Danh mục tài liệu

Cơ hội và thách thức của ngành Logistics tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 512.35 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay thì không thể phủ nhận sự đóng góp quan trọng của ngành Logistics đối với nền kinh tế của đất nước. Logistics góp phần vào quá trình phân phối hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng và là cầu nối thương mại toàn cầu. Hoạt động logistics ngày nay không chỉ gắn liền với hoạt động kho vận, giao nhận vận tải, mà còn lên kế hoạch, sắp xếp dòng chảy nguyên, vật liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất, sau đó luân chuyển hàng hóa từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, tạo nên sự liên thông trong toàn xã hội theo những phương án tối ưu hóa, giảm chi phí luân chuyển và lƣu kho.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức của ngành Logistics tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH LOGISTICS TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Opportunities and challenges of Logistics Service in Vietnam in the context of international economic integration ThS. Phạm Ngọc Thủy, ThS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hải Phòng TÓM TẮT Trong bối cảnh hội nhập hiện nay thì không thể phủ nhận sự đóng góp quan trọng của ngành Logistics đối với nền kinh tế của đất nƣớc. Logis- tics góp phầnvào quá trình phân phối hàng hoá từ nơi sản xuất đến ngƣời tiêu dùng và là cầu nối thƣơng mại toàn cầu. Hoạt động logistics ngày nay không chỉ gắn liền với hoạt động kho vận, giao nhận vận tải, mà còn lên kế hoạch, sắp xếp dòng chảy nguyên, vật liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất, sau đó luân chuyển hàng hóa từ khâu sản xuất đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng, tạo nên sự liên thông trong toàn xã hội theo những phƣơng án tối ƣu hóa, giảm chi phí luân chuyển và lƣu kho. Tại Việt Nam, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều rào cản cũng nhƣ sự cạnh tranh mạnh từ các đối thủ ngoại, ngành Logistics vẫn đƣợc đánh 747 International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 giá có triển vọng trong tƣơng lai, nhất là trong bối cảnh áp dụng các hiệp định thƣơng mại tự do hoá và hội hội nhập kinh tế quốc tế. Từ khoá: Logistics, dịch vụ Logistics, chỉ số xếp hạng về năng lực Logistics ABTRACT In the context of economic integration, it is undeniable that the important contribution of Logistics Service. Logistics Service contributes to the distribution of goods from the place of production to consumers and is a bridge for global trade. Today, Logistics Service is not only associated with logistics activities, freight forwarding, but also planning, arranging the flow of raw materials and materials from suppliers to manufacturers, then circulating goods from from production to final consumers, creating a connection in the whole society under the options of optimization, reduction of rotation and storage costs. In Vietnam, despite facing many barriers as well as strong competition from foreign competitors, the Logistics service is still assessed as promising in the future, especially in the context of applying free trade agreements and international economic integration. Keywords: Logistics Service, LPI 1. MỞ ĐẦU Nếu nhƣ năm 2016, Việt Nam với chỉ số xếp hạng các quốc gia về năng lực Logistics LPI là 2.98, khiêm tốn đứng thứ 64/160 quốc gia và xếp thứ 5 trong khối ASEAN, thì năm 2018, Việt Nam đã giành vị trí 39 với điểm số LPI đƣợc cải thiện đáng kể: 3.27, xếp thứ 3 trong khối ASEAN (sau Singapore và Thái Lan). Điều này phản ánh thực trạng về việc cải thiện năng lực của ngành Logistics trong những năm 748 Hội thảo Khoa học quốc gia “Thương mại quốc tế - Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 gần đây. Việt Nam cũng là nƣớc xếp hạng ở top đầu trong các thị trƣờng mới nổi. Có thể thấy trong bối cảnh toàn cầu hoá thì ngành dịch vụ Logistics tại Việt Nam không ngừng phát triển. Bên cạnh những rào cản và thách thức mà ngành đang gặp phải thì bằng việc cải thiện điểm số ở tất cả các mặt đƣợc đánh giá, ngành Logistics tại Việt Nam đang tiếp tục khởi sắc và hoàn thiện nhằm đáp ứng và hoàn thành những mục tiêu trong tƣơng lai. 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng ngành dịch vụ Logistics thế giới trong những năm gần đây Trong những năm gần đây, tiến bộ trong khoa học công nghệ, toàn cầu hóa, cải thiện hệ thống pháp luật và liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng đang định hình lĩnh vực logistics thế giới theo hƣớng tích hợp và hiện đại. Do sự phức tạp đó nên các thống kê và đo lƣờng về quy mô thị trƣờng logistics toàn cầu vẫn chƣa thống nhất, đặc biệt trong bối cảnh có sự đan xen rất lớn giữa các loại hình logistics và tích hợp các hoạt động trong chuỗi cung ứng xuyên biên giới. Theo số liệu công bố năm 2018 của Ngân hàng Thế giới thì thị trƣờng logistics toàn cầu có quy mô khoảng 4,3 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, một số báo cáo nghiên cứu thị trƣờng logistics của các hãng uy tín nhƣ Market Research, Technavio công bố các số liệu thấp hơn nhiều, khoảng 1 nghìn tỷ USD, do quan điểm thị trƣờng dịch vụ logistics chỉ bao gồm các dịch vụ logistics chuyên nghiệp. Logistics dưới tác động của xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn Logistics có mối liên hệ mật thiết với tăng trƣởng kinh tế và thƣơng mại toàn cầu. Thị trƣờng logistics thế giới với nhiều tín hiệu khả quan nhờ tăng trƣởng kinh tế toàn cầu và những dự án cơ sở hạ tầng, dự án đầu tƣ vào lĩnh vực logistics xuyên quốc gia. Dƣ địa từ tăng trƣởng kinh tế các năm trƣớc thúc đẩy các hoạt động thƣơng mại, đầu tƣ và 749 International science conference “International trade - Policies and practices in vietnam”, ISBN: 978 – 604 – 67 – 1403 – 3 logistics, đặc biệt tại các nền kinh tế mới nổi. Quan ngại về chính sách thuế nhập khẩu tăng cao do xung đột thƣơng mại lan rộng đã thúc đẩy các chủ hàng tranh thủ chốt các hợp đồng và giao hàng, dẫn đến sự tăng trƣởng cả về vận chuyển đƣờng thủy và đƣờng hàng không. Tuy nhiên sau đó, căng thẳng thƣơng mại giữa Hoa Kỳ và các đối tác thƣơng mại lớn, tiêu biểu nhƣ Trung Quốc, EU đã tác động trực tiếp đến hoạt động logistics toàn cầu, mà trƣớc hết là vận tải và kho bãi. Rủi ro đối với các chuỗi cung ứng và hoạt động logistics có sự phân hóa giữa các khu vực địa lý trên thế giới. Ở châu Á - Thái Bình Dƣơng, rủi ro hàng đầu là những cú sốc kinh tế do bảo hộ thƣơng mại; ở Mỹ L ...

Tài liệu có liên quan: