Công lý theo thủ tục – công lý theo bản thể và vấn đề án oan ở Việt Nam
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 464.39 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết bằng phương pháp nghiên cứu Phân tích và hệ thống hoá lý thuyết; phương pháp Phân tích tổng kết kinh nghiệm sẽ làm rõ những nội dung sau: 1) Khái niệm và lịch sử phát triển của thuật ngữ công lý; 2) Giới thiệu về Công lý theo thủ tục và Công lý theo kết quả; 3) Liên hệ với tình trạng án oan trong xét xử hình sự ở Việt Nam thời gian qua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công lý theo thủ tục – công lý theo bản thể và vấn đề án oan ở Việt Nam CÔNG LÝ THEO THỦ TỤC – CÔNG LÝ THEO BẢN THỂ VÀ VẤN ĐỀ ÁN OAN Ở VIỆT NAM Trần Quyết Thắng TÓM TẮT: Bài viết bằng phương pháp nghiên cứu Phân tích và hệ thống hoá lý thuyết; phương pháp Phân tích tổng kết kinh nghiệm sẽ làm rõ những nội dung sau: 1) Khái niệm và lịch sử phát triển của thuật ngữ công lý; 2) Giới thiệu về Công lý theo thủ tục và Công lý theo kết quả; 3) Liên hệ với tình trạng án oan trong xét xử hình sự ở Việt Nam thời gian qua. Từ khoá: Công lý; Công lý theo thủ tục; Công lý theo bản thể; Án oan. ABSTRACT: This article addresses the following issues: 1) The concept and development history of justice; 2) Overview of result – based justice and due process – based justice; 3) Comparison with juidicial process in Vietnam nowadays. Keywords: Justice; Result – based justice; Due process – based justice; Unjust sentence Công lý là một thuật ngữ chính trị, đạo đức, triết học và pháp lý được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay thuật ngữ này vẫn chưa có được sự đồng nhất nào về khái niệm. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, công lý được xem là tôn chỉ để nhân danh và cũng là cái đích hướng tới của hệ thống tư pháp. Hầu hết các nghiên cứu đều thừa nhận rằng, hiện nay trong nền tư pháp quốc tế được chia làm hai xu hướng khá rõ rệt bao gồm Công lý theo thủ tục gắn liền với đa số các quốc gia theo hệ thống thông luật và Công lý theo kết quả gắn liền với các quốc gia theo hệ thống dân luật. Ở Việt Nam, công lý đã được song hành cùng nền tư pháp quốc gia từ khi được sáng lập. Tuy nhiên, cho đến nay dù đã trải qua những thăng trầm của lịch sử, công lý vẫn chưa có được một vị thế xứng đáng trong hoạt động của hệ thống thực thi quyền tố tụng tư pháp, tình hình oan sai và các vi phạm trong trình tự tố tụng tại Việt Nam ngày càng trở nên TS., Đại học Nội vụ Hà Nội – Phân hiệu Quảng Nam, Đà Nẵng; Email: tranquyetthang.101090@gmail.com 70 nghiêm trọng hơn và các giá trị chuẩn mực cho hoạt động của nền tư pháp quốc gia được ghi nhận là đang vướng vào sự bất nhất. Trong khi đó, công lý theo thủ tục hay công lý theo kết quả vẫn còn là một vấn đề mới trong cả học thuật lẫn môi trường pháp lý. Chính những điều này đòi hỏi cần có những nghiên cứu đặt nền móng cho việc xác định xu hướng lựa chọn con đường đến công lý của của hoạt động tố tụng tư pháp nhằm phát triển một nền xét xử độc lập, công bằng, đúng người, đúng tội. 1. Hành trình khái niệm Công lý Cho đến này, hầu hết đều thừa nhận rằng công lý đã trải qua 3 thời kỳ trong quá trình phát triển của mình: Giai đoạn thứ nhất, bản chất của Công lý mang tính khá tiêu cực. Nó là một hoạt động trả thù của cá nhân khi bị xâm phạm do đó giai đoạn này được gọi là giai đoạn công lý báo thù. Nổi bật cho thời kì này là bộ luật Hammurabi (mi-sa-ra-am) được ban hành bởi nhà nước Lưỡng Hà gia đoạn từ 1792 đến 1750 TCN. Nội dung chính yếu của nó đề cập đến hình phạt phải gánh chịu theo nguyên tắc Talion - mắt đền mắt, răng đền răng. Sự hà khắc của nguyên tắc Talion nói riêng và cả bộ luật Hammurabi nói chung là việc máy móc áp dụng triệt để hình phạt sinh mạng - mạng đổi mạng. Một số điều luật điển hình được trích xuất đê chứng minh cho sự hà khắc đó bao gồm: Điều 196 Bộ luật quy định: Kẻ nào làm hỏng mắt của người dân tự do, kẻ đó sẽ bị người ta chọc mù mắt. Điều 197 Bộ luật quy định: Kẻ nào đánh gãy tay của một người tự do, người ta sẽ đánh gãy tay của hắn. Điều 230 Bộ luật quy định: Người thợ xây xây nhà không cẩn thận làm đổ nhà chết con chủ nhà thì phải giết con người thợ xây. Những quy định này vẫn còn xuất hiện bóng dáng trong luật hình sự của nhiều quốc gia trong thế giới hiện đại. Đó là hình phạt tử hình cho một số tội danh. Mặc dù việc giữ hay bỏ hình phạt này đang gây tranh cãi và chưa có hồi kết, nhưng không thể phủ nhận được rằng hình phạt này có mối dây liên hệ mật thiết với công lý báo thù.1 Tuy bản chất công lý của thời kỳ này là sự trả thù nguyên thuỷ, song xuyên suốt giá trị của Hammurabi, công lý luôn được đề cao và được xem như ánh sáng mặt trời cần phải “soi đến dân đen, tỏ ánh sáng khắp mặt đất”. 1 Xem chi tiết tại: http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=7018, và http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4524. 71 Giai đoạn thứ hai, tư tưởng về công lý được chuyển từ hình thức trả thù nguyên thuỷ sang hình thức bồi thường tương xứng với thiệt hại. Nội dung chính yếu của công lý giai đoạn này là sự phạt vạ tương xứng với thiệt hại bằng một giá trị khác ngoài sinh mạng. Đó là sự thoả thuận giữa bên gây ra thiệt hại và bên bị thiệt hại một hình thức đền bù để hai bên hài lòng. Sự phạt vạ này tránh được tính chất hà khắc của luật Hammurabi ở chỗ không quy kết mọi thiệt hại về sinh mạng phải nhất thiết được đền bù về sinh mạng. Các giá trị thay thế thường là tài sản hoặc sức lao động. Giai đoạn thứ ba, bản chất của công lý giai đoạn này gắn liền với các chuyển biến của đời sống xã hội phức tạp, sự xâm phạm lợi ích của cá nhân, tổ chức đa dạng khiến cho các bên tham gia quan hệ khó định lượng được các khoản thiệt hại để đi đến bồi thường và để ngăn chặn các hoạt động trả thù cá nhân vượt ra ngoài sự mong đợi của xã hội. Các thiết chế phân xử tư pháp bao gồm Toà án và các thiết chế hỗ trợ ra đời. Đây là thời kì đánh dấu sự chuyển biến quan trọng nhất của công lý khi gắn chặt nó với hoạt động tư pháp xét xử. Công lý theo từng giai đoạn cũng có những cách quan niệm khác nhau đầy lý thú. Từ thời kỳ cổ đại, Aistotle cho rằng công lý là đối xử bình đẳng với những người ngang nhau và bất bình đẳng với những người không ngang nhau. Ông chia công lý thành: “Cô ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công lý theo thủ tục – công lý theo bản thể và vấn đề án oan ở Việt Nam CÔNG LÝ THEO THỦ TỤC – CÔNG LÝ THEO BẢN THỂ VÀ VẤN ĐỀ ÁN OAN Ở VIỆT NAM Trần Quyết Thắng TÓM TẮT: Bài viết bằng phương pháp nghiên cứu Phân tích và hệ thống hoá lý thuyết; phương pháp Phân tích tổng kết kinh nghiệm sẽ làm rõ những nội dung sau: 1) Khái niệm và lịch sử phát triển của thuật ngữ công lý; 2) Giới thiệu về Công lý theo thủ tục và Công lý theo kết quả; 3) Liên hệ với tình trạng án oan trong xét xử hình sự ở Việt Nam thời gian qua. Từ khoá: Công lý; Công lý theo thủ tục; Công lý theo bản thể; Án oan. ABSTRACT: This article addresses the following issues: 1) The concept and development history of justice; 2) Overview of result – based justice and due process – based justice; 3) Comparison with juidicial process in Vietnam nowadays. Keywords: Justice; Result – based justice; Due process – based justice; Unjust sentence Công lý là một thuật ngữ chính trị, đạo đức, triết học và pháp lý được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay thuật ngữ này vẫn chưa có được sự đồng nhất nào về khái niệm. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, công lý được xem là tôn chỉ để nhân danh và cũng là cái đích hướng tới của hệ thống tư pháp. Hầu hết các nghiên cứu đều thừa nhận rằng, hiện nay trong nền tư pháp quốc tế được chia làm hai xu hướng khá rõ rệt bao gồm Công lý theo thủ tục gắn liền với đa số các quốc gia theo hệ thống thông luật và Công lý theo kết quả gắn liền với các quốc gia theo hệ thống dân luật. Ở Việt Nam, công lý đã được song hành cùng nền tư pháp quốc gia từ khi được sáng lập. Tuy nhiên, cho đến nay dù đã trải qua những thăng trầm của lịch sử, công lý vẫn chưa có được một vị thế xứng đáng trong hoạt động của hệ thống thực thi quyền tố tụng tư pháp, tình hình oan sai và các vi phạm trong trình tự tố tụng tại Việt Nam ngày càng trở nên TS., Đại học Nội vụ Hà Nội – Phân hiệu Quảng Nam, Đà Nẵng; Email: tranquyetthang.101090@gmail.com 70 nghiêm trọng hơn và các giá trị chuẩn mực cho hoạt động của nền tư pháp quốc gia được ghi nhận là đang vướng vào sự bất nhất. Trong khi đó, công lý theo thủ tục hay công lý theo kết quả vẫn còn là một vấn đề mới trong cả học thuật lẫn môi trường pháp lý. Chính những điều này đòi hỏi cần có những nghiên cứu đặt nền móng cho việc xác định xu hướng lựa chọn con đường đến công lý của của hoạt động tố tụng tư pháp nhằm phát triển một nền xét xử độc lập, công bằng, đúng người, đúng tội. 1. Hành trình khái niệm Công lý Cho đến này, hầu hết đều thừa nhận rằng công lý đã trải qua 3 thời kỳ trong quá trình phát triển của mình: Giai đoạn thứ nhất, bản chất của Công lý mang tính khá tiêu cực. Nó là một hoạt động trả thù của cá nhân khi bị xâm phạm do đó giai đoạn này được gọi là giai đoạn công lý báo thù. Nổi bật cho thời kì này là bộ luật Hammurabi (mi-sa-ra-am) được ban hành bởi nhà nước Lưỡng Hà gia đoạn từ 1792 đến 1750 TCN. Nội dung chính yếu của nó đề cập đến hình phạt phải gánh chịu theo nguyên tắc Talion - mắt đền mắt, răng đền răng. Sự hà khắc của nguyên tắc Talion nói riêng và cả bộ luật Hammurabi nói chung là việc máy móc áp dụng triệt để hình phạt sinh mạng - mạng đổi mạng. Một số điều luật điển hình được trích xuất đê chứng minh cho sự hà khắc đó bao gồm: Điều 196 Bộ luật quy định: Kẻ nào làm hỏng mắt của người dân tự do, kẻ đó sẽ bị người ta chọc mù mắt. Điều 197 Bộ luật quy định: Kẻ nào đánh gãy tay của một người tự do, người ta sẽ đánh gãy tay của hắn. Điều 230 Bộ luật quy định: Người thợ xây xây nhà không cẩn thận làm đổ nhà chết con chủ nhà thì phải giết con người thợ xây. Những quy định này vẫn còn xuất hiện bóng dáng trong luật hình sự của nhiều quốc gia trong thế giới hiện đại. Đó là hình phạt tử hình cho một số tội danh. Mặc dù việc giữ hay bỏ hình phạt này đang gây tranh cãi và chưa có hồi kết, nhưng không thể phủ nhận được rằng hình phạt này có mối dây liên hệ mật thiết với công lý báo thù.1 Tuy bản chất công lý của thời kỳ này là sự trả thù nguyên thuỷ, song xuyên suốt giá trị của Hammurabi, công lý luôn được đề cao và được xem như ánh sáng mặt trời cần phải “soi đến dân đen, tỏ ánh sáng khắp mặt đất”. 1 Xem chi tiết tại: http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=7018, và http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4524. 71 Giai đoạn thứ hai, tư tưởng về công lý được chuyển từ hình thức trả thù nguyên thuỷ sang hình thức bồi thường tương xứng với thiệt hại. Nội dung chính yếu của công lý giai đoạn này là sự phạt vạ tương xứng với thiệt hại bằng một giá trị khác ngoài sinh mạng. Đó là sự thoả thuận giữa bên gây ra thiệt hại và bên bị thiệt hại một hình thức đền bù để hai bên hài lòng. Sự phạt vạ này tránh được tính chất hà khắc của luật Hammurabi ở chỗ không quy kết mọi thiệt hại về sinh mạng phải nhất thiết được đền bù về sinh mạng. Các giá trị thay thế thường là tài sản hoặc sức lao động. Giai đoạn thứ ba, bản chất của công lý giai đoạn này gắn liền với các chuyển biến của đời sống xã hội phức tạp, sự xâm phạm lợi ích của cá nhân, tổ chức đa dạng khiến cho các bên tham gia quan hệ khó định lượng được các khoản thiệt hại để đi đến bồi thường và để ngăn chặn các hoạt động trả thù cá nhân vượt ra ngoài sự mong đợi của xã hội. Các thiết chế phân xử tư pháp bao gồm Toà án và các thiết chế hỗ trợ ra đời. Đây là thời kì đánh dấu sự chuyển biến quan trọng nhất của công lý khi gắn chặt nó với hoạt động tư pháp xét xử. Công lý theo từng giai đoạn cũng có những cách quan niệm khác nhau đầy lý thú. Từ thời kỳ cổ đại, Aistotle cho rằng công lý là đối xử bình đẳng với những người ngang nhau và bất bình đẳng với những người không ngang nhau. Ông chia công lý thành: “Cô ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công lý theo thủ tục Công lý theo bản thể Tố tụng hình sự Hệ thống tư pháp Triết học luật phápTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam: Phần 1
20 trang 199 0 0 -
Những vấn đề chung về luật tố tụng hình sự
22 trang 161 0 0 -
Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của kiểm sát viên trong tố tụng hình sự
6 trang 68 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 9 - ThS. Bạch Thị Nhã Nam
72 trang 66 0 0 -
Sổ tay Luật sư (Tập 2): Phần 2
174 trang 59 0 0 -
Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam: Phần 2
20 trang 57 0 0 -
Tiểu luận Tố tụng hình sự: Các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự
36 trang 49 0 0 -
Sổ tay Luật sư (Tập 2): Phần 1
230 trang 38 0 0 -
Chế định viện công tố theo quy định của nước Cộng hòa Pháp - một vài kinh nghiệm đối với Việt Nam
5 trang 38 0 0 -
Bài giảng Tố tụng hình sự - Bài 2
31 trang 37 0 0