Công ước liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1978
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 271.99 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong Công ước này:
1."Người chuyên chở" là bất kỳ người nào, tự mình hoặc trên danh nghĩa của mình một hợp đồng
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công ước liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1978 Công ước của liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1978 Lời mở đầu Các quốc gia tham gia Công ước này. Thừa nhận sự mong muốn ấn định bằng sự thoả thuận, một số quy tắc liên quan tới chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Ðã quyết định ký kết một Công ước nhằm mục đích đó và đã thoả thuận về Công ước này như sau: PHẦN I: QUY ĐỊNH CHUNG Ðiều 1: Các định nghĩa Trong Công ước này: 1.Người chuyên chở là bất kỳ người nào, tự mình hoặc trên danh nghĩa của mình một hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết với người gửi hàng. 2. Người chuyên chở thực tế là bất kỳ người nào được người chuyên chở ủy thác thực hiện việc chuyên chở hàng hoá hoặc một phần việc chuyên chở đó và bao gồm bất kỳ người nào khác được giao phó thực hiện việc chuyên chở đó. 3. Người gửi hàng là bất kỳ người nào tự ký hay được người khác đứng tên hoặc thay mặt ký một hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển với người chuyên chở, hoặc là bất kỳ người nào mà chính người đó giao hoặc được người khác đứng tên hay thay mặt giao hàng cho người chuyên chở liên quan đến hợp đồng chuyên chở đường biển. 4. Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng. 5. Hàng hoá gồm cả súc vật sống, nếu hàng hóa được đóng trong container, pallet hoặc công cụ vận tải tương tự, hoặc khi hàng hóa được bao gói thì hàng hóa bao gồm cả công cụ vận tải hoặc bao gói đó nếu chúng được người gửi hàng cung cấp. 6. Hợp đồng chuyên chở bằng đường biển là bất kỳ hợp đồng nào mà theo đó người chuyên chở đảm nhận chuyên chở hàng hóa bằng đường biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cước. Tuy nhiên, một hợp đồng bao gồm chuyên chở bằng đường biển và cả phương tiện khác thì hợp đồng đó chỉ được coi là hợp đồng chuyên chở bằng đường biển theo nghĩa trong Công ước này, nếu nó liên quan đến vận tải đường biển. 7. Vận đơn đường biển là một chứng từ làm bằng chứng cho một hợp đồng chuyên chở bằng đường biển và cho việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở hoặc xếp hàng xuống tàu và bằng vận đơn này người chuyên chở cam kết sẽ giao hàng khi xuất trình nó. Một điều khoản trong chứng từ này quy định rằng lô hàng phải được giao theo lệnh của người được ghi đích danh, hoặc giao theo lệnh hoặc giao cho người nắm giữ vận đơn chính là sự cam kết đó. 8. Văn bản, ngoài những cái khác, bao gồm cả điện tín và Telex. Ðiều 2: Phạm vi áp dụng 1. Những quy định trong Công ước này được áp dụng cho mọi hợp đồng chuyên chở bằng đường biển giữa hai nước, nếu: a. Cảng bốc hàng quy định trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển nằm ở một nước tham gia Công ước, hoặc b. Cảng dỡ hàng quy định trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển nằm ở một nước tham gia Công ước, hoặc c. Một trong các cảng dỡ lựa chọn, quy định trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển, là cảng dỡ hàng thực tế và cảng đó nằm trong một nước tham gia Công ước, hoặc d. Vận đơn hoặc chứng từ khác làm bằng chứng cho hợp đồng chuyên chở bằng đường biển được phát hành tại một nước tham gia Công ước, hoặc e. Vận đơn hoặc chứng từ khác làm bằng chứng cho hợp đồng chuyên chở bằng đường biển quy định rằng những điều khoản của Công ước này hoặc luật lệ của bất kỳ quốc gia nào cho thi hành những quy định của Công ước này là luật điều chỉnh hợp đồng. 2. Những quy định của Công ước này được áp dụng không phụ thuộc vào quốc tịch của tàu, của người chuyên chở, người chuyên chở thực tế, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc bất kỳ người nào khác có liên quan. 3. Những quy định của Công ước này không áp dụng cho hợp đồng thuê tàu. Tuy nhiên khi một vận đơn được cấp theo một hợp đồng thuê tàu, thì những quy định của Công ước này sẽ được áp dụng cho vận đơn đó nếu vận đơn có điều chỉnh quan hệ giữa người chuyên chở với người cầm vận đơn không phải là người thuê tàu. 4. Nếu một hợp đồng quy định sẽ chuyên chở hàng hóa làm nhiều chuyến trong một thời kỳ thỏa thuận thì những quy định của Công ước này sẽ áp dụng cho từng chuyến. Tuy nhiên, khi một lô hàng được chuyên chở theo một hợp đồng thuê tàu thì những quy định trong mục 3 Ðiều này sẽ được áp dụng. Ðiều 3: Giải thích Công ước Khi giải thích và áp dụng các điều khoản của Công ước này phải xét đến tính chất quốc tế của nó và sự cần thiết phải tăng cường sự đồng nhất. PHẦN II: TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ Ðiều 4: Thời hạn trách nhiệm 1. Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa, theo Công ước này, bao gồm khoảng thời gian mà người chuyên chở đã chịu trách nhiệm về hàng hóa ở cảng xếp hàng, trong quá trình chuyên chở và ở cảng dỡ hàng. 2. Theo Mục 1 của Ðiều này, người chuyên chở được coi là đã chịu trách nhiệm về hàng hóa: a. Kể từ khi người chuyên chở đã nhận hàng từ: (1). Người gửi hàng hoặc người làm thay người gửi hàng hoặc (2). Một cơ quan hoặc người thứ ba khác mà theo luật lệ hoặc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Công ước liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1978 Công ước của liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển 1978 Lời mở đầu Các quốc gia tham gia Công ước này. Thừa nhận sự mong muốn ấn định bằng sự thoả thuận, một số quy tắc liên quan tới chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Ðã quyết định ký kết một Công ước nhằm mục đích đó và đã thoả thuận về Công ước này như sau: PHẦN I: QUY ĐỊNH CHUNG Ðiều 1: Các định nghĩa Trong Công ước này: 1.Người chuyên chở là bất kỳ người nào, tự mình hoặc trên danh nghĩa của mình một hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết với người gửi hàng. 2. Người chuyên chở thực tế là bất kỳ người nào được người chuyên chở ủy thác thực hiện việc chuyên chở hàng hoá hoặc một phần việc chuyên chở đó và bao gồm bất kỳ người nào khác được giao phó thực hiện việc chuyên chở đó. 3. Người gửi hàng là bất kỳ người nào tự ký hay được người khác đứng tên hoặc thay mặt ký một hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển với người chuyên chở, hoặc là bất kỳ người nào mà chính người đó giao hoặc được người khác đứng tên hay thay mặt giao hàng cho người chuyên chở liên quan đến hợp đồng chuyên chở đường biển. 4. Người nhận hàng là người có quyền nhận hàng. 5. Hàng hoá gồm cả súc vật sống, nếu hàng hóa được đóng trong container, pallet hoặc công cụ vận tải tương tự, hoặc khi hàng hóa được bao gói thì hàng hóa bao gồm cả công cụ vận tải hoặc bao gói đó nếu chúng được người gửi hàng cung cấp. 6. Hợp đồng chuyên chở bằng đường biển là bất kỳ hợp đồng nào mà theo đó người chuyên chở đảm nhận chuyên chở hàng hóa bằng đường biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cước. Tuy nhiên, một hợp đồng bao gồm chuyên chở bằng đường biển và cả phương tiện khác thì hợp đồng đó chỉ được coi là hợp đồng chuyên chở bằng đường biển theo nghĩa trong Công ước này, nếu nó liên quan đến vận tải đường biển. 7. Vận đơn đường biển là một chứng từ làm bằng chứng cho một hợp đồng chuyên chở bằng đường biển và cho việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở hoặc xếp hàng xuống tàu và bằng vận đơn này người chuyên chở cam kết sẽ giao hàng khi xuất trình nó. Một điều khoản trong chứng từ này quy định rằng lô hàng phải được giao theo lệnh của người được ghi đích danh, hoặc giao theo lệnh hoặc giao cho người nắm giữ vận đơn chính là sự cam kết đó. 8. Văn bản, ngoài những cái khác, bao gồm cả điện tín và Telex. Ðiều 2: Phạm vi áp dụng 1. Những quy định trong Công ước này được áp dụng cho mọi hợp đồng chuyên chở bằng đường biển giữa hai nước, nếu: a. Cảng bốc hàng quy định trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển nằm ở một nước tham gia Công ước, hoặc b. Cảng dỡ hàng quy định trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển nằm ở một nước tham gia Công ước, hoặc c. Một trong các cảng dỡ lựa chọn, quy định trong hợp đồng chuyên chở bằng đường biển, là cảng dỡ hàng thực tế và cảng đó nằm trong một nước tham gia Công ước, hoặc d. Vận đơn hoặc chứng từ khác làm bằng chứng cho hợp đồng chuyên chở bằng đường biển được phát hành tại một nước tham gia Công ước, hoặc e. Vận đơn hoặc chứng từ khác làm bằng chứng cho hợp đồng chuyên chở bằng đường biển quy định rằng những điều khoản của Công ước này hoặc luật lệ của bất kỳ quốc gia nào cho thi hành những quy định của Công ước này là luật điều chỉnh hợp đồng. 2. Những quy định của Công ước này được áp dụng không phụ thuộc vào quốc tịch của tàu, của người chuyên chở, người chuyên chở thực tế, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc bất kỳ người nào khác có liên quan. 3. Những quy định của Công ước này không áp dụng cho hợp đồng thuê tàu. Tuy nhiên khi một vận đơn được cấp theo một hợp đồng thuê tàu, thì những quy định của Công ước này sẽ được áp dụng cho vận đơn đó nếu vận đơn có điều chỉnh quan hệ giữa người chuyên chở với người cầm vận đơn không phải là người thuê tàu. 4. Nếu một hợp đồng quy định sẽ chuyên chở hàng hóa làm nhiều chuyến trong một thời kỳ thỏa thuận thì những quy định của Công ước này sẽ áp dụng cho từng chuyến. Tuy nhiên, khi một lô hàng được chuyên chở theo một hợp đồng thuê tàu thì những quy định trong mục 3 Ðiều này sẽ được áp dụng. Ðiều 3: Giải thích Công ước Khi giải thích và áp dụng các điều khoản của Công ước này phải xét đến tính chất quốc tế của nó và sự cần thiết phải tăng cường sự đồng nhất. PHẦN II: TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ Ðiều 4: Thời hạn trách nhiệm 1. Trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa, theo Công ước này, bao gồm khoảng thời gian mà người chuyên chở đã chịu trách nhiệm về hàng hóa ở cảng xếp hàng, trong quá trình chuyên chở và ở cảng dỡ hàng. 2. Theo Mục 1 của Ðiều này, người chuyên chở được coi là đã chịu trách nhiệm về hàng hóa: a. Kể từ khi người chuyên chở đã nhận hàng từ: (1). Người gửi hàng hoặc người làm thay người gửi hàng hoặc (2). Một cơ quan hoặc người thứ ba khác mà theo luật lệ hoặc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công ước của liên hợp quốc chuyên chở hàng hóa đường biển công ước 1978 nghiệp vụ ngoại thương giao thông vận tải đường biểnTài liệu có liên quan:
-
Công ước của liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG) - 101 Câu hỏi đáp: Phần 2
162 trang 296 0 0 -
Bài giảng Quản trị xuất nhập khẩu: Chương 10 - GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân
14 trang 164 1 0 -
Bài giảng Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
132 trang 119 0 0 -
Bài 1 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
16 trang 108 0 0 -
110 trang 88 0 0
-
Sự khác nhau giữa INCOTERMS 2010 và INCOTERMS 2000
14 trang 86 0 0 -
118 trang 52 0 0
-
Bài giảng Quản trị xuất nhập khẩu: Chương 7 - GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân
77 trang 51 0 0 -
Bài giảng Tổng quan về Quản trị xuất nhập khẩu - TS. Bùi Thanh Tráng
15 trang 48 0 0 -
Bài tiểu luận môn: Nghiệp vụ ngoại thương
42 trang 48 0 0