Sổ tay Luật sư (Tập 2): Phần 2
Số trang: 174
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.87 MB
Lượt xem: 59
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiếp phần 1, Sổ tay Luật sư (Tập 2): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hành chính; kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng dân sự. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sổ tay Luật sư (Tập 2): Phần 2 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Chương 10 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (Nguồn luật tham khảo: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về thủ tục tố tụng dân sự, các văn bản pháp luật tương ứng khác, v.v.). I. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA VỤ ÁN DÂN SỰ Vụ án dân sự là vụ án phát sinh tại Tòa án trong trường hợp công dân, pháp nhân, tổ chức xã hội, Viện kiểm sát nhân dân yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của tập thể, của Nhà nước hay của người khác đang bị tranh chấp hoặc xâm phạm trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động; thông qua đơn khởi kiện của công dân, tập thể, tổ chức yêu cầu Tòa án giải quyết. Căn cứ làm phát sinh vụ án dân sự chính là sự tranh chấp hoặc bị xâm phạm về quyền lợi giữa các đương sự, không thể giải quyết bằng con đường hòa giải, thương lượng. Một bên tranh chấp hoặc bên có quyền lợi bị xâm phạm buộc phải khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Tính chất và đặc điểm chung của vụ án dân sự là: Các đương sự đều bình đẳng, có quyền quyết định và tự định đoạt về quyền lợi của mình, kể cả quyền khởi kiện mà không ai có thể ép buộc hoặc ngăn cản. Khi đưa ra yêu cầu khởi kiện (hoặc yêu cầu phản tố) đương sự phải có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu đó của mình. Việc chứng minh được thực hiện bằng các tài liệu, chứng cứ tự thu thập hoặc yêu cầu Tòa án hỗ trợ thu thập trong trường hợp gặp khó khăn không thể 234 ♦ SỔ TAY LUẬT SƯ - Tập 2 thu thập được các tài liệu, chứng cứ đó. Quá trình giải quyết vụ án dân sự là quá trình Tòa án kiểm tra, đánh giá chứng cứ của các bên, xác định quan hệ tranh chấp và áp dụng pháp luật liên quan để giải quyết. Trong trường hợp chưa có quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ tranh chấp đó, Tòa án có quyền áp dụng tập quán hoặc áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết. Trước khi ra phán quyết về vụ án, Tòa án phải tạo điều kiện cho các bên thực hiện quyền được hòa giải, thương lượng để giữ gìn sự đoàn kết. II. PHÂN BIỆT VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ VIỆC DÂN SỰ Việc phân biệt vụ án dân sự và việc dân sự có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đương sự. Việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự hay khởi kiện vụ án dân sự sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý hoàn toàn khác nhau. Giữa vụ án dân sự và việc dân sự có một số điểm khác biệt như sau: Vụ án dân sự phát sinh khi có tranh chấp xảy ra giữa các đương sự, còn việc dân sự thì không có tranh chấp. Về tính chất, việc dân sự là việc riêng của cá nhân, tổ chức, không có nguyên đơn, bị đơn như vụ án dân sự mà chỉ có người yêu cầu Tòa án giải quyết công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. Trong việc dân sự, thành phần đương sự gồm có người yêu cầu và (có thể có) người có quyền và nghĩa vụ liên quan, giữa họ không có sự đối kháng về quyền lợi. Khi thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành xác minh, đánh giá chứng cứ và mở một phiên họp xem xét để ra quyết định mà không cần mở phiên tòa xét xử và quyết định bằng một bản án như thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Một số việc dân sự thường gặp: Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết hoặc đã mất tích; Yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật; Yêu cầu công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam; Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, v.v.. Phần 3: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ♦ 235 III. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ Trình tự, thủ tục giải quyết một vụ án dân sự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, gồm những nguyên tắc cơ bản điều chỉnh những vấn đề chung nhất làm tư tưởng chỉ đạo cho việc áp dụng pháp luật để giải quyết. Chương II Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định 25 nguyên tắc cơ bản, trong đó có những nguyên tắc liên quan đến hoạt động tranh tụng của Luật sư, bao gồm: Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự (Điều 3); Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4); Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5); Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Điều 6); Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền (Điều 7); Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự (Điều 8); Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 9), v.v. Trong số các nguyên tắc cơ bản có liên quan đến hoạt động tranh tụng của Luật sư, cần chú ý một số nguyên tắc sau: 1. Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) Đây là một trong những nguyên tắc cốt lõi, đặc trưng nhất của tố tụng dân sự. Nội dung chủ yếu của nguyên tắc này là: Tòa án không tự đưa ra quyết định giải quyết các tranh chấp dân sự, việc khởi kiện hay không khởi kiện là do các bên đương sự tự quyết định. Các bên đương sự vừa là người quyết định việc khởi động tiến trình tố tụng bằng cách khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án, đồng thời cũng là người quyết định các hành vi tố tụng tiếp theo. Cụ thể: Nguyên đơn có thể rút đơn khởi kiện hoặc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình; Bị đơn có thể đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn, chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên nguyên đơn đưa ra; Các bên đương sự có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự một cách tự nguyện, 236 ♦ SỔ TAY LUẬT SƯ - Tập 2 không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; tự mình quyết định việc kháng cáo hay không kháng cáo phúc thẩm, v.v.. Tòa án sẽ chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự. Việc giải quyết vụ việc dân sự chỉ được thực hiện trong phạm vi yêu cầu kh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sổ tay Luật sư (Tập 2): Phần 2 KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ Chương 10 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (Nguồn luật tham khảo: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về thủ tục tố tụng dân sự, các văn bản pháp luật tương ứng khác, v.v.). I. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA VỤ ÁN DÂN SỰ Vụ án dân sự là vụ án phát sinh tại Tòa án trong trường hợp công dân, pháp nhân, tổ chức xã hội, Viện kiểm sát nhân dân yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của tập thể, của Nhà nước hay của người khác đang bị tranh chấp hoặc xâm phạm trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, lao động; thông qua đơn khởi kiện của công dân, tập thể, tổ chức yêu cầu Tòa án giải quyết. Căn cứ làm phát sinh vụ án dân sự chính là sự tranh chấp hoặc bị xâm phạm về quyền lợi giữa các đương sự, không thể giải quyết bằng con đường hòa giải, thương lượng. Một bên tranh chấp hoặc bên có quyền lợi bị xâm phạm buộc phải khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Tính chất và đặc điểm chung của vụ án dân sự là: Các đương sự đều bình đẳng, có quyền quyết định và tự định đoạt về quyền lợi của mình, kể cả quyền khởi kiện mà không ai có thể ép buộc hoặc ngăn cản. Khi đưa ra yêu cầu khởi kiện (hoặc yêu cầu phản tố) đương sự phải có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu đó của mình. Việc chứng minh được thực hiện bằng các tài liệu, chứng cứ tự thu thập hoặc yêu cầu Tòa án hỗ trợ thu thập trong trường hợp gặp khó khăn không thể 234 ♦ SỔ TAY LUẬT SƯ - Tập 2 thu thập được các tài liệu, chứng cứ đó. Quá trình giải quyết vụ án dân sự là quá trình Tòa án kiểm tra, đánh giá chứng cứ của các bên, xác định quan hệ tranh chấp và áp dụng pháp luật liên quan để giải quyết. Trong trường hợp chưa có quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ tranh chấp đó, Tòa án có quyền áp dụng tập quán hoặc áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết. Trước khi ra phán quyết về vụ án, Tòa án phải tạo điều kiện cho các bên thực hiện quyền được hòa giải, thương lượng để giữ gìn sự đoàn kết. II. PHÂN BIỆT VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ VIỆC DÂN SỰ Việc phân biệt vụ án dân sự và việc dân sự có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của đương sự. Việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự hay khởi kiện vụ án dân sự sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý hoàn toàn khác nhau. Giữa vụ án dân sự và việc dân sự có một số điểm khác biệt như sau: Vụ án dân sự phát sinh khi có tranh chấp xảy ra giữa các đương sự, còn việc dân sự thì không có tranh chấp. Về tính chất, việc dân sự là việc riêng của cá nhân, tổ chức, không có nguyên đơn, bị đơn như vụ án dân sự mà chỉ có người yêu cầu Tòa án giải quyết công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. Trong việc dân sự, thành phần đương sự gồm có người yêu cầu và (có thể có) người có quyền và nghĩa vụ liên quan, giữa họ không có sự đối kháng về quyền lợi. Khi thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành xác minh, đánh giá chứng cứ và mở một phiên họp xem xét để ra quyết định mà không cần mở phiên tòa xét xử và quyết định bằng một bản án như thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Một số việc dân sự thường gặp: Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết hoặc đã mất tích; Yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật; Yêu cầu công nhận bản án nước ngoài tại Việt Nam; Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, v.v.. Phần 3: KỸ NĂNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ ♦ 235 III. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TỐ TỤNG DÂN SỰ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA LUẬT SƯ Trình tự, thủ tục giải quyết một vụ án dân sự được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, gồm những nguyên tắc cơ bản điều chỉnh những vấn đề chung nhất làm tư tưởng chỉ đạo cho việc áp dụng pháp luật để giải quyết. Chương II Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định 25 nguyên tắc cơ bản, trong đó có những nguyên tắc liên quan đến hoạt động tranh tụng của Luật sư, bao gồm: Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự (Điều 3); Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4); Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5); Cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Điều 6); Trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền (Điều 7); Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự (Điều 8); Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều 9), v.v. Trong số các nguyên tắc cơ bản có liên quan đến hoạt động tranh tụng của Luật sư, cần chú ý một số nguyên tắc sau: 1. Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự (Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015) Đây là một trong những nguyên tắc cốt lõi, đặc trưng nhất của tố tụng dân sự. Nội dung chủ yếu của nguyên tắc này là: Tòa án không tự đưa ra quyết định giải quyết các tranh chấp dân sự, việc khởi kiện hay không khởi kiện là do các bên đương sự tự quyết định. Các bên đương sự vừa là người quyết định việc khởi động tiến trình tố tụng bằng cách khởi kiện vụ án dân sự ra Tòa án, đồng thời cũng là người quyết định các hành vi tố tụng tiếp theo. Cụ thể: Nguyên đơn có thể rút đơn khởi kiện hoặc thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình; Bị đơn có thể đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn, chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện mà bên nguyên đơn đưa ra; Các bên đương sự có quyền thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự một cách tự nguyện, 236 ♦ SỔ TAY LUẬT SƯ - Tập 2 không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; tự mình quyết định việc kháng cáo hay không kháng cáo phúc thẩm, v.v.. Tòa án sẽ chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự. Việc giải quyết vụ việc dân sự chỉ được thực hiện trong phạm vi yêu cầu kh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sổ tay Luật sư Kỹ năng hành nghề luật sư Tố tụng hình sự Tố tụng dân sự Tố tụng hành chính Hành nghề luật sư trong vụ án dân sựTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam: Phần 1
20 trang 199 0 0 -
Những vấn đề chung về luật tố tụng hình sự
22 trang 159 0 0 -
6 trang 155 0 0
-
174 trang 111 0 0
-
Cẩm nang nghề Luật sư - Tập 1: Luật sư và hành nghề luật sư (Phần 2)
102 trang 108 0 0 -
Đề thi môn luật tố tụng dân sự (kèm lời giải) - Đề 17
5 trang 88 0 0 -
Thông tư số 01/2006/TT-BCA(C11)
5 trang 75 0 0 -
21 trang 74 0 0
-
Bộ luật Tố tụng dấn sự năm 2004
127 trang 73 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 8.2 - ThS. Bạch Thị Nhã Nam
34 trang 72 0 0