Danh mục tài liệu

Thành phần loài, phân bố và sinh lượng các loài rong biển ở khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 130      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khu kinh tế Dung Quất được quy hoạch trở thành khu công nghiệp trọng tâm vùng Trung Trung Bộ nước ta, thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về rong biển tại khu vực. Đây là kết quả của hai chuyến khảo sát vào tháng 2 và tháng 9 năm 2012 tại Khu kinh tế Dung Quất trên 8 mặt cắt của đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh Quảng Ngãi: “Điều tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học vùng biển Khu kinh tế Dung Quất (kể cả phần mở rộng), đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác hại môi trường đến đa dạng sinh học”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thành phần loài, phân bố và sinh lượng các loài rong biển ở khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 4; 2013: 342-348 ISSN: 1859-3097 http://www.vjs.ac.vn/index.php/jmst THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ VÀ SINH LƯỢNG CÁC LOÀI RONG BIỂN Ở KHU KINH TẾ DUNG QUẤT - QUẢNG NGÃI Vũ Thanh Ca1*, Phạm Văn Hiếu1, Mai Kiên Định1, Đàm Đức Tiến2 1 Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo 125 Trung Kính, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam * E-mail: vuthanhca@gmail.com 2 Viện Tài nguyên và Môi trường biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 246 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam Ngày nhận bài: 14-12-2012 TÓM TẮT: Khu kinh tế Dung Quất được quy hoạch trở thành khu công nghiệp trọng tâm vùng TrungTrung Bộ nước ta, thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về rong biển tại khu vực. Đây là kết quả của hai chuyến khảo sát vào tháng 2 và tháng 9 năm 2012 tại Khu kinh tế Dung Quất trên 8 mặt cắt của đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh Quảng Ngãi: “Điều tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học vùng biển Khu kinh tế Dung Quất (kể cả phần mở rộng), đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác hại môi trường đến đa dạng sinh học”. Kết quả nghiên cứu về rong biển tại Khu kinh tế Dung Quất đã xác định được 4 ngành với 111 loài trong đó: ngành rong Đỏ (Rhodophyta) có 55 loài; ngành rong Lục (Chlorophyta) có 27 loài; ngành rong Nâu (Ochrophyta/Phaeophyta) có 18 loài; ngành rong Lam (Cyanobacteriophyta) có 11 loài. Có 1 loài mới phát hiện cho khu hệ rong biển Việt Nam đó là loài Scinaia okamurae (Setchell.) Huisman. Số lượng loài tại các mặt cắt I đến VIII dao động trong khoảng 5 loài/mặt cắt đến 61 loài/mặt cắt và trung bình là 33 loài/mặt cắt. Hệ số tương đồng Sorensen tại các mặt cắt dao động từ 0,00 đến 0,667 và trung bình là 0,243. Về phân bố sâu, trong số 111 loài có 103 loài phân bố ở vùng triều và 81 loài phân bố ở vùng dưới triều (trong đó có 73 loài phân bố ở cả vùng triều và dưới triều). Phần lớn các loài phân bố trên dải từ vùng triều giữa xuống đến độ sâu khoảng 5m so với 0m hải đồ. Khu hệ rong biển vùng Khu kinh tế Dung Quất mang tính nhiệt đới C = 4,556. Về sinh khối, cao nhất là các loài S. polycystum. C.Ag; Spathoglossum vietnamense Phamh; thấp nhất là loài Amphiroa dilatata Lamouroux và tại đây chúng tôi xác định được 2 loài rong quý hiếm là rong đông sao: Hypnea cornuta; rong kỳ lân: Kappaphycus cottonii. Từ khóa: Rong biển, Khu kinh tế Dung Quất, Thành phần loài, Phân bố, Sinh lượng MỞ ĐẦU Khu kinh tế (KKT) Dung Quất nằm ở tỉnh Quảng Ngãi, thuộc khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam, cách Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 860km, tiếp giáp Quốc lộ 1A, đường sắt 342 xuyên Việt và là điểm đầu của một trong những tuyến đường xuyên Á kết nối với Lào, Campuchia và Thái Lan. KKT Dung Quất được Chính phủ Việt Nam quy hoạch trở thành một khu kinh tế đa ngành - đa lĩnh vực, với trọng tâm là công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, công nghiệp nặng quy mô lớn (luyện cán Thành phần loài, phân bố và sinh lượng … thép, đóng tàu, cơ khí, sản xuất xi măng, chế tạo ô tô ...), các ngành công nghiệp nhẹ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, bất động sản ... hướng dẫn của English, Wilkinson & Baker [5] bằng thiết bị lặn SCUBA, máy chụp ảnh dưới nước hiệu OLYMPUS kỹ thuật số (sản xuất tại Nhật Bản). Vùng biển Dung Quất có hệ sinh vật biển khá đa dạng và phong phú với nhiều nhóm loài khác nhau trong đó phải kể đến các loài rong biển. Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về rong biển của các khu vực lân cận nhưng chưa có nghiên cứu chi tiết nào về thành phần, sinh lượng và các loài quý hiếm tại Dung Quất. Việc nghiên cứu đầy đủ về thành phần loài, cấu trúc khu hệ, các loài quý hiếm của rong biển ở đây sẽ đóng góp thêm dữ liệu nhằm quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học cũng như môi trường biển khu vực, đồng thời đánh giá tác động của Khu kinh tế tới môi trường biển. Mẫu rong tươi sau khi thu, được ngâm trong dung dịch Formol 5%, còn mẫu khô (tiêu bản) được đặt trên giấy Croki sau đó ép trong giấy thấm. Bài báo này trình bày kết quả của hai chuyến khảo sát vào tháng 2/2012 và tháng 9/2012 tại 8 vị trí mặt cắt của đề tài: “Điều tra, khảo sát, đánh giá đa dạng sinh học vùng biển Khu kinh tế Dung Quất (kể cả phần mở rộng), đề xuất giải pháp giảm thiểu các tác hại môi trường đến đa dạng sinh học”. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm Xác định thành phần loài Mẫu vật được phân tích, định lượng trong phòng thí nghiệm của Phòng Sinh thái và Tài nguyên Thực vật Biển, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển. Việc định loại chủ yếu dựa vào các tiêu chuẩn về hình thái ngoài và cấu tạo trong. Lát cắt tiêu bản được soi trên kính hiển vi Leica. Việc phân loại Rong biển tuân theo nguyên tắc chung phân loại thực vật. Tài liệu định loại căn cứ vào các tác giả như: Nguyễn Hữu Đại, Phạm Hoàng Hộ, Nguyễn Hữu Dinh và nnk [2, 3, 1] và những tài liệu về định loại Rong biển khác. Các loài quý hiếm được tra theo sách đỏ Việt Nam, 2008, PII. Thực vật. TÀI L ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: