Chuyển đổi mô hình UML sang mô hình thực thể - mối quan hệ
Số trang: 10
Loại file: doc
Dung lượng: 108.50 KB
Lượt xem: 29
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phân tích và thiết kế hệ thống đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất phần mềm. Rất nhiều phương pháp phân tích và thiết kế được đề xuất, với mỗi phương pháp đều có một cách tiếp cận khác nhau đối với bài toán cần giải quyết. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển đổi mô hình UML sang mô hình thực thể - mối quan hệ TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 17, 2003 CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH UML SANG MÔ HÌNH THỰC THỂ MỐI QUAN HỆ Võ Đăng Huân, Trần Việt Khoa Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 1. MỞ ĐẦU Phân tích và thiết kế hệ thống đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất phần mềm. Rất nhiều phương pháp phân tích và thiết kế được đề xuất, với mỗi phương pháp đều có một cách tiếp cận khác nhau đối với bài toán cần giải quyết. Trong những năm gần đây ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (Unified Modeling LanguageUML) được xem là một mô hình chuẩn trong việc phân tích, thiết kế hệ thống thông tin dưới cách nhìn hướng đối tượng. Tuy có nhiều thuận lợi trong việc phân tích và thiết kế hệ thống nhưng trong cơ chế duy trì các đối tượng thì lại gặp khó khăn bởi các hệ quản trị CSDL đối tượng chưa được thông dụng và hoàn thiện, trong khi đó công nghệ CSDL quan hệ đã được kiểm nghiệm, có nhiều công cụ hỗ trợ phát triển và quản trị các ứng dụng CSDL quan hệ lớn. Do đó, việc chuyển đổi từ mô hình UML sang mô hình quan hệ là cần thiết. Mô hình thực thể mối quan hệ (entity relationship) được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế cơ sở dữ liệu và các lĩnh vực liên quan. Các khái niệm có cấu trúc trong sáng và đơn giản của nó cho phép người sử dụng có thể mô hình hóa thế giới thực một cách dễ dàng. Nó được xem là công cụ tốt nhất để biểu diễn mô hình quan hệ một cách trực quan. Xuất phát từ mô hình này, ta có thể xây dựng được mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ tương ứng. Vì vậy, trong bài báo này chúng tôi đề xuất phương pháp chuyển đổi biểu đồ lớp (class diagram) thành phần cốt lõi của mô hình UML sang mô hình thực thể mối quan hệ. 2. PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỔI 25 Biểu đồ lớp là thành phần cốt lõi của mô hình UML, được sử dụng để mô tả các lớp (class), các giao diện (interface), sự cộng tác và các mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình UML. Nó thể hiện dưới dạng đồ thị cấu trúc tĩnh của mô hình UML. Hai thành phần chính của biểu đồ lớp là các lớp và các mối quan hệ. 2.1. Chuyển đổi lớp Theo ngữ nghĩa của UML, một lớp mô tả một tập các đối tượng có cùng cấu trúc, hành vi và các quan hệ. Một đối tượng là một thể hiện của lớp. Vì vậy trong trường hợp chúng ta chưa xem xét đến các mối quan hệ của lớp đối với các lớp khác, một lớp sẽ được chuyển đối thành kiểu thực thể. Các thuộc tính đơn giản (simple attribute) của lớp được chuyển đổi thành thuộc tính của kiểu thực thể (trong bài báo này chúng tôi chưa xét đến việc chuyển đổi các thao tác của lớp). Trong UML, mỗi thể hiện của một lớp được phân biệt bởi định danh đối tượng (object identifier). Trong mô hình thực thể mối quan hệ, mỗi thực thể phân biệt với các thực thể khác bằng giá trị của thuộc tính khóa. Do vậy, ta bổ sung vào kiểu thực thể một thuộc tính định danh (Identity) đóng vai trò là thuộc tính khóa của kiểu thực thể. Nhanvie Ngaysinh n Nhanvien Ten ten ngaysin h ID_nhanvi tuoi() en thamnie n() Hình 1: Chuyển đổi một lớp thành một kiểu thực thể Đối với các thuộc tính phức được biểu diễn trong biểu đồ lớp thông qua quan hệ kết hợp (association) và quan hệ kết tập (aggregation) việc chuyển đổi chúng sẽ được xem xét ở phần tiếp theo. 2.2. Chuyển đổi các quan hệ Quan hệ là kết nối ngữ nghĩa giữa các lớp, nó cho phép một lớp biết về các thuộc tính, thao tác và quan hệ của các lớp khác. Các quan hệ được thể hiện trên biểu đồ lớp. Giữa các lớp có các kiểu quan hệ chính sau: kết hợp (association), kết tập (aggreation), tổng quát hóa (genaralization) và hiện thực (instantiation). Sau đây ta xem xét các kiểu quan hệ ở biểu đồ lớp và phương pháp chuyển đổi chúng sang mô hình thực thể mối quan hệ. 26 2.2.1. Chuyển đổi quan hệ kết hợp(association) a) Chuyển đổi các quan hệ kết hợp trong trường hợp tổng quát: Quan hệ kết hợp là mối quan hệ cấu trúc chỉ ra các đối tượng của một lớp có liên quan đến các đối tượng của lớp khác. Khi có quan hệ kết hợp mỗi lớp có thể gởi thông điệp đến lớp khác trong biểu đồ tương tác. Quan kết hợp có thể một chiều hay hai chiều. Một quan hệ kết hợp hai chiều đòi hỏi các đối tượng phụ thuộc lẫn nhau, trong khi quan hệ quan hệ một chiều đòi hỏi sự phụ thuộc một chiều. Cả ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chuyển đổi mô hình UML sang mô hình thực thể - mối quan hệ TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 17, 2003 CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH UML SANG MÔ HÌNH THỰC THỂ MỐI QUAN HỆ Võ Đăng Huân, Trần Việt Khoa Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 1. MỞ ĐẦU Phân tích và thiết kế hệ thống đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất phần mềm. Rất nhiều phương pháp phân tích và thiết kế được đề xuất, với mỗi phương pháp đều có một cách tiếp cận khác nhau đối với bài toán cần giải quyết. Trong những năm gần đây ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (Unified Modeling LanguageUML) được xem là một mô hình chuẩn trong việc phân tích, thiết kế hệ thống thông tin dưới cách nhìn hướng đối tượng. Tuy có nhiều thuận lợi trong việc phân tích và thiết kế hệ thống nhưng trong cơ chế duy trì các đối tượng thì lại gặp khó khăn bởi các hệ quản trị CSDL đối tượng chưa được thông dụng và hoàn thiện, trong khi đó công nghệ CSDL quan hệ đã được kiểm nghiệm, có nhiều công cụ hỗ trợ phát triển và quản trị các ứng dụng CSDL quan hệ lớn. Do đó, việc chuyển đổi từ mô hình UML sang mô hình quan hệ là cần thiết. Mô hình thực thể mối quan hệ (entity relationship) được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế cơ sở dữ liệu và các lĩnh vực liên quan. Các khái niệm có cấu trúc trong sáng và đơn giản của nó cho phép người sử dụng có thể mô hình hóa thế giới thực một cách dễ dàng. Nó được xem là công cụ tốt nhất để biểu diễn mô hình quan hệ một cách trực quan. Xuất phát từ mô hình này, ta có thể xây dựng được mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ tương ứng. Vì vậy, trong bài báo này chúng tôi đề xuất phương pháp chuyển đổi biểu đồ lớp (class diagram) thành phần cốt lõi của mô hình UML sang mô hình thực thể mối quan hệ. 2. PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỔI 25 Biểu đồ lớp là thành phần cốt lõi của mô hình UML, được sử dụng để mô tả các lớp (class), các giao diện (interface), sự cộng tác và các mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình UML. Nó thể hiện dưới dạng đồ thị cấu trúc tĩnh của mô hình UML. Hai thành phần chính của biểu đồ lớp là các lớp và các mối quan hệ. 2.1. Chuyển đổi lớp Theo ngữ nghĩa của UML, một lớp mô tả một tập các đối tượng có cùng cấu trúc, hành vi và các quan hệ. Một đối tượng là một thể hiện của lớp. Vì vậy trong trường hợp chúng ta chưa xem xét đến các mối quan hệ của lớp đối với các lớp khác, một lớp sẽ được chuyển đối thành kiểu thực thể. Các thuộc tính đơn giản (simple attribute) của lớp được chuyển đổi thành thuộc tính của kiểu thực thể (trong bài báo này chúng tôi chưa xét đến việc chuyển đổi các thao tác của lớp). Trong UML, mỗi thể hiện của một lớp được phân biệt bởi định danh đối tượng (object identifier). Trong mô hình thực thể mối quan hệ, mỗi thực thể phân biệt với các thực thể khác bằng giá trị của thuộc tính khóa. Do vậy, ta bổ sung vào kiểu thực thể một thuộc tính định danh (Identity) đóng vai trò là thuộc tính khóa của kiểu thực thể. Nhanvie Ngaysinh n Nhanvien Ten ten ngaysin h ID_nhanvi tuoi() en thamnie n() Hình 1: Chuyển đổi một lớp thành một kiểu thực thể Đối với các thuộc tính phức được biểu diễn trong biểu đồ lớp thông qua quan hệ kết hợp (association) và quan hệ kết tập (aggregation) việc chuyển đổi chúng sẽ được xem xét ở phần tiếp theo. 2.2. Chuyển đổi các quan hệ Quan hệ là kết nối ngữ nghĩa giữa các lớp, nó cho phép một lớp biết về các thuộc tính, thao tác và quan hệ của các lớp khác. Các quan hệ được thể hiện trên biểu đồ lớp. Giữa các lớp có các kiểu quan hệ chính sau: kết hợp (association), kết tập (aggreation), tổng quát hóa (genaralization) và hiện thực (instantiation). Sau đây ta xem xét các kiểu quan hệ ở biểu đồ lớp và phương pháp chuyển đổi chúng sang mô hình thực thể mối quan hệ. 26 2.2.1. Chuyển đổi quan hệ kết hợp(association) a) Chuyển đổi các quan hệ kết hợp trong trường hợp tổng quát: Quan hệ kết hợp là mối quan hệ cấu trúc chỉ ra các đối tượng của một lớp có liên quan đến các đối tượng của lớp khác. Khi có quan hệ kết hợp mỗi lớp có thể gởi thông điệp đến lớp khác trong biểu đồ tương tác. Quan kết hợp có thể một chiều hay hai chiều. Một quan hệ kết hợp hai chiều đòi hỏi các đối tượng phụ thuộc lẫn nhau, trong khi quan hệ quan hệ một chiều đòi hỏi sự phụ thuộc một chiều. Cả ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chuyển đổi mô hình UML Quá trình sản xuất phần mềm Sản xuất phần mềm Thiết kế hệ thống thông tin Hệ thống thông tin Phân tích hệ thống thông tinTài liệu có liên quan:
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Chương 3 - Hệ điều hành Windowns XP
39 trang 387 0 0 -
Bài tập thực hành môn Phân tích thiết kế hệ thống thông tin
6 trang 358 0 0 -
Bài thuyết trình Hệ thống thông tin trong bệnh viện
44 trang 289 0 0 -
Phương pháp và và ứng dụng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Phần 1 - TS. Nguyễn Hồng Phương
124 trang 252 0 0 -
Bài giảng HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN - Chương 2
31 trang 238 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Xây dựng ứng dụng quản lý kho hàng trên nền Web
61 trang 222 0 0 -
62 trang 214 2 0
-
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin - Chương 9: Thiết kế giao diện
21 trang 212 0 0 -
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý: Phần 2
36 trang 193 0 0 -
Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin (chương 2-bài 2)
14 trang 192 0 0