
Co giật (Kinh Quyết – Convulsion – Convulsion)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Co giật (Kinh Quyết – Convulsion – Convulsion) Co giật(Kinh Quyết – Convulsion – Convulsion)A. Đại cươngCo giật là nói về cơ năng của hệ thống thần kinh trung ương tạm thời bị rối loạn,xuất hiện những chứng trạng đột nhiên mất ý thức 1 thời gian ngắn đồng thời gâncơ cục bộ hoặc toàn thân bị co rút (giật).Có thể phân biệt 2 loại: Co giật kèm sốt cao (phát nhiệt kinh quyết) và co giậtkhông có sốt ( vô nhiệt kinh quyết).YHCT xếp bệnh này vào loại Kinh Phong, Ngoại Cảm Nhiệt Bệnh, Phá ThươngPhong.Thường gặp nơi trẻ nhỏ, do sốt cao gây ra.B. Nguyên nhân1. Sốt cao co giật: do sốt cao hoặc thần kinh trung ương bị nhiễm khuẩn (như trongcác bệnh màng não viêm, não viêm… ), bệnh lỵ trực trùng, sưng phổi do ngộ độc,uốn ván (phá thương phong ).2. Co giật không sốt: thường do các bệnh không cảm nhiễ m của hệ thần kinh trungương như xuất huyết não, chấn thương não, thần kinh rối loạn, kinh phong…Đối với trẻ nhỏ, thường là do cơ thể các em còn non yếu, khí huyết chưa thịnh,thần trí chưa vững, dễ cảm nhiễm lục dâm, hóa nhiệt nhanh, sinh ra phong. Phongnhiệt nung nấu tân dịch hóa thành đờm, đờm nhiệt làm tắc thanh khiếu gây ra kinhphong ; hoặc do ăn uống không điều độ, nhiệt đờm tích lại cũng gây ra kinh phong.C. Triệu chứngBệnh phát 1 cách đột ngột, mất ý thức 1 thời gian ngắn, chân tay co giật, 2 mắt trợnngược hoặc lác sang 1 bên, răng cắn chặt, góc miệng rung giật, miệng sùi bọttrắng, toàn thân co giật từng cơn hoặc liên tục, thở gấp, đại tiện bí hoặc tiêu tiểukhông biết, đồng tử co hoặc giãn, mạch Phù Sác hoặc Huyền Khẩn.Nếu lên cơn nặng, có thể làm trở ngại cơ năng hô hấp và tuần hoàn như thở gấp,môi miệng xanh tím, có thể nghẹt thở mà chết.D. Điều trị1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ điều mạch Đốc làm chính. Nếu sốt cao thìthêm Thanh nhiệt. Nếu không sốt thì thêm Trấn kinh.* Sốt Cao Co Giật. Huyệt chính: Ấn Đường + Thái Dương + Tứ Phùng + Thập Tuyên (đều châm ramáu) + Đại Chùy (Đc.14) + Thân Trụ (Đc.12) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc(Đtr.4).. Huyệt phụ: Lao Cung (Tb.8), Ngoại Quan (Ttu.5), Dũng Tuyền (Th.1).* Co Giật Không Sốt. Huyệt chính: Đại Chùy (Đc.14) + Cân Súc (Đc.8) + Hậu Khê (Ttr.3) + DươngLăng Tuyền (Đ.34).. Huyệt phụ: Thân Trụ (Đc.12), Hợp Cốc (Đtr.4), An Miên, Thái Xung (C.3), NhânTrung (Đc.26).Cách châm: kích thích mạnh. Bắt đầu dùng huyệt chính, nếu chưa bớt mới dùngthêm huyệt phụ.2- Uyển Cốt (Ttr.4) (Châm Cứu Tụ Anh).3- Ngư Tế (P.10) + Thừa Sơn (Bq.57) + Côn Lôn (Bq.60) (Tịch Hoàng Phú).4- Thiếu Thương (P.11) + Nhân Trung (Đc.26) + Dũng Tuyền (Th.1) (Tạp BệnhHuyệt Pháp Ca).5- Huyệt chính: Nhân Trung (Đc.26) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Dương Lăng Tuyền(Đ.34). Huyệt phụ: Nội Quan (Tb.7) + Phong Trì (Đ.20) + Dũng Tuyền (Th.1) (XíchCước Y Sinh Thủ Sách).6- Thập Tuyên hoặc Thập Nhị Tĩnh Huyệt (ra máu) + Bá Hội (Đc.20) + Ấn Đường+ Đại Chùy (Đc.14) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4)+ Phong Long (Vi.40) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34), đều châm tả (Châm Cứu TrịLiệu Học).7- Tiết nhiệt, tức phong làm chính, thêm khai khiếu. Châm Nhân Trung (Đc.26) +Thập Tuyên (ra máu) + Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3) +Dương Lăng Tuyền (Đ.34).Ý Nghiã: Nhân Trung khai khiếu, tỉnh thần; Thập Tuyên khai khiếu, tiết nhiệt; ĐạiChùy, Hợp Cốc thanh nhiệt; Thái Xung, Dương Lăng Tuyền bình Can tức phong,thư cân, chữa co giật (Châm Cứu Học Việt Nam).
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình y học mẹo vặt chữa bệnh y học dân tộc kiến thức y học tài liệu y khoa bệnh thường gặpTài liệu có liên quan:
-
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 190 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
7 trang 183 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 162 0 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 132 0 0 -
4 trang 122 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 118 0 0 -
SINH MẠCH TÁN (Nội ngoại thương biện hoặc luận)
2 trang 90 1 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 84 0 0 -
4 trang 84 0 0
-
2 trang 72 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 58 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 55 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 52 0 0 -
Loại nấm bí ẩn – thuốc điều trị trầm cảm mới?
3 trang 50 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm: Chuyển hóa muối nước
11 trang 48 0 0 -
Lý thuyết y khoa: Tên thuốc MEPRASAC HIKMA
5 trang 48 0 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 46 0 0