Danh mục tài liệu

Cơ sở lý luận về xây dựng và thực hiện chính sách xã hội nhằm đảm bảo hài hòa quan hệ giữa công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế - Nguyễn Hữu Dụng

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 248.81 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bản chất công bằng xã hội, quan niệm về công bằng xã hội trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là những nội dung chính trong bài viết "Cơ sở lý luận về xây dựng và thực hiện chính sách xã hội nhằm đảm bảo hài hòa quan hệ giữa công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế". Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở lý luận về xây dựng và thực hiện chính sách xã hội nhằm đảm bảo hài hòa quan hệ giữa công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế - Nguyễn Hữu Dụng10 Xã hội học số 1 - 2007Cơ sở lý luận về xây dựng và thực hiện chính sách xã hội nhằm đảm bảo hài hòaquan hệ giữa công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế Nguyễn Hữu Dũng 1. Bản chất của công bằng xã hội Công bằng xã hội, theo Friedrum Quaas, là một trong những giá trị xã hội cao nhất trong hệthống xã hội dân chủ và có trách nhiệm xã hội cao, thậm chí là mục tiêu hàng đầu trong phát triển xãhội. Tuy nhiên, quan niệm về công bằng xã hội rất khác nhau giữa các thời đại và giữa các nhà nghiêncứu, quản lý xã hội. Để hiểu bản chất của công bằng xã hội, trước hết phải bắt đầu từ “bình đẳng xã hội”. Bìnhđẳng xã hội, với quan niệm chung nhất là sự ngang bằng nhau giữa người và người về một, hoặc mộtvài phương tiện xã hội nào đó, hoặc mọi phương diện xã hội. Giữa công bằng xã hội và bình đẳng xãhội có những điểm thống nhất, nhưng cũng có những khác biệt. Công bằng xã hội không đồng nhất vớibình đẳng xã hội ở chỗ, công bằng xã hội là sự ngang nhau giữa người với người không phải về mộtphương diện bất kỳ, mà chỉ về một phương diện hòan toàn xác định là: quan hệ giữa nghĩa vụ vàquyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ theo nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ (cống hiến) ngang nhau thìcó quyền lợi (được hưởng thụ) ngang nhau. Như vậy, công bằng xã hội liên quan đến mối quan hệ ứngxử giữa “nghĩa vụ” và “quyền lợi”, giữa “cống hiến” và “hưởng thụ”. Công bằng xã hội là một dạng, một biểu hiện cụ thể của bình đẳng xã hội và thực hiện côngbằng xã hội chính là thực hiện một phần của bình đẳng xã hội, là một bước tiến trên con đường lâu dàinhằm đạt tới bình đẳng xã hội hoàn toàn chứ chưa phải là đã đạt tới bình đẳng xã hội hoàn toàn. Và dođó, ngày nay, trong một xã hội phát triển, chưa thể đạt được bình đẳng xã hội hoàn toàn, hơn thế nữa,sự tồn tại bất bình đẳng ở một vài phương diện nào đó, trong một số lĩnh vực nào đó, vẫn là một tấtyếu, không tránh khỏi. Cái mà xã hội đạt được mới chỉ là công bằng xã hội - một phần của bình đẳngxã hội. Chính C. Mác cũng cho rằng, trong chủ nghĩa xã hội, công bằng xã hội được thực hiện nhưngbất bình đẳng xã hội vẫn tồn tại như một tất yếu không thể tránh khỏi. Từ quan niệm chung trên đây về công bằng xã hội và bình đẳng xã hội , người ta đã đưa ranhiều định nghĩa khác nhau về công bằng xã hội. Theo từ điển Bách khoa triết học (Liên Xô): “côngbằng là khái niệm đạo đức - pháp quyền, đồng thời cũng là khái niệm chính trị - xã hội. Khái niệmcông bằng bao hàm trong nó yêu cầu về sự phù hợp giữa vai trò thực tiễn của cá nhân (nhóm xã hội)với địa vị của họ trong đời sống xã hội, giữa quyền và nghĩa vụ của họ, giữa làm và hưởng, giữa laođộng và sự trả công, giữa tội phạm và sự trừng phạt, giữa công lao và sự thừa nhận của xã hội. Sựkhông phù hợp trong những quan hệ đó được đánh giá là sự bất công”. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Nguyễn Hữu Dũng 11 Friedrun Quaas, một học giả theo chủ thuyết kinh tế thị trường xã hội, cho rằng: công bằng xãhội là giá trị xã hội phù hợp với những nguyên tắc nhân đạo và phồn vinh cộng đồng. Theo nhữngnguyên tắc này, tất cả các thành viên của xã hội được hưởng lợi từ phồn vinh chung của toàn xã hội vàcần phải có sự đóng góp phần mình vào quá trình hình thành, phát triển và duy trì sự phồn vinh đó. Định nghĩa về công bằng xã hội trong từ điển Bách khoa Triết học (Liên Xô) là khá hợp lý, nhưngcó nội hàm rộng, bao gồm nhiều mối quan hệ ứng xử, còn định nghĩa sau tuy rất khái quát, nhưng nhấnmạnh đến quan hệ ứng xử giữa cống hiến và hưởng thụ. Đó là quan hệ ứng xử cơ bản nhất trong xã hội đểđảm bảo công bằng xã hội. Nhận thức về công bằng xã hội là một quá trình. Trong thời kỳ cổ đại, điển hình là thời kỳ cổđại Hy Lạp và La Mã, các nhà triết học đã quan tâm nhiều đến chủ đề công bằng xã hội. Thuyết “trạngthái tự nhiên” đã lý tưởng hóa thời “thơ ấu” của loài người (tức xã hội cộng sản nguyên thủy), chorằng đó là xã hội công bằng nhất, còn xã hội hiện thời là không hợp lý đầy những thiên vị xấu xa, dođi “chệch” khỏi “trạng thái tự nhiên” và cần phải trở lại thời “thơ ấu” của mình. Platon và Aristot cũngít nhiều theo thuyết này. Tuy nhiên, Aristot cho rằng công bằng là sự bình đẳng giữa những người cócùng địa vị xã hội. Còn sự bất bình đẳng giữa những người không có cùng địa vị xã hội cũng được coilà công bằng. Song, ông cũng có quan niệm khá tiến bộ về công bằng xã hội, cho rằng công bằng xãhội là phạm trù chính trị, gắn với Nhà nước, bởi pháp luật - tiêu chuẩn của sự công bằng. Trên cơ sởpháp luật, tùy thuộc vào sự cống hiến của mỗi người mà họ được hưởng m ...