Danh mục tài liệu

Cơ chế tài phán đầu tư trong EVFTA và sự chuẩn bị của Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 308.10 KB      Lượt xem: 47      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiện tại, Hiệp định Thương mại Tự do Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) - dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018 - đã đưa ra một hệ thống tài phán đầu tư mới (Investment Tribunal System) hay còn được biết đến với tên gọi Investment Court System (ICS) để giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư - nhà nước (ISDS) thay cho cơ chế ISDS dựa trên trọng tài truyền thống. Bài viết này tập trung phân tích, đánh giá cơ chế tài phán này, thực trạng công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho sự chuẩn bị của Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ chế tài phán đầu tư trong EVFTA và sự chuẩn bị của Việt Nam Mã số: 454<br /> Ngày nhận: 20/11/2017<br /> Ngày gửi phản biện lần 1: /2017<br /> Ngày gửi phản biện lần 2:<br /> Ngày hoàn thành biên tập: 29/1/2018<br /> Ngày duyệt đăng: 29/1/2018<br /> <br /> CƠ CHẾ TÀI PHÁN ĐẦU TƯ TRONG EVFTA<br /> VÀ SỰ CHUẨN BỊ CỦA VIỆT NAM<br /> Nguyễn Phương Linh1<br /> <br /> Tóm tắt<br /> Giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài đang trở thành sự lựa chọn phổ<br /> biến với các nhà đầu tư tại Việt Nam. Số lượng tranh chấp đăng ký giải quyết tại Trung<br /> tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) trong những năm gần đây đã không ngừng tăng<br /> lên. Tuy nhiên, các nhà đầu tư Châu Âu ở Việt Nam vẫn quan ngại rằng trên thực tế rất<br /> khó khăn để đạt được sự công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài<br /> thông qua các tòa án Việt Nam. Hiện tại, Hiệp định Thương mại Tự do Châu Âu - Việt<br /> Nam (EVFTA) - dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2018 - đã đưa ra một hệ thống tài phán<br /> đầu tư mới (Investment Tribunal System) hay còn được biết đến với tên gọi Investment<br /> Court System (ICS) để giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư – nhà nước (ISDS) thay cho<br /> cơ chế ISDS dựa trên trọng tài truyền thống. Bài viết này tập trung phân tích, đánh giá<br /> cơ chế tài phán này, thực trạng công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước<br /> ngoài tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho sự chuẩn bị của Việt Nam khi<br /> EVFTA có hiệu lực.<br /> Từ khóa: Hiệp định EVFTA, tranh chấp nhà đầu tư - nhà nước, ISDS, trọng tài, tòa án<br /> đầu tư, nhà đầu tư Châu Âu, Châu Âu, tranh chấp đầu tư.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Trường Đại học Ngoại thương, Email: phuonglinh@ftu.edu.vn<br /> <br /> 1<br /> <br /> Abstract:<br /> Arbitration activities in Vietnam is becoming a popular choice of investors in<br /> dispute resolution. The number of disputes filed to Vietnam International Arbitration<br /> Center (VIAC) has sharply increased in recent years. However, European investors in<br /> Vietnam repeatedly raised concerns that it is extremely difficult in practice to achieve the<br /> recognition and enforcement of foreign arbitral awards through the Vietnamese courts.<br /> Now the EU – Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) which is expected to take effect<br /> in 2018 has imposed a new two-tier investment court system (ICS) for investors-States<br /> dispute settlement (ISDS) instead of traditional arbitration-based ISDS. This paper<br /> focuses on analyzing the compatibility between the ICS mechanism and Vietnam legal<br /> framework and current practice in recognition and enforcement of foreign arbitral<br /> awards, thereby proposing some recommendations for Vietnam’s preparation with the<br /> EVFTA ahead.<br /> Keywords: EVFTA, ISDS, arbitration, investment court, EU, EU investors, investment<br /> disputes.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II, mạng lưới các Hiệp định Đầu tư Quốc tế (IIAs)<br /> bắt đầu hình thành và mang đến cho các nhà đầu tư những cơ hội tốt hơn cao hơn về<br /> khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Cụ thể, một nhà đầu tư nước ngoài - trong trường hợp bị<br /> ảnh hưởng từ một hành động, hay chính sách của nước tiếp nhận đầu tư mà gây ra tổn<br /> thất, thiệt hại về lợi ích kinh tế cho phần đầu tư của mình - có thể kiện trực tiếp chính phủ<br /> của nước tiếp nhận đầu tư và yêu cầu bồi thường, dựa trên các Điều ước mà nước chủ đầu<br /> tư và nước tiếp nhận đầu tư đã ký kết. Các vụ tranh chấp giữa nhà đầu tư - nhà nước<br /> (ISDS) này sẽ được giải quyết tại tòa án trọng tài quốc tế; các nhà đầu tư sẽ đóng vai trò<br /> là một trong các bên tranh chấp, tham gia trực tiếp vào quy trình tố tụng trọng tài, thay vì<br /> phải trông đợi vào sự bảo vệ ngoại giao như trước kia. Ngày nay, cơ chế ISDS được đưa<br /> vào trong hầu hết các IIAs - phần lớn là các hiệp định đầu tư song phương (BITs) và các<br /> hiệp định thương mại tự do (FTAs) với các chương về đầu tư – đóng vai trò là một công<br /> cụ thiết yếu để các quốc gia đảm bảo tuân thủ các cam kết mà họ đã đưa ra trong IIAs.<br /> Ngoài hai hình thức lựa chọn trọng tài phổ biến cho ISDS (trọng tài quy chế và<br /> trọng tài vụ việc), một cơ chế hoàn toàn mới – một hệ thống tài phán đầu tư (Investment<br /> Tribunal System) hay còn được biết đến với tên Investment Court System (ICS) mà Ủy<br /> ban Châu Âu (EC) đã thảo ra trong các hiệp định thương mại đang được đàm phán gần<br /> đây: Hiệp định Kinh tế và Thương mại Toàn diện giữa EU và Canada (CETA); Hiệp<br /> định Tự do Mậu dịch xuyên Đại Tây Dương (TTIP); và đặc biệt gần đây nhất là Hiệp<br /> định tự do thương mại Châu Âu – Việt Nam (EVFTA). Cơ chế tài phán ICS dự kiến sẽ<br /> thay thế và cải cách hệ thống trọng tài truyền thống trong ISDS và cải thiện những hạn<br /> chế nhất định mà trọng tài ISDS đã tồn tại từ lâu. Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình công<br /> nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam để đánh giá mức độ<br /> tương thích giữa quy định của Việt Nam so với quy định của cơ chế tài phán trong<br /> EVFTA và từ đó rút ra khuyến nghị cho Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết liên<br /> quan tới ICS theo EVFTA là hết sức cần thiết.<br /> 2. Cơ chế ICS trong EVFTA<br /> Về cơ cấu tổ chức của ICS<br /> Sự khác biệt rõ rệt nhất giữa cơ chế tài phán ICS và cơ chế ISDS truyền thống<br /> bằng trọng tài là ở cơ cấu tổ chức. Từ trước đến nay, các v ...

Tài liệu có liên quan: