Danh mục tài liệu

Con người và hiện thực miền núi trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 114.92 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Con người và hiện thực miền núi là đề tài chủ yếu trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn. Nhà văn của núi rừng Đông Bắc đã khắc họa trong các tiểu thuyết của mình bức tranh về thiên nhiên, cuộc sống và con người miền núi Cao Bằng trong cái nhìn đa diện, đa chiều. Một thiên nhiên vừa thơ mộng, trữ tình vừa hùng vĩ. Những con người miền núi với cái phẩm chất và tâm hồn trong vắt như suối rừng mùa thu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Con người và hiện thực miền núi trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0065 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 106-113 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn CON NGƯỜI VÀ HIỆN THỰC MIỀN NÚI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CAO DUY SƠN Điêu Thị Tú Uyên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Con người và hiện thực miền núi là đề tài chủ yếu trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn. Nhà văn của núi rừng Đông Bắc đã khắc họa trong các tiểu thuyết của mình bức tranh về thiên nhiên, cuộc sống và con người miền núi Cao Bằng trong cái nhìn đa diện, đa chiều. Một thiên nhiên vừa thơ mộng, trữ tình vừa hùng vĩ. Những con người miền núi với cái phẩm chất và tâm hồn trong vắt như suối rừng mùa thu. Toàn bộ không gian đời sống sinh hoạt miền núi với những bản sắc văn hóa riêng của vùng Tày cũng được Cao Duy Sơn phác thảo một cách sinh động, mới lạ và đầy sức hấp dẫn. Bức tranh hiện thực ấy đã thay đổi cách nhìn của độc giả về cuộc sống và con người các dân tộc miền núi, đóng góp quan trọng vào việc đổi mới đề tài miền núi trong nền văn học đương đại Việt Nam. Từ khóa: Con người và hiện thực, miền núi, tiểu thuyết của Cao Duy Sơn. 1. Mở đầu Cao Duy Sơn là tác giả của nhiều tiểu thuyết viết về đề tài miền núi: Người lang thang (1992), Cực lạc (1995), Hoa mận đỏ (1999), Đàn trời (2006), Chòm ba nhà (2009). Là nhà văn của núi rừng Đông Bắc, Cao Duy Sơn là một trong những cây bút viết nhiều và viết hay về đề tài miền núi từ sau đổi mới. Nhiều bài viết của độc giả yêu mến và các nhà nghiên cứu như Lũng núi ấy. . . đã sinh ra một nhà văn” (Phạm Quang Trung – Văn nghệ Sông Cửu Long [9]); Cao Duy Sơn, giọng văn nhẹ nhàng mà sắc bén (Sông Lam – Báo Dân tộc và phát triển [10]); Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi (Phạm Duy Nghĩa – Luận án tiến sĩ); Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì đổi mới và hội nhập (Đào Thủy Nguyên – Tạp chí Nghiên cứu văn học [6]). . . đều khẳng định ngòi bút tiểu thuyết của Cao Duy Sơn là ngòi bút đầy sung mãn, có sức bật, có những bước đột phá về đề tài dân tộc và miền núi. Các tiểu thuyết của Cao Duy Sơn đã mở ra một thế giới nghệ thuật mới lạ, đầy hấp dẫn, thể hiện cái nhìn đa diện, nhiều chiều về hiện thực và con người miền núi. Với mảng đề tài này, Cao Duy Sơn đã khẳng định được phong cách, giọng điệu riêng của mình. Tuy nhiên, các bài viết trên chủ yếu thể hiện cái nhìn khái quát về tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, hoặc quan tâm đến thi pháp nghệ thuật trong từng tác phẩm cụ thể, trong khi cần có cái nhìn và sự đánh giá đầy đủ, hệ thống những đóng góp quan trọng của nhà văn cho nền tiểu thuyết đương đại về đề tài dân tộc và miền núi, nhất là về phương diện phản ánh hiện thực và con người miền núi từ sau đổi mới. Bài viết này mong muốn đưa ra cái nhìn Ngày nhận bài: 15/4/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015 Liên hệ: Điêu Thị Tú Uyên, e-mail: tuuyentbu@gmail.com 106 Con người và hiện thực miền núi trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn cụ thể và mang tính hệ thống về hiện thực và con người miền núi được khắc họa trong năm cuốn tiểu thuyết của Cao Duy Sơn kể từ sau đổi mới, ghi nhận những giá trị đặc sắc, sáng tạo trong tiểu thuyết của nhà văn khi viết về mảng đề tài này. 2. Nội dung nghiên cứu Sinh ra và lớn lên ở Cao Bằng, kí ức tuổi thơ, thiên nhiên, con người và những vỉa tầng văn hóa truyền thống dân tộc Tày đã bám rễ, ám ảnh sâu trong tâm trí Cao Duy Sơn, “nó khiến anh khắc khoải, day dứt tựa hồ như đang mang một món nợ đối với quê hương. Và nếu không trả được món nợ đó, anh không thể tìm thấy một chốn bình an để neo đậu tâm hồn” [10]. Nhà văn viết về cao Bằng vừa để trả nợ ân tình vừa như trải lòng với vùng đất và con người mình đã nặng lòng gắn bó. Thiên nhiên, cuộc sống và con người miền núi Cao Bằng hiện lên trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn thật đa diện, đa chiều. 2.1. Tiểu thuyết Cao Duy Sơn phác họa một thiên nhiên miền núi đa dạng, thơ mộng mà hùng vĩ, mang tâm hồn con người miền núi Thiên nhiên Cao Bằng trong tiểu thuyết của Cao Duy Sơn có đủ đường nét, màu sắc, hình khối. Một thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ: “Núi như những chàng khổng lồ khoác vai nhau giăng tận chân trời. Xen kẽ những ngọn đồi, và cánh đồng màu mỡ, những thảm nương xanh mướt khi mùa đang xanh; đâu đâu cũng đồi núi điệp trùng. Sương như mây phủ kín những đỉnh non cao...” (Chòm ba nhà); “Thác Phja Bjooc đổ xuống từ độ cao gần sáu mươi sải tay. Triệu triệu những bụi nước từ dòng thác như tấm lưới khổng lồ tung lên trời cao, rồi trùm xuống vạn vật cách nó cả trăm thước (Đàn trời); và thơ mộng: Chiều thu yên ả và trong lành... Vạn vật hết thảy đang vào kì chín rũ úa vàng. Không gian ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: