
Nghiên cứu cơ sở thức ăn tự nhiên phục vụ nghề nuôi hải sản ở một số khu vực thuộc quần đảo Trường Sa
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu cơ sở thức ăn tự nhiên phục vụ nghề nuôi hải sản ở một số khu vực thuộc quần đảo Trường SaTạp chí Khoa học và Công nghệ biển T12 (2012). Số 1. Tr 43 - 56NGHIÊN CỨU CƠ SỞ THỨC ĂN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ NGHỀ NUÔI HẢI SẢN ỞMỘT SỐ KHU VỰC THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SANGUYỄN MINH NIÊN, TRẦN KIM HẰNGViện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản IINGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANHTrường Trung học Thủy sảnNGÔ XUÂN QUẢNGViện Sinh học Nhiệt đớiTóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện tại 5 đảo (Trường Sa, Sinh Tồn, Thuyền Chài, ĐáĐông và Đá Tây) thuộc Quần đảo Trường Sa (QĐTS) từ 25/12/2007 đến 15/01/2008. Tổng số114 mẫu thực vật phù du (TVPD), động vật phù du (ĐVPD) và động vật đáy (ĐVĐ) được thutại 22 trạm. Mẫu được cố định bằng formol 4% và được phân tích tại phòng thí nghiệm ViệnNghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II và Viện Sinh học Nhiệt đới theo các phương pháp truyềnthống. Kết quả ghi nhận 112 loài TVPD ở QĐTS với mật độ trung bình là 888.000 tb/m3,trong đó ngành tảo silic (Bacillariophyta) chiếm 76,79%. ĐVPD có 81 loài với mật độ trungbình là 11.735 con/m3, trong đó giáp xác chân chèo (Copepoda) có thành phần loài và mật độvượt xa các loài khác. ĐVĐ có 51 loài, trong đó các loài thuộc lớp chân đầu (Gastropoda)chiếm 52,94%. Tuy nhiên, số lượng và sinh khối của ĐVĐ thấp, tương ứng là 20 – 260 con/m2và 0,1982 – 1,2511 g/m2. Các loài là nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá chiếm số lượng lớn.Các đảo Trường Sa, Sinh Tồn và Thuyền Chài phù hợp cho nuôi hải sản.I. ĐẶT VẤN ĐỀQuần đảo Trường Sa (QĐTS) gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rảirác trên một diện tích gần 410,000 km² ở giữa biển Đông có đường bờ biển 926 km, có tọađộ 8 o38′ vĩ độ Bắc và 111o55′ kinh độ Đông [19] thuộc chủ quyền của Nước Cộng Hòa XãHội Chủ Nghĩa Việt Nam. Do ở xa đất liền, thời tiết không thuận lợi vào nhiều tháng trongnăm và việc đi lại khó khăn nên các nghiên cứu về cơ sở thức ăn tự nhiên tại QĐTS đượcthực hiện chưa nhiều. Từ 1979, trong Chương trình hợp tác Việt Xô (1979-1985) có thuthập tài liệu về sinh vật phù du (SVPD). Tháng 4/1996, khảo sát liên hợp Việt Nam –Philippin (VN-RP JOMSRE-SCS-1996) có nội dung nghiên cứu SVPD phần phía TâyQĐTS [2]. Trong Chương trình biển Đông – Hải Đảo (1993-1997) “Điều tra tổng hợp43nguồn lợi sinh vật biển QĐTS”, nghiên cứu về SVPD được phân tích, tổng hợp và đánhgiá. Năm 2001-2003, “Đánh giá nguồn lợi sinh vật và hiện trạng môi trường vùng biểnquần đảo Trường Sa” được Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện, trong đó có nội dungnghiên cứu về SVPD [5, 6]. Các nghiên cứu tập trung chủ yếu về thành phần loài, mật độvà sinh khối SVPD. Nghiên cứu về ĐVĐ chưa nhiều. Ngoài ra còn có nghiên cứu về rongcủa Đàm Đức Tiến và Nguyễn Văn Tiến [10]. Tuy nhiên, cơ sở khoa học về thức ăn tựnhiên để phát triển nuôi các đối tượng hải sản chưa được đánh giá đầy đủ. Để góp phần bổsung dẫn liệu về thức ăn tự nhiên theo thời gian, phục vụ phát triển nghề nuôi hải sản, bàibáo trình bày kết quả nghiên cứu thức ăn tự nhiên tại một số đảo thuộc QĐTS cuối năm2007 và đầu năm 2008.II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP1. Phạm vi và thời gian nghiên cứuKhu vực nghiên cứu là 5 đảo thuộc QĐTS. Mẫu TVPD, ĐVPD và ĐVĐ được thutại 22 trạm từ 25/12/2007 đến 15/01/2008 (bảng 1).Bảng 1: Số lượng các nhóm mẫu thu tại quần đảo Trường SaĐịa điểmThực vật phù duĐộng vật phù duĐộng vật đáyTổng sốTrường Sa5 x 2 = 10 mẫu5 x 2 = 10 mẫu2 + 0 = 2 mẫu*22 mẫuSinh Tồn4 x 2 = 8 mẫu4 x 2 = 8 mẫu4 x 2 = 8 mẫu24 mẫuĐá Tây4 x 2 = 8 mẫu4 x 2 = 8 mẫu3 + 2 = 5 mẫu21 mẫuĐá Đông4 x 2 = 8 mẫu4 x 2 = 8 mẫu1 + 0 = 1 mẫu*17 mẫuThuyền Chài5 x 2 = 10 mẫu5 x 2 = 10 mẫu5 x 2 = 10 mẫu30 mẫuTổng số44 mẫu44 mẫu26 mẫu114 mẫuGhi chú: * không thu được mẫu định lượng do nền đáy quá cứng2. Phương pháp thu mẫu- Thực vật phù du: Mẫu định tính được thu bằng lưới phiêu sinh (mắt lưới 25µm) códiện tích miệng lưới 0,2m2; Mẫu đinh lượng được thu trực tiếp bằng bình thu mẫu 1000 ml.- Động vật phù du: Mẫu định tính được thu bằng lưới phiêu sinh có đường kính mắtlưới 25µm; Mẫu định lượng được thu qua 60 lít nước, lọc qua lưới phiêu sinh.- Động vật đáy: Mẫu định tính thu bằng cào đáy, kéo một đường dài (5 m); Mẫuđịnh lượng thu bằng gàu Peterson có diện tích miệng gàu là 0,025 m2, thu 3 gàu ở mỗi44trạm. Mẫu được rửa qua sàng có mắt lưới 0,5 mm.Toàn bộ mẫu được cố định bằng formol 4% tại hiện trường.3. Phương pháp phân tích- Thực vật phù du: Quan sát dưới kính hiển vi DMLP, DMIL và định danh dựa vàocác tài liệu của Hoàng Quốc Trương [11], Shirota [16], Taylor [17] và Tomas [18]. Xácđịnh mật độ tế bào bằng phương pháp đếm số lượng trong buồng đếm 0,1 ml.- Động vật phù du: Quan sát dưới kính hiển vi DMLP, DMIL và định danh dựa vàocác tài liệu của Shirota [16], Nguyễn Văn Khôi [7], Nguyễn Tiến Cảnh [3]. Xác định mậtđộ bằng phương pháp đếm số lượng trong buồng đếm 3 ml.- Động vật đáy: Định loại bằng phương pháp so sánh hình thái dựa vào các tài liệucủa S ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển Cơ sở thức ăn tự nhiên Nghề nuôi hải sản Quần đảo Trường Sa Động vật phù du Động vật đáyTài liệu có liên quan:
-
161 trang 371 1 0
-
90 trang 156 2 0
-
Thành phần loài, phân bố và sinh lượng các loài rong biển ở khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi
7 trang 130 0 0 -
10 trang 100 0 0
-
Ebook Toàn cảnh biển đảo Việt Nam
128 trang 52 0 0 -
7 trang 49 0 0
-
Tư liệu biển đảo Việt Nam: Phần 1
78 trang 48 0 0 -
10 trang 40 0 0
-
7 trang 36 0 0
-
Đặc điểm khí tượng, thủy văn và động lực vùng biển vịnh Quy Nhơn
11 trang 34 0 0 -
Đáp án 40 câu hỏi trắc nghiệm biển đảo
3 trang 34 0 0 -
Ebook Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
59 trang 34 0 0 -
Dẫn liệu bước đầu về động vật đáy cỡ lớn ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Chạm Chu, tỉnh Tuyên Quang
7 trang 31 0 0 -
Hoàng Sa và Trường Sa - Địa lý Biển Đông: Phần 2
94 trang 29 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II
6 trang 28 0 0 -
10 trang 28 0 0
-
Đặc điểm và biến đổi địa hình đáy biển khu vực đảo Trường Sa
9 trang 27 0 0 -
68 trang 27 0 0
-
Khả năng thích nghi của một số giống san hô với điều kiện nuôi
8 trang 27 0 0 -
Phân tích địa chấn địa tầng trầm tích đệ tứ thềm lục địa miền trung Việt Nam
13 trang 26 0 0