Danh mục tài liệu

Đa dạng hệ thực vật đất ngập nước tự nhiên vùng Đồng Tháp Mười

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.07 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Đa dạng hệ thực vật đất ngập nước tự nhiên vùng Đồng Tháp Mười khảo sát và đánh giá tổng quan về hệ thực vật đất ngập nước tự nhiên ở vùng Đồng Tháp Mười. Kết quả ghi nhận được vùng Đồng Tháp Mười có 291 loài, 214 chi, 80 họ của 02 ngành thực vật có mạch là ngành Polypodiophyta (Dương xỉ) và Magnoliophyta (Ngọc lan).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng hệ thực vật đất ngập nước tự nhiên vùng Đồng Tháp Mười 34 Nguyễn Trường Duy và cộng sự. HCMCOUJS-Kỹ thuật và Công nghệ, 18(1), 34-44 Đa dạng hệ thực vật đất ngập nước tự nhiên vùng Đồng Tháp Mười Flora diversity of natural wetlands in Dong Thap Muoi Nguyễn Trường Duy1, Nguyễn Quốc Bảo2, Phạm Văn Ngọt1, Đặng Văn Sơn2* 1 Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam * Tác giả liên hệ, Email: dvsonitb@gmail.com THÔNG TIN TÓM TẮT DOI: 10.46223/HCMCOUJS. Một nghiên cứu để khảo sát và đánh giá tổng quan về hệ thực tech.vi.18.1.2369.2023 vật đất ngập nước tự nhiên ở vùng Đồng Tháp Mười. Kết quả ghi nhận được vùng Đồng Tháp Mười có 291 loài, 214 chi, 80 họ của 02 ngành thực vật có mạch là ngành Polypodiophyta (Dương xỉ) và Magnoliophyta (Ngọc lan). Trong đó, có 212 loài có công dụng và chia làm 05 nhóm chính: làm thuốc (T) với 131 loài, làm thực phẩm (TP) có 42 loài, cảnh (C) có 15 loài, lấy gỗ (G) có 12 loài, gia dụng Ngày nhận: 08/07/2022 (GD) có 12 loài. Hơn nữa, nghiên cứu ghi nhận 03 loài cần được Ngày nhận lại: 23/08/2022 bảo vệ dựa vào Sách Đỏ Việt Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ (2007) bao gồm Elaeocarpus hygrophilus (Cà na), Oryza rufipogon Duyệt đăng: 30/08/2022 (Lúa ma) và Hemisorghum mekongense (Lau vôi). Các loài thực vật được phân thành 06 nhóm dạng sống chính, gồm: (1) thân thảo (C) có 196 loài, (2) dây leo (DL) có 30 loài, (3) bụi (B) có 26 loài, (4) gỗ nhỏ (GN) có 19 loài, (5) gỗ lớn (GL) có 18 loài, và (6) bán kí sinh (BKS) có 02 loài. Bên cạnh đó 04 kiểu sinh cảnh tiêu biểu ở Đồng Tháp Mười được ghi nhận là: sinh cảnh rừng tràm, đồng cỏ ngập nước theo mùa, lung trấp và thực vật trên kênh rạch. ABSTRACT Từ khóa: This study aims to assess the flora diversity of natural đa dạng sinh học; Đồng Tháp; wetlands in Dong Thap Muoi region, Mekong Delta, Vietnam. hệ sinh thái; Long An; Totally, 291 species, 214 genera, and 80 families belonging to two sông Mê Kông; Tiền Giang phyla of vascular plants (Polypodiophyta and Magnoliophyta) were recorded. Among them, 212 species are known to be valid for human uses including medicinal plants (131 species), edible plants (42 species), ornamental plants (15 species), household plants (12 species), and woody plants (12 species). Besides, we also recognized 03 species, namely Elaeocarpus hygrophilus, Oryza rufipogon, and Hemisorghum mekongense, which were listed in Vietnam’s Red Data Book - Part II: Plant - Bộ Khoa học và Công nghệ (2007). Life forms of plants were divided into six groups: (1) grasses (196 species), (2) lianas (30 species), (3) shrubs (26 Keywords: species), (4) small trees (19 species), (5) big trees (18 species), and biodiversity; Dong Thap; (6) hemiparasites (2 species). Finally, four typical habitats in Dong ecosystem; Long An; Mekong Thap Muoi were recorded including the Melaleuca forest, delta; Tien Giang seasonally flooded grassland, bog, and tropical canal. Nguyễn Trường Duy và cộng sự. HCMCOUJS-Kỹ thuật và Công nghệ, 18(1), 34-44 35 1. Mở đầu Đồng Tháp Mười là một trong những vùng đất ngập nước quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vùng trũng thấp với diện tích khoảng 1 triệu ha, trải dài trên 03 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, trong đó tỉnh Long An chiếm diện tích lớn nhất. Đồng Tháp Mười có vị trí địa lý phức tạp, phía Nam được giới hạn bởi các gò của sông Mê-Kông, phía Bắc được giới hạn bởi các vùng đất phù sa cổ ven biên giới Việt Nam - Campuchia, phía Đông được giới hạn bởi sông Vàm Cỏ Tây. Hiện nay ở vùng Đồng Tháp Mười, các hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên được bảo tồn và phát triển chủ yếu ở 03 nơi là vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp), khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An) và khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười (Tiền Giang), với các sinh cảnh thực vật đặc trưng như rừng tràm, đồng cỏ ngập nước theo mùa, lung trấp và sinh cảnh thực vật ven hệ thống kênh rạch. Theo Pham, Tran, Le, Vo, và Nguyen (1992), trong “Chuyên khảo về Đồng Tháp Mười - Tài nguyên thực vật” đã đề cập đến sinh lượng của 03 sinh cảnh chính gồm: đồng cỏ năng Eleocharis ochrostachys, đồng cỏ năng ngọt Eleocharis dulcis và sự biến thiên theo mùa của sinh lượng cỏ, và một số loài thực vật thường gặp ở vùng Đồng Tháp Mười. Về sau một số nghiên cứu riêng lẻ ở vùng Đồng Tháp Mười cũng được thực hiện như: Luu và cộng sự (2009) trong công trình “Hệ thực vật Vườn Quốc gia Tràm Chim” đã ghi nhận hệ thực vật nơi đây có 142 loài, 121 chi thuộc 57 họ và 03 sinh cảnh chính là đồng cỏ ngập nước, các sinh cảnh nhân tạo khác và rừng tràm ngập nước. Cùng năm Dang và cộng sự (2019) đã xác định 261 loài, 199 chi thuộc 80 họ thực vật bậc cao có mạch và 04 sinh cảnh thực vật gồm: rừng tràm, đồng cỏ ngập nước theo mùa, lung trấp, thực vật trên kênh rạch ở Láng Sen. Việc điều tra, xác định danh mục loài ...