Cốm gọi hương thu
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 502.56 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sáng thu, khi hương đêm còn đọng trên ngọn cỏ, đi dưới lòng đường Hà Nội trong cái tấp nập hối hả của phiên chợ sáng chợt thấy vang lên trong tâm tưởng nét nhạc Trịnh “Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ / Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua”….Cốm không phải là đặc sản riêng của Hà Nội, trên thực tế nơi đây cũng không phải là quê hương đầu tiên của cốm nhưng chỉ có người Hà Nội mới khiến món quà ấy trở nên thanh tao, thánh thoát bởi cách ăn của “ngườiTràng An...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cốm gọi hương thuCốm gọi hương thuSáng thu, khi hương đêm còn đọng trên ngọn cỏ, đi dưới lòng đường HàNội trong cái tấp nập hối hả của phiên chợ sáng chợt thấy vang lêntrong tâm tưởng nét nhạc Trịnh “Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ /Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua”….Cốm không phải là đặc sản riêng của Hà Nội, trên thực tế nơi đây cũngkhông phải là quê hương đầu tiên của cốm nhưng chỉ có người Hà Nội mớikhiến món quà ấy trở nên thanh tao, thánh thoát bởi cách ăn của “ngườiTràng An thanh lịch”. Nhà văn Băng Sơn đã từng viết “Ăn cốm là nhai từ từ,khoan thai, từng hạt ngọc xanh mà dẹt, mềm mà thơm, ngọt mà mát. Khôngthể ăn cốm mà xới vào bát rồi lùa như ăn bún, ăn phở. Người Hà Nội ănriêng cốm, ăn một mình cốm để tận hưởng sắc màu, hương vị thanh thoát,tao nhã…”.Cốm nhâm nhi từng hạt đã ngon, nhưng nếu biết cách kết hợp thì mới làmdậy thêm hương vị đặc trưng của cốm. Ăn cốm không thể thiếu nước chè,mà chè móc câu Thái Nguyên là đứng đầu bảng. Người Hà Nội có rất nhiềucách thưởng thức cốm nào chè cốm, xôi cốm, bánh cốm, chả cốm nhưng cólẽ cốm Vòng ăn với hồng chín mới đích thị là khác biệt, tạo nên sự độc đáotrong ẩm thực dân tộc. Nhà văn Thạch Lam đã có lần miêu tả “Cái màu xanhtươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, không gì thú vị bằng”. Quả đúng nhưthế, trái hồng chín mọng, đỏ au hòa quyện với vị bùi, thanh của cốm khiếnngười ăn thích thú đến ngỡ ngàng.Trái hồng chín mọng, đỏ au hòa quyện với vị bùi, thanh của cốm khiếnngười ăn thích thú đến ngỡ ngàng...Cốm Hà Nội có nhiều loại: Cốm Vòng, cốm Lủ, cốm Kẻ Mẩy. Nhiều ngườicho rằng, phải chăng cốm Hà Nội có được màu sắc và hương thơm truyền kỳnhư ngày nay cũng là bởi nó gắn liền với mùa thu dịu ngọt. Bởi thế, khi nhắctới mùa thu Hà Nội không ai là không nghĩ tới cốm đầu tiên. Hình ảnh côhàng xén hiền dịu với chiếc nón trắng ngần, ngồi bên thúng cốm xanh thơmngát, ủ lớp lá sen đã đi vào thơ ca, hội họa như một biểu trưng cho thu HàNội.Cốm có thể ăn lai rai, nhâm nhi cả ngày nhưng thú vị nhất vẫn là ăn vào buổisáng khi sương thu còn lẩn khuất, khi bụng còn rỗng. Lúc này, cốm vừa ralò còn tươi ngon, phảng phất mùi lửa lại quyện hương lá sen thấm đẫm hơisương. Người ăn nhẩn nha từng hạt cốm dẻo dai mà như gói cả mùa thutrong tấm lá, như đang “nuốt chửng” cả tinh hoa trời đất....những hạt ngọc của đất trời sẽ vun đắp thêm cho lứa đôi hạnh phúcKhông cao sang, không bắt mắt, cốm là thứ quà ăn chơi, ăn không lấy nonhưng nó lại là món không thể thiếu trong mâm tráp kết duyên đôi lứa. Phảichăng người ta tin rằng, những hạt ngọc của đất trời đó sẽ vun đắp thêm cholứa đôi hạnh phúc?Thu đến, thu đi, đất trời có nhiều biến đổi song cốm vẫn xanh màu xanh tinhtúy như gọi thu, nhắc thu...Gió heo may về, một mùa thu nữa lại đến. Hà Nội vào thu vẫn đẹp, thậm chícòn đẹp hơn, trong hơn, tinh khiết hơn. Với nhiều người, mùa thu là mùahoa sữa, là những cơn gió se lạnh, nhưng với tôi mùa thu chỉ thực sự đến khitrên phố thấp thoáng cốm với lá sen, lá ráy, với cọng rơm vàng còn vươngmùi lúa mới. Thu đến, thu đi, đất trời có nhiều biến đổi song cốm vẫn xanhmàu xanh tinh túy như gọi thu, nhắc thu ….
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cốm gọi hương thuCốm gọi hương thuSáng thu, khi hương đêm còn đọng trên ngọn cỏ, đi dưới lòng đường HàNội trong cái tấp nập hối hả của phiên chợ sáng chợt thấy vang lêntrong tâm tưởng nét nhạc Trịnh “Mùa cốm xanh về thơm bàn tay nhỏ /Cốm sữa vỉa hè thơm bước chân qua”….Cốm không phải là đặc sản riêng của Hà Nội, trên thực tế nơi đây cũngkhông phải là quê hương đầu tiên của cốm nhưng chỉ có người Hà Nội mớikhiến món quà ấy trở nên thanh tao, thánh thoát bởi cách ăn của “ngườiTràng An thanh lịch”. Nhà văn Băng Sơn đã từng viết “Ăn cốm là nhai từ từ,khoan thai, từng hạt ngọc xanh mà dẹt, mềm mà thơm, ngọt mà mát. Khôngthể ăn cốm mà xới vào bát rồi lùa như ăn bún, ăn phở. Người Hà Nội ănriêng cốm, ăn một mình cốm để tận hưởng sắc màu, hương vị thanh thoát,tao nhã…”.Cốm nhâm nhi từng hạt đã ngon, nhưng nếu biết cách kết hợp thì mới làmdậy thêm hương vị đặc trưng của cốm. Ăn cốm không thể thiếu nước chè,mà chè móc câu Thái Nguyên là đứng đầu bảng. Người Hà Nội có rất nhiềucách thưởng thức cốm nào chè cốm, xôi cốm, bánh cốm, chả cốm nhưng cólẽ cốm Vòng ăn với hồng chín mới đích thị là khác biệt, tạo nên sự độc đáotrong ẩm thực dân tộc. Nhà văn Thạch Lam đã có lần miêu tả “Cái màu xanhtươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, không gì thú vị bằng”. Quả đúng nhưthế, trái hồng chín mọng, đỏ au hòa quyện với vị bùi, thanh của cốm khiếnngười ăn thích thú đến ngỡ ngàng.Trái hồng chín mọng, đỏ au hòa quyện với vị bùi, thanh của cốm khiếnngười ăn thích thú đến ngỡ ngàng...Cốm Hà Nội có nhiều loại: Cốm Vòng, cốm Lủ, cốm Kẻ Mẩy. Nhiều ngườicho rằng, phải chăng cốm Hà Nội có được màu sắc và hương thơm truyền kỳnhư ngày nay cũng là bởi nó gắn liền với mùa thu dịu ngọt. Bởi thế, khi nhắctới mùa thu Hà Nội không ai là không nghĩ tới cốm đầu tiên. Hình ảnh côhàng xén hiền dịu với chiếc nón trắng ngần, ngồi bên thúng cốm xanh thơmngát, ủ lớp lá sen đã đi vào thơ ca, hội họa như một biểu trưng cho thu HàNội.Cốm có thể ăn lai rai, nhâm nhi cả ngày nhưng thú vị nhất vẫn là ăn vào buổisáng khi sương thu còn lẩn khuất, khi bụng còn rỗng. Lúc này, cốm vừa ralò còn tươi ngon, phảng phất mùi lửa lại quyện hương lá sen thấm đẫm hơisương. Người ăn nhẩn nha từng hạt cốm dẻo dai mà như gói cả mùa thutrong tấm lá, như đang “nuốt chửng” cả tinh hoa trời đất....những hạt ngọc của đất trời sẽ vun đắp thêm cho lứa đôi hạnh phúcKhông cao sang, không bắt mắt, cốm là thứ quà ăn chơi, ăn không lấy nonhưng nó lại là món không thể thiếu trong mâm tráp kết duyên đôi lứa. Phảichăng người ta tin rằng, những hạt ngọc của đất trời đó sẽ vun đắp thêm cholứa đôi hạnh phúc?Thu đến, thu đi, đất trời có nhiều biến đổi song cốm vẫn xanh màu xanh tinhtúy như gọi thu, nhắc thu...Gió heo may về, một mùa thu nữa lại đến. Hà Nội vào thu vẫn đẹp, thậm chícòn đẹp hơn, trong hơn, tinh khiết hơn. Với nhiều người, mùa thu là mùahoa sữa, là những cơn gió se lạnh, nhưng với tôi mùa thu chỉ thực sự đến khitrên phố thấp thoáng cốm với lá sen, lá ráy, với cọng rơm vàng còn vươngmùi lúa mới. Thu đến, thu đi, đất trời có nhiều biến đổi song cốm vẫn xanhmàu xanh tinh túy như gọi thu, nhắc thu ….
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghệ thuật ẩm thực văn hoá ẩm thực văn hoá ẩm thực Việt Nam văn hoá ẩm thực đặc trưng văn hoá ẩm thựcTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 319 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 260 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 258 5 0 -
69 trang 241 5 0
-
từ điển văn hóa ẩm thực việt nam: phần 2
418 trang 205 4 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 200 0 0 -
Vài nét về văn hóa ẩm thực Nam Bộ
4 trang 184 0 0 -
Tìm hiểu về quà Hà Nội (Tiếp cận từ góc nhìn văn hóa ẩm thực): Phần 1
99 trang 157 2 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 1
163 trang 150 6 0 -
Bánh chuối hấp ngon lạ miền Nam
12 trang 120 0 0