỉ số ống kính, chỉ cần dăm phút thôi là ai cũng có thể chụp
được. Nhất là ngày nay, những máy hiện đại, mọi dữ liệu đã được tính
trước. Nhà nhiếp ảnh chỉ việc bấm máylà xong.
Một bức ảnh chân dung nghệ thuật vừa lột tả được cái vẻ bề ngoài của bộ
mặt, vừa biểu hiện được thế giới nội tâm (tức tâm tư tình cảm của người
được chụp) là một việc rất khó khăn, và càng khó khăn hơn nữa đối với
nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam là phải thể hiện được hình ảnh của con
người theo tâm hồn và phong cách Việt Nam đương đại.
Nghệ thuật và Kỹ thuật nếu không điêu luyện thì khi chụp không diễn tả
được mục đích, không làm nổi bật được cái chính giữa, các mảng, chi tiết,
rối ren lộn xộn, khó làm xúc động người xem, không mang đến cho người
xem một tác động về tâm tư tình cảm và ý suy nghĩ, trong đó kể cả sự cảm
thông với trạng thái người cầm máy nữa. Chụp ảnh chân dung là đi vào
một trong những lĩnh vực khó nhất của nghệ thuật miêu tả, trong đó, tài
năng của người cầm máy được thử thách rất học búa, khiến nhiều tay
nghề đã từng phải “nếm” những thất bại chua cay. Đã có không ít tay
nghề đeo đẳng ống kính từ buổi thiếu thời đến độ tóc đã hoa râm mà vẫn
chưa chụp được bức chân dung nào có giá trị. Tuy nhiên, vẫn có người
chỉ mới bước vào nghề với thời gian rất ngắn đã có nhiều bức ảnh đạt đến
mức độ khiến mọi người phải khao khát.
Tóm lại, trong cái thể loại nhiếp ảnh, không có phương pháp biểu hiện
nào hấp dẫn có ý nghĩa mạnh mẽ bằng phương pháp biểu hiện con người.
Muốn nhận rõ sự phong phú và nhạy bén, phát hiện ra cái đẹp điển hình
của con người ngày nay, phải tự nâng cao vốn sống, trình độ nhận thức,
không chỉ ỷ lại, tự hào về kỹ thuật, mà điều quan trọng là nhờ lòng tin và
niềm say mê hứng thú, mới đạt được những hình ảnh chân thật và nên
thơ.
2.Thế nào là một bức chân dung giống ?
Tuy ảnh là một công cụ khoa học,nhưng vì khi chụp và làm ảnh còn có
nhiều nguyên nhân khác tác động vào, khiến kiểu ảnh khó thuần nhất,
thậm chí còn sai lệch khác hẳng đối tượng, nên đã nảy ra vấn để giống và
không giống, nhất là trong lĩnh vực ảnh chân dung. Những nguyên nhà
là trình độ kỹ thuật của con người và chất lượng của phương tiện sử
dụng.
Tuy hai nguyên nhân kể trên có thể khắc phục được để sao chép ra những
bức ảnh y hệt nguyên hình cảnh vật hoặc con người đã xuất hiện trước
ống kính, nhưng đối với ảnh nghệ thuật, quan niệm về cái giống khác hẳn
với sự rập khuôn máy móc.
Từ khi nhiếp ảnh thâm nhập cuộc sống và đã trở thành công cụ phục vụ
đắc lực cho mọi lĩnh vực trong xã hội, ảnh được hình thành ra nhiều thể
loại theo mỗi yêu cầu và tác dụng khác nhau.
Đối với các loại ảnh phục vụ cho việc nghiên cứu, ghi chép tư liệu thì cái
giống của ảnh hoàn toàn đơn giản, không được thêm bớt, sáng tạo,
nhưng đối với ảnh nghệ thuật có tác dụng cải tạo, khích lệ cuộc sống
bằng cách phản ánh cho con người nhận thấy mọi vẻ đẹp của cuộc sống,
nhất là những cái hay cái đẹp của con người - chủ nhân của sự sống - bởi
vậy, người chụp ảnh nghệ thuật phải biết chọn, gạn lọc những đường nét
điển hình, đặc sắc nhất trong từng vẻ đẹp và kết hợp vào đó là nhiệt tình
sáng tạo cho nó có vẻ đẹp hấp dẫn hơn, miễn sao không bịa đặt giả tạo
làm biến đổi hình thái hiện thực.
Giống và không giống đối với ảnh chân dung, chủ yếu là tập trung vào
khuôn mặt con người hiện ra trong ảnh, mà đường nét tiêu biểu dễ xác
nhận là đôi mắt, cái miệng và một số chi tiết nằm trong hình thể của bộ
mặt; và dù nhà nhiếp ảnh có sáng tạo, miêu tả theo kiểu cách nào thì
những nét cơ bản của gương mặt, cái miệng, cặp mắt vẫn khiến người
xem ảnh dễ dàng nhận ra vẻ mặt quen thuộc như thực tế, không thể lầm
người này với người khác, đó là một bức chân dung giống, mặc dù sự thật
hình ảnh đã hiện ra duyên dáng hơn hẳn con người bằng da bằng thịt!
Giống như thế có phải là sai sự thật không? Vì sao vậy?
Nghệ thuật tạo hình trong nhiếp ảnh cho phép ta giấu bớt những đường
nét không mấy đẹp đẽ vào bóng tối và nâng vẻ đẹp lên mức độ hoàn mỹ
cần thiết, nhưng không cho phép bất cứ thủ pháp nào làm thay đổi hiện
thực khách quan của hình ảnh.
Không phải vì điểm tô thêm đẹp mà cố tình làm sai cả vẻ tự nhiên. Trừ
những trường hợp đặc biệt cần sử dụng kỹ xảo Lg ghép để phục v ...
Chụp ảnh về chân dung
Số trang: 69
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.05 MB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hướng dẫn chụp ảnh kinh nghiệm chụp ảnh tài liệu nhiếp ảnh học nghề nhiếp ảnh kỹ thuật chụp ảnh Chụp ảnh chân dungTài liệu có liên quan:
-
Chọn mua máy ảnh KTS theo thông số và sở thích
5 trang 325 0 0 -
Để chụp ảnh biển đẹp và độc đáo
4 trang 276 0 0 -
Bù sáng: Chụp tay không cài đặt
5 trang 235 0 0 -
70 trang 144 1 0
-
Hướng dẫn sử dụng máy Nikon D90
23 trang 139 1 0 -
Eboook Hướng dẫn sử dụng Nikon D200
57 trang 131 0 0 -
Dễ thương, nhưng giá bớt caption…
9 trang 126 0 0 -
César Lucas – nhân chứng sống của Tây Ban Nha
7 trang 125 0 0 -
578 trang 112 0 0
-
Eboook Hướng dẫn sử dụng Nikon D3
104 trang 110 1 0