Danh mục tài liệu

Đa dạng sinh học và đặc điểm quần xã sinh vật rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn, Quảng Ngãi

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 907.70 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày các kết quả khảo sát vào tháng 9-10/2015 và tập hợp các nghiên cứu trước đây đã xác định được 224 loài san hô cứng, 232 loài cá rạn san hô, 88 loài thân mềm và da gai ở khu bảo tồn biển Lý Sơn. Đa dạng thành phần loài sinh vật rạn san hô ở đây thuộc mức trung bình so với các khu bảo tồn biển khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng sinh học và đặc điểm quần xã sinh vật rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn, Quảng Ngãi Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 18, Số 2; 2018: 150-160 DOI: 10.15625/1859-3097/18/2/8784 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐẶC ĐIỂM QUẦN XÃ SINH VẬT RẠN SAN HÔ Ở KHU BẢO TỒN BIỂN LÝ SƠN, QUẢNG NGÃI Hoàng Xuân Bền*, Nguyễn Văn Long, Hứa Thái Tuyến, Phan Kim Hoàng, Thái Minh Quang Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam * E-mail: hxuanben@yahoo.com Ngày nhận bài: 16-10-2016 / Ngày chấp nhận đăng: 29-12-2016 TÓM TẮT: Kết quả khảo sát vào tháng 9-10/2015 và tập hợp các nghiên cứu trước đây đã xác định được 224 loài san hô cứng, 232 loài cá rạn san hô, 88 loài thân mềm và da gai ở khu bảo tồn biển Lý Sơn. Đa dạng thành phần loài sinh vật rạn san hô ở đây thuộc mức trung bình so với các khu bảo tồn biển khác. Độ phủ san hô cứng chỉ đạt 6,1% ± 4,2 SD và san hô mềm 5,6% ± 5,0 SD. Mật độ cá rạn trung bình 121 ± 74,4 SD cá thể/100 m2 và tập trung vào nhóm cá có kích thước nhỏ (< 10 cm) chiếm khoảng 69,6% tổng số. Động vật không xương sống kích thước lớn trên rạn có mật độ trung bình 45 ± 3,0 SD cá thể/100 m2 và mật độ này phụ thuộc vào nhóm da gai chiếm trên 85% tổng số. Độ phủ san hô cứng ở khu bảo tồn biển Lý Sơn được cho là thấp nhất trong khi mật độ của cá rạn và động vật không xương sống kích thước lớn trên rạn san hô được xếp vào mức độ trung bình so với các vùng biển khác ở phía nam Việt Nam. Quần xã sinh vật rạn san hô ở khu bảo tồn biển Lý Sơn hình thành hai dạng quần xã. Đối với cá rạn san hô và động vật không xương sống kích thước lớn trên rạn đều có một dạng quần xã chiếm ưu thế phổ biến ở hầu hết các điểm nghiên cứu, chứng tỏ có sự tương đồng về tính chất phân bố giữa các nhóm sinh vật sống trên rạn ở vùng biển này. Ngược lại, san hô có sự khác biệt về sự phân bố của chúng tại hai dạng quần xã ở khu bảo tồn biển Lý Sơn. Từ khóa: Rạn san hô, đa dạng sinh học, bảo tồn biển, Lý Sơn.MỞ ĐẦU lịch sinh thái, duy trì và cải thiện sinh kế, quản Khu Bảo tồn biển (BTB) Lý Sơn được Ủy lý và sử dụng bền vững nguồn lợi hải sản.ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành quyết Các nghiên cứu về đa dạng sinh học củađịnh thành lập số 20/QĐ-UBND ngày 12 tháng các hệ sinh thái vùng biển Lý Sơn trong thời1 năm 2016. Khu BTB có tổng diện tích 9.613 gian qua đã xác định được các hệ sinh tháiha bao gồm các phân vùng chức năng: (1) đặc trưng của vùng biển này bao gồm: ThảmVùng bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 620 ha; cỏ biển có diện tích 189 ha [1] với 6 loài cỏ(2) Vùng phục hồi sinh thái có diện tích 2.024 biển thuộc hai họ Hydrochariaceae (3 loài) vàha; (3) Vùng phát triển có diện tích 4.469 ha; Cymodoceaceae (3 loài) [2, 3]. Đối với rongvà (4) Vùng vành đai bảo vệ diện tích khoảng biển, Nguyễn Hữu Đại và Phạm Hữu Trí [4]2.500 ha. Mục tiêu chính của KBT là duy trì và nghiên cứu khu hệ rong biển ở Đảo Lớn, Lýbảo vệ tài nguyên biển, bảo vệ đa dạng sinh Sơn xác định được 159 loài trong đó có 7 loàihọc, bảo vệ quần cư, bảo vệ môi trường, tạo mới được bổ sung cho khu hệ rong biển Việtđiều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và du Nam, Đàm Đức Tiến và nnk., [5] nghiên cứu150 Đa dạng sinh học và đặc điểm quần xã sinh vật…bổ sung đã ghi nhận rong khu BTB Lý Sơn khá vào cấu trúc của mỗi rạn). Mỗi mặt cắt đượcđa dạng và mang tính nhiệt đới với 133 loài bao chia thành 4 đoạn, mỗi đoạn có chiều dài 20 mgồm rong lam (Cyanophyta 13 loài), rong đỏ và cách nhau 5 m. 15 phút sau khi rải mặt cắt,(Rhodophyta 71 loài), rong nâu (Phaeophyta 22 thợ lặn với thiết bị SCUBA tiến hành thu thậploài) và rong lục (Chlorophyta 27 loài) với trữ số liệu dọc theo từng đoạn của 2 mặt cắt theolượng rong kinh tế là 2.310 tấn tươi, trong đó phương pháp của English và nnk., [13],nguồn lợi rong mơ khá lớn với diện tích lên đến Hodgson và Waddell [14]. Cụ thể như sau:500 ha [6]. Quần xã động vật thân mềm sốngtrên rạn san hô đã xác định 122 loài [7]. Đốivới rạn san hô, một hệ sinh thái quan trọng nhấtcủa khu BTB Lý Sơn, các nghiên cứu cho thấysan hô phân bố hầu hết ở vùng ven đảo baogồm Đảo Lớn và Đảo với thành phần loàisan hô cứng tạo rạn theo Latypov ở Lý Sơn ghinhận 147 loài [8], Nguyễn Văn Hiếu và ĐỗVăn Khương ghi nhận ...