Cơ hội, thách thức và khả năng thích ứng của nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 414.65 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, đã tham gia đàm phán, kí kết và đang triển khai thực hiện 7 FTA bao gồm: Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), FTA ASEAN- Trung Quốc, FTA ASEAN - Ấn Độ, FTA ASEAN - Úc/New Zealand, FTA ASEAN - Hàn Quốc, FTA ASEAN - Nhật Bản, FTA Việt Nam- Nhật Bản. Bên cạnh đó, mới đây chúng ta đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội, thách thức và khả năng thích ứng của nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TPP TS. Nguyễn Ngọc Tiến CN. Nguyễn Thị Thùy Giang Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, đã tham gia đàm phán, kí kết và đang triển khai thực hiện 7 FTA bao gồm : Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), FTA ASEAN- Trung Quốc, FTA ASEAN - Ấn Độ, FTA ASEAN - Úc/New Zealand, FTA ASEAN - Hàn Quốc, FTA ASEAN - Nhật Bản, FTA Việt Nam- Nhật Bản. Bên cạnh đó, mới đây chúng ta đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định TPP là một bước tiến mới trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế của Việt Nam với thế giới khi mà khối các quốc gia tham gia TPP chiếm đến 41% kinh tế toàn cầu và khoảng 30% thương mại của thế giới. Điều này mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội và theo đánh giá của các chuyên gia thì Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất. Nhưng nông nghiệp lại là lĩnh vực chịu sự tác động rất mạnh mẽ và đặt ra nhiều thách thức khi TPP được thực hiện bởi khả năng thích ứng của nền nông nghiệp Việt Nam trước những diễn biến mới mẻ của thị trường còn yếu và chưa chủ động. Bằng một số biện pháp như khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm hay ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình nuôi trồng nông lâm thủy sản…sẽ giúp cho nền nông nghiệp nước ta có những chuyển biến tích cực, thích ứng với những thay đổi của thị trường khi TPP chính thức đi vào cuộc sống. 1. Đặt vấn đề Trong số 12 nước tham gia vào TPP (bao gồm Hoa Kỳ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam), Việt Nam được đánh giá là nước có nền kinh tế kém phát triển nhất. Khi cam kết trong Hiệp ước này có hiệu lực thì khoảng 90% các dòng thuế sẽ ở mức 0%. Khi đó, các sản phẩm của Việt Nam, trong đó có các sản phẩm nông nghiệp sẽ có những cơ hội lớn để tiếp cận mạnh mẽ hơn với các thị trường tham gia TPP, đồng thời chúng ta cũng sẽ đứng trước một sức ép cạnh tranh vô cùng 645 lớn từ những nước có nền nông nghiệp hiện đại, chuyên môn hóa cao và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp lớn. Vậy thì nền nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP có những cơ hội nào? Thách thức đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam là gì? Liệu nông nghiệp Việt Nam có thích ứng được với những thay đổi mạnh mẽ khi chúng ta gia nhập TPP? Cần làm gì để nâng cao khả năng thích ứng của nền nông nghiệp Việt Nam trước những thay đổi mạnh mẽ đó? Dựa trên việc tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cùng một số phân tích, đánh giá của tác giả, bài viết này hy vọng phần nào trả lời được những câu hỏi đó. 2. Những cơ hội của nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP * Những cơ hội có được từ việc cắt giảm thuế quan Các bên khi tham gia TPP sẽ loại bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và chính sách hạn chế khác đối với các sản phẩm nông nghiệp. Hầu hết các sản phẩm trong các lĩnh vực nông lâm thủy sản của chúng ta khi tiếp cận các thị trường trong TPP ở mức thuế quan là 0%. Điều này tạo cho chúng ta một cơ hội lớn để giảm giá thành và từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. * Cơ hội về xuất khẩu Khi kí kết TPP, một số quốc gia trước đây chưa kí FTA với Việt Nam như Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Chile được coi là các thị trường tiềm năng cho nước ta mở rộng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng như gạo, tiêu, cà phê, cá tra, cá ba sa.. Nếu vượt qua được các rào cản về kỹ thuật, gạo của Việt Nam sẽ có cơ hội lớn xuất khẩu sang các thị trường này. Đây là những thị trường có mức tăng trưởng tốt và giá bán cao. Theo báo cáo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam, năm 2013 xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Mỹ tăng 37% so với cùng kì năm trước và chủ yếu là từ các quốc gia kể trên. Khi TPP đi vào hiện thực, giá bán gạo cũng như các sản phẩm nông sản khác của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh về giá và đó là một triển vọng lớn của Việt Nam trong xuất khẩu. * Cơ hội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm Khi đã ra “biển lớn”, việc sản xuất với công nghệ lạc hậu, quy mô khiêm tốn và chất lượng sản phẩm thấp chắc chắn sẽ không thể đứng vững được trên thị trường. Muốn sống được thì nông nghiệp Việt Nam phải thay đổi phương thức canh tác, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật như 646 VietGAP, GlobalGAP, EuroGAP, HACCP…trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản… 3. Những thách thức của nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP * Đối với ngành trồng trọt + Khả năng chi phối giá sản phẩm còn yếu: Các mặt hàng nông sản của Việt Nam như gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều nhân… chiếm một thị phần khá lớn về sản lượng trên toàn thế giới. Tuy sản lượng cao nhưng giá bán xuất khẩu lại thấp hơn của các nước cạnh tranh từ vài chục đến vài trăm USD/tấn nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhưng có một điều cần lưu ý rằng giá nông sản của chúng ta thấp nhưng lại không có thế mạnh về cạnh tranh. Bởi lẽ nông sản của chúng ta bị chi phối về giá bởi các thương lái và doanh nghiệp nước ngoài. Rất nhiều lần sản phẩm của chúng ta bị các thương lái Trung Quốc ép giá và phải bán với giá bèo bọt, bán khi sản phẩm đã giảm giá trị dinh dưỡng khiến cho sản phẩm bị mất uy tín trên thị trường. Khả năng chi phối đối với giá sản phẩm của chúng ta hiện nay đã yếu, một khi các mặt hàng từ các nước trong TPP mạnh mẽ tấn công vào thì người nông dân và doanh nghiệp sẽ càng lao đao. + Hình thức nông sản xấu và chất lượng không cao: Các sản phẩm của Việt Nam thường được đánh giá là có ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội, thách thức và khả năng thích ứng của nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TPP TS. Nguyễn Ngọc Tiến CN. Nguyễn Thị Thùy Giang Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, đã tham gia đàm phán, kí kết và đang triển khai thực hiện 7 FTA bao gồm : Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), FTA ASEAN- Trung Quốc, FTA ASEAN - Ấn Độ, FTA ASEAN - Úc/New Zealand, FTA ASEAN - Hàn Quốc, FTA ASEAN - Nhật Bản, FTA Việt Nam- Nhật Bản. Bên cạnh đó, mới đây chúng ta đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định TPP là một bước tiến mới trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế của Việt Nam với thế giới khi mà khối các quốc gia tham gia TPP chiếm đến 41% kinh tế toàn cầu và khoảng 30% thương mại của thế giới. Điều này mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội và theo đánh giá của các chuyên gia thì Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất. Nhưng nông nghiệp lại là lĩnh vực chịu sự tác động rất mạnh mẽ và đặt ra nhiều thách thức khi TPP được thực hiện bởi khả năng thích ứng của nền nông nghiệp Việt Nam trước những diễn biến mới mẻ của thị trường còn yếu và chưa chủ động. Bằng một số biện pháp như khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng thương hiệu sản phẩm hay ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình nuôi trồng nông lâm thủy sản…sẽ giúp cho nền nông nghiệp nước ta có những chuyển biến tích cực, thích ứng với những thay đổi của thị trường khi TPP chính thức đi vào cuộc sống. 1. Đặt vấn đề Trong số 12 nước tham gia vào TPP (bao gồm Hoa Kỳ, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam), Việt Nam được đánh giá là nước có nền kinh tế kém phát triển nhất. Khi cam kết trong Hiệp ước này có hiệu lực thì khoảng 90% các dòng thuế sẽ ở mức 0%. Khi đó, các sản phẩm của Việt Nam, trong đó có các sản phẩm nông nghiệp sẽ có những cơ hội lớn để tiếp cận mạnh mẽ hơn với các thị trường tham gia TPP, đồng thời chúng ta cũng sẽ đứng trước một sức ép cạnh tranh vô cùng 645 lớn từ những nước có nền nông nghiệp hiện đại, chuyên môn hóa cao và sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp lớn. Vậy thì nền nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP có những cơ hội nào? Thách thức đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam là gì? Liệu nông nghiệp Việt Nam có thích ứng được với những thay đổi mạnh mẽ khi chúng ta gia nhập TPP? Cần làm gì để nâng cao khả năng thích ứng của nền nông nghiệp Việt Nam trước những thay đổi mạnh mẽ đó? Dựa trên việc tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cùng một số phân tích, đánh giá của tác giả, bài viết này hy vọng phần nào trả lời được những câu hỏi đó. 2. Những cơ hội của nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP * Những cơ hội có được từ việc cắt giảm thuế quan Các bên khi tham gia TPP sẽ loại bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và chính sách hạn chế khác đối với các sản phẩm nông nghiệp. Hầu hết các sản phẩm trong các lĩnh vực nông lâm thủy sản của chúng ta khi tiếp cận các thị trường trong TPP ở mức thuế quan là 0%. Điều này tạo cho chúng ta một cơ hội lớn để giảm giá thành và từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. * Cơ hội về xuất khẩu Khi kí kết TPP, một số quốc gia trước đây chưa kí FTA với Việt Nam như Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Chile được coi là các thị trường tiềm năng cho nước ta mở rộng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng như gạo, tiêu, cà phê, cá tra, cá ba sa.. Nếu vượt qua được các rào cản về kỹ thuật, gạo của Việt Nam sẽ có cơ hội lớn xuất khẩu sang các thị trường này. Đây là những thị trường có mức tăng trưởng tốt và giá bán cao. Theo báo cáo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam, năm 2013 xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Mỹ tăng 37% so với cùng kì năm trước và chủ yếu là từ các quốc gia kể trên. Khi TPP đi vào hiện thực, giá bán gạo cũng như các sản phẩm nông sản khác của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh về giá và đó là một triển vọng lớn của Việt Nam trong xuất khẩu. * Cơ hội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm Khi đã ra “biển lớn”, việc sản xuất với công nghệ lạc hậu, quy mô khiêm tốn và chất lượng sản phẩm thấp chắc chắn sẽ không thể đứng vững được trên thị trường. Muốn sống được thì nông nghiệp Việt Nam phải thay đổi phương thức canh tác, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật như 646 VietGAP, GlobalGAP, EuroGAP, HACCP…trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản… 3. Những thách thức của nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập TPP * Đối với ngành trồng trọt + Khả năng chi phối giá sản phẩm còn yếu: Các mặt hàng nông sản của Việt Nam như gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều nhân… chiếm một thị phần khá lớn về sản lượng trên toàn thế giới. Tuy sản lượng cao nhưng giá bán xuất khẩu lại thấp hơn của các nước cạnh tranh từ vài chục đến vài trăm USD/tấn nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhưng có một điều cần lưu ý rằng giá nông sản của chúng ta thấp nhưng lại không có thế mạnh về cạnh tranh. Bởi lẽ nông sản của chúng ta bị chi phối về giá bởi các thương lái và doanh nghiệp nước ngoài. Rất nhiều lần sản phẩm của chúng ta bị các thương lái Trung Quốc ép giá và phải bán với giá bèo bọt, bán khi sản phẩm đã giảm giá trị dinh dưỡng khiến cho sản phẩm bị mất uy tín trên thị trường. Khả năng chi phối đối với giá sản phẩm của chúng ta hiện nay đã yếu, một khi các mặt hàng từ các nước trong TPP mạnh mẽ tấn công vào thì người nông dân và doanh nghiệp sẽ càng lao đao. + Hình thức nông sản xấu và chất lượng không cao: Các sản phẩm của Việt Nam thường được đánh giá là có ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hội nhập kinh tế quốc tế Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN Hiệp định TPP Xây dựng thương hiệu sản phẩm Đất đai sản xuất nông nghiệpTài liệu có liên quan:
-
205 trang 463 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 353 0 0 -
3 trang 188 0 0
-
11 trang 181 4 0
-
23 trang 178 0 0
-
Giáo trình môn Kinh tế quốc tế - Đỗ Đức Bình
282 trang 140 0 0 -
26 trang 114 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Quan hệ thương mại Việt Nam – Nam Phi giai đoạn 2008-2014
83 trang 105 0 0 -
103 trang 99 1 0
-
Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính: Thách thức và yêu cầu đặt ra với Việt Nam
7 trang 98 0 0