Danh mục tài liệu

Công tác chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp một và một số định hướng trong đào tạo sinh viên

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 471.89 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

6 tuổi là bước ngoặt rất quan trọng trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Để trẻ tự tin bước vào lớp Một, cần được chuẩn bị tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều quan trọng là cần có những định hướng rõ công tác đào tạo nguồn giáo viên để thực hiện công tác này ở trường mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công tác chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp một và một số định hướng trong đào tạo sinh viên214 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI CÔNG TÁC CHUẨN BỊ HÀNH TRANG CHO TRẺ VÀO LỚP MỘT VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN Nguyễn Thị Thúy Hạnh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: 6 tuổi là bước ngoặt rất quan trọng trong cuộc đời mỗi đữa trẻ. Để trẻ tự tin bước vào lớp Một, cần được chuẩn bị tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều quan trọng là cần có những định hướng rõ công tác đào tạo nguồn giáo viên để thực hiện công tác này ở trường mầm non. Từ khóa: Chuẩn bị vào lớp 1, định hướng, đào tạo giáo viên. Nhận bài ngày 20..2020; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 15.5.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thúy Hạnh; Email: ntthanh@daihocthudo.edu.vn1. ĐẶT VẤN ĐỀ 6 tuổi được xem như là bước ngoặt, một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của trẻ.Đây là giai đoạn chuyển giao từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi ở trường mầmnon sang hoạt động học tập ở trường tiểu học; từ cuộc sống tương đối tự do, thoải mái, họcmà chơi, chơi mà học ở trường mầm non sang cuộc sống của người học sinh ở trường Tiểuhọc - chế độ học tập với những qui định bắt buộc, chặt chẽ và nghiêm khắc. Đấy chính làmột bước ngoặt đầy thử thách với trẻ. “Lớp 1 là móng, cấp 1 là nền”, chương trình giáo dục ở bậc Tiểu học, đặc biệt ở đầucấp, phải trang bị cho trẻ những nền tảng kiến thức và những phẩm chất, năng lực của nconngười trong thế kỉ 21. Bởi vậy, việc chuẩn bị mọi mặt cho một trẻ vào lớp 1 được coi là hếtsức quan trọng. Trong những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế phát triển, sự quan tâm,đầu tư của nhiều bậc phụ huynh chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 lại càng mạnh mẽ hơn, quyếtliệt hơn. Đó là một biểu hiện thực sự đáng mừng. Tuy nhiên, chuẩn bị những gì cho trẻ,đầu tư như thế nào cho đúng cái trẻ cần khi bước vào lớp 1 lại là vấn đề đang rất cần traođổi, định hướng. Có nhiều tài liệu đã đề cập đến công tác chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một. Chương trìnhgiáo dục mầm non do bộ GD và ĐT ban hành trình bày rõ những mục đích, yêu cầu cần đạtvà các nội dung cần chuẩn bị. Bộ GD và ĐT cũng ban hành các tài liệu hướng dẫn thựchiện; Công bố chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 215 Trong thực tế thực hiện tại các trường mầm non, do cả những điều kiện khách quan vàchủ quan, nhiều trẻ vẫn con thiếu hụt rất nhiều chỉ số. Rất nhiều vị phụ huynh vì quá lolắng, quá nóng vội nên đã “sắm sửa” cho trẻ những “hành trang” không cần thiết, thậm chírất sai lệch. Hay dạy trước cho trẻ những bài trong chương trình, sách giáo khoa lớp 1.Nhiều phụ huynh vì quá nôn nóng, lo lắng đã bắt con học trước cả mấy tháng hè, kể cảđánh vần, tập viết, làm toán, kể chuyện,… theo sách giáo khoa lớp 1, thậm chí cả các tàiliệu tham khảo, nâng cao! Chính vì vậy khi bước vào lớp 1 trẻ sẽ rất nhàm chán, mất hứngthú, chủ quan, không tập trung ngay khi các con phải học những bài học đầu tiên mà khôngcó gì mới mẻ, thích thú. Đó là chưa kể nhiều vị phụ huynh chưa nắm được kĩ thuật tập viếtđã cho con cầm bút bi, bút mực viết quá sớm. Cầm bút sai (kĩ thuật và khoảng cách) từ đầusẽ trở thành cố tật hết sức khó khắc phục, chắc chắn sẽ dẫn đến viết chậm, viết xấu và ngạiviết. Để chuẩn bị cho bé vào lớp 1 Một cách tự tin và vững vàng nhất, cần chuẩn bị chotrẻ sự sẵn sàng cả về mặt thể chất và tâm lí. Xây dựng và thử nghiệm chương trình chuẩnbị cho trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào lớp Một trên cơ sở đánh giá chính xác trình độ phát triển thựctế của trẻ sẽ giúp trẻ hoàn thiện các chỉ số phát triển còn thiếu và còn yếu, tạo cho trẻ sự tựtin bước vào lớp Một. Trên cơ sở đó, xác định rõ một số định hướng cơ bản trong đào tạosinh viên ngành mầm non, nhằm chuẩn bị đội ngũ giáo viên làm tốt công tác này trong hoạtđộng nghề nghiệp sau này là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa.2. NỘI DUNG2.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo lớn2.1.1. Sự phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo lớn Nhiều phẩm chất chú ý của trẻ đã được phát triển, trẻ biết hướng ý thức của mình vàocác đối tượng cần cho vui chơi, học tập hoặc lao động tự phục vụ. Trẻ có khả năng chú ý có chủ định từ 37 - 51 phút, đối tượng chú ý hấp dẫn, nhiềuthay đổi, kích thích được sự tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Trẻ có thể phân phối được chú ý vào 2 - 3 đối tượng cùng một lúc, tuy nhiên thời gianphân phối chú ý chưa bền vững, dễ dao động. Di chuyển chú ý của trẻ nhanh, nếu sự hướng dẫn di chuyển tốt. Sự phân tán chú ý ởtrẻ còn mạnh, nhiều khi trẻ không tự chủ được do xung lực bản năng chi phối. Do vậy cầnthay đổi đồ chơi, trò chơi hấp dẫn hơn. Ở giai đoạn này ý nghĩa của âm thanh làm cho trẻ đã chú ý nhiều ...