Danh mục tài liệu

Cơm nhà

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.40 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bước vào quán lề đường dựng bảng “bình dân”, bác ngó qua dãy thức ăn được bày biện sẵn sàng sau lớp kính, chỉ chờ thực khách chọn món sẽ gắp vào dĩa cơm, bưng ra bàn. Bác đảo qua một lượt. Hôm nay có sườn nướng, đậu hũ dồn thịt, thịt kho hột vịt, cá chiên, mực xào thơm… Nhiều quá. Thực đơn đa dạng nhưng bụng chỉ chứa nổi một, cùng lắm là hai món thôi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơm nhà Cơm nhàBước vào quán lề đường dựng bảng “bình dân”, bác ngó qua dãy thức ăn được bày biệnsẵn sàng sau lớp kính, chỉ chờ thực khách chọn món sẽ gắp vào dĩa cơm, bưng ra bàn.Bác đảo qua một lượt.Hôm nay có sườn nướng, đậu hũ dồn thịt, thịt kho hột vịt, cá chiên, mực xào thơm…Nhiều quá. Thực đơn đa dạng nhưng bụng chỉ chứa nổi một, cùng lắm là hai món thôi.- Ăn gì bác ơi?- Cho bác thịt kho hột vịt…Bác lom khom ngồi xuống ghế, giở cái mũ lưỡi chai cũ sờn đặt lên bàn. Mái đầu bác lộ rađầy sợi bạc, làn da xù xì sương gió, vầng trán nhăn nheo, áo quần luộm thuộm nhàu nhĩ,bộ dạng thường thấy nơi những người chồng người cha trụ cột gia đình ngày ngày lăn xảvới đời bươn chải kiếm sống, thương vợ, chăm con khôn lớn.Trưa trời trưa trật. Mấy cái bàn hầu hết đã lấp kín bởi những tấm lưng thoang thoảng mồhôi. Xa xa ngồi kia đang ngấu nghiến cái đùi gà có lẽ là một anh xe ôm. Hai ba cậu choaichoai ồn ào góc này làm thợ hồ. Mấy cô kế bên xoen xoét tám chuyện chắc buôn bán đồlặt vặt ở chợ. Và đám thanh niên rôm rả bàn đó: công nhân khu chế xuất.- Cơm đây bác ơi!Con bé phụ việc nhanh nhẹn bưng dĩa cơm ra, kèm một chén canh chua. Bác với đũa, lạitìm chén ớt. Không thấy đâu, bác gọi:- Cho bác mấy trái ớt đi cháu.Con bé dạ dạ chạy vào lấy ngay. Bác ngồi chờ, buồn thiu. Mấy hôm rồi vợ bác sốt cao, ranhà thuốc mua chục viên trắng viên xanh về uống mà chẳng thấy bớt, chiều qua bác chởđi khám liền nghe ông bác sĩ phán: “Cần nhập viện!”. Vậy là hôm nay nhà còn mỗi mộtmình, bác đành phải tự túc khoản cơm nước.- Ớt nè bác.Bác cho ớt vào dằm dằm, trộn đều với nước thịt.Chẳng bằng bà ấy được! Tay nghề nấu nướng của bà ấy mới là số một. Bác vừa nhaicơm, vừa ngẫm nghĩ. Tuần nào trong bếp cũng sẵn một nồi thịt kho hột vịt, món “ruột”của mình. Bao giờ bà ấy cũng tinh ý…Trong tâm tưởng, bác thấy hai vợ chồng ngồi ăn cơm: mình lấy đũa xắn đôi quả trứng,gắp một nửa vào chén cho vợ, nửa cho mình, rồi vừa và cơm vừa tấm tắc: Ngon tuyệt!Ngon tuyệt! Vợ bác cười tủm tỉm, múc nước kho rưới vào chén cho bác, lại gắp thêmmiếng thịt.Bác ăn cay lắm, biết tính nên bữa cơm nào bà ấy cũng bỏ sẵn vào mâm mấy trái ớt hiểm.Dằm quả ớt nát nát vào nước thịt, cay cay mặn ngọt, ăn với cơm, sao mà… tuyệt!Nhai mấy hạt cơm trộn trạo trong miệng, bác ngó miếng trứng vừa ăn. Lắc đầu.Hột vịt kho của vợ bác sao mà ngon bao nhiêu tuyệt bao nhiêu, thì ở đây lại dở tệ bấynhiêu! Bác liếc cái bảng đề chữ “bình dân” to tướng dựng đằng trước kia mất một lúc. Ừthì cũng phải, ăn cơm “bình dân” còn đòi hỏi gì nhiều.Dĩa cơm ngoài món chính vừa gọi còn bỏ thêm một nhúm rau muống xào. Nhưng ôi thôirau gì lại vừa dai vừa già, ăn chỉ muốn nhả bã.Vợ bác vẫn thường trêu: “Ông là kén cá chọn canh lắm nhé, chẳng biết ai phục vụ nổicho ông vừa lòng!”. “Thì có bà chứ còn ai vào đây nữa!”.Thằng con trai độc nhất đi học xa, năm nao còn bé tý mà giờ đã ra dáng sinh viên nămhai. Cuối tuần nào gọi điện về cũng than: “Cơm sinh viên “ẹ” lắm bố ơi. Con thèm cơmmẹ…”.Nghe nó phát âm chữ “thèm” thôi, bác cầm ống gọi bên này cũng đủ hiểu lòng con trẻ,mắt đỏ hoe: “Ráng đi con, học tốt, được nghỉ rồi về ăn thịt kho hột vịt”.Hai cha con giống nhau, đều mê món thịt kho hột vịt mẹ nó làm. Bác nhớ ngày ấy bangười ngồi dùng cơm, hễ thấy dĩa thịt kho là bao giờ thằng con trai cũng múc lấy múc đểnước thịt chan như canh. Bác rầy: “Mặn con!”.Cơm trắng chuyển cả thành nâu vì màu nước thịt, nó cứ xì xụp xì xụp. Có khi chẳng cầnthịt trứng gì, cứ nhai không mỗi cơm với nước thịt như thế, vậy mà cu cậu ních căng trònbụng sạch sẽ không còn hạt cơm nào vẫn đưa cho mẹ: “Con xin bát nữa”.Bây giờ thì những bữa cơm chỉ còn lại hai ông bà già. Vợ bác tới bữa nhìn mâm cơm haythở dài: “Tội nó quá, lên đó cơm nước cứ tạm bợ, riết rồi gầy rộc hẳn đi…”. Bác vội vãtrấn an: “Trên thành phố thiếu gì món ngon, không cơm tấm thì phở, hủ tíu, bánh canh…Rồi nó cũng thích nghi được thôi”.Nói vậy chứ giờ đây, đang trong quán “bình dân” này, bác hiểu điều mình nói nào có dễdàng gì với con trai. Bà ấy mới vắng nhà một ngày, mình mới chỉ ăn cơm ngoài mộtngày, đã không chịu được. Huống chi nó quanh năm suốt tháng…Cái cảm giác một mình im lặng ngồi ăn bên những người xa lạ, tai phải nghe loángthoáng mấy mẩu chuyện vụn vặt xa xôi mình chẳng hề dính líu liên quan, quả vô cùngđơn độc. Hàng ngày bác có chuyện vui chuyện buồn, tin tức trên báo trên đài gì mình đọcmình nghe, được tới bữa đều vừa ăn vừa tâm tình với vợ, bà ấy lại kể bác nghe chuyệnngoài đường ngoài chợ, những điều mắt thấy tai nghe, cứ thế cùng trao đổi thông tin, rõthêm chuyện lại hiểu nhau hơn.Ăn cơm mà mạnh ai biết người nấy, cố cho xong bữa rồi thôi, buồn lắm! Mỗi người mỗiviệc, đến bữa là dịp để gặp nhau, không tranh thủ thì còn lúc nào. Bác thì nghĩ thế, vậymà trên đài người ta vẫn khuyên: “Không nên vừa nói vừa ăn, dễ đau bao tử”.Có đau chút cũng được, còn hơn ở chung một nhà mà chẳng mấy khi chuyện trò cùngnhau.“Con Mai mới bị chồng đánh nữa đó mày, tội nó ghê. Thằng chả tối ngày nhậu nhẹt sayxỉn, chỉ khổ vợ khổ con…”. “Sao nó không bỏ quách cho rồi, cái hạng đàn ông hèn hạvương chi cho mệt xác!”. Hai cô ngồi kế bên đang “bà tám”. Bác nhai cơm, chẳng hiểusao trong đầu lại tưởng tượng ra một bữa cơm không phải của nhà mình.Bữa cơm ấy có “cô Mai” và “ông chồng say xỉn tối ngày”, thêm một đứa con gái nhỏxinh như thiên thần. Cô Mai bới cho chồng một chén cơm, lại gắp bỏ lên trên miếng đậuhũ chiên: “Anh ăn đi cho nóng!”.Ông chồng cười hiền hậu, khác hẳn những khi mang cơn say triền miên khuya khoắt vềnhà đập cửa om sòm, la lối inh ỏi. Cắn miếng đậu hũ nóng giòn, hết ngắm vợ lại sang congái. Tự nhiên mắt anh cay cay, chỉ bật ra được vài tiếng:“Em ơi… tha lỗi cho anh…”.Những ông chồng say xỉn có thể thức tỉnh khi ăn một bữa cơm nhà vợ nấu hay không?Bác tin rằng có. Vì người đàn ông nào đứng trước bao nhiêu thăng trầm cuộc sống đe doạvật ngã cũng có thể tìm niềm xoa dịu bởi ...