Danh mục tài liệu

Đa dạng thành phần loài và một số chỉ số sinh học của động vật phù du ở hồ Dankia, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 575.74 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết thông qua kết quả các chỉ số sinh học cho thấy rằng, tại các vị trí thu mẫu chất lượng nước tầng mặt giữa các đợt khảo sát đại diện cho mùa mưa và mùa khô trong năm không sai khác nhau nhiều, hầu hết đều dao động ở mức ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đa dạng thành phần loài và một số chỉ số sinh học của động vật phù du ở hồ Dankia, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA ĐỘNG VẬT PHÙ DU Ở HỒ DANKIA, HUYỆN LẠC DƢƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG Lê Thị Nguyệt Nga, Nguyễn Văn Khôi, Phan Doãn Đăng Viện Sinh học Nhiệt đới Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hồ Dankia, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng nằm ở khu vực có độ cao trung bình khoảng 1.500 m so với mực nước biển và thuộc vùng có tính chất khí hậu tiểu vùng ôn đới. Năm 1984, nhà máy xử lý nước từ hồ phục vụ cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt được xây dựng với sự tài trợ của Chính phủ Đan Mạch. Nguồn nước mặt của hồ chủ yếu từ sông Đa Dung chảy vào, nhánh chính đổ vào hồ Dankia và hồ Suối Vàng, sau đó đổ về sông Đa Dâng (huyện Lâm Hà), đây là sông đầu nguồn hệ thống sông Đồng Nai. Trong thời gian gần đây, đã có nhiều tác động đến khu vực lòng hồ Dankia gây ảnh hưởng lớn tới môi trường sinh thái. Để có được đầy đủ hơn về thành phần loài động vật phù du và thấy được sự biến đổi của chúng theo thời gian, chúng tôi tiếp tục thực hiện việc nghiên cứu về quần xã động vật phù du tại hồ Dankia theo sau nghiên cứu của Lê Thị Nguyệt Nga và cs (2015) về quần xã ĐVPD cũng tại hồ Dankia. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thu thập mẫu vật Mẫu động vật phù du được thu tại 9 điểm vào mùa khô (tháng 05/2015) và mùa mưa (tháng 10/2015) thuộc hồ Dankia, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, mỗi điểm thu mẫu được thu 2 chỉ tiêu định tính và định lượng. Vị trí địa lý, toạ độ các điểm thu mẫu và ký hiệu các mẫu được trình bày ở Bảng 1. Mẫu định tính động vật phù du được thu bằng lưới kiểu Juday có kích thước mắt lưới 40 m. Tại mỗi điểm thu mẫu, mẫu được thu bằng cách quăng và kéo lưới 4 - 5 lần trong vòng bán kính khoảng 5 m, tốc độ kéo trung bình khoảng 0,5 m/s. Mẫu định lượng được thu bằng cách lọc qua lưới 60 lít nước. Mẫu thu được bảo quản trong lọ nhựa 250 ml và được cố định ngay bằng Formaldehyde 10%. Bảng 1 Tọa độ địa lý và ký hiệu các điểm thu mẫu Ký Toạ độ thu mẫu Địa danh hiệu Vĩ độ (N) Kinh độ (E) DK1 Gần đập Dankia, đầu ra của hồ 12°016.28 108°2237.96 Nhà máy nước Dankia 1 (Trạm bơm), Resort DK2 12°039.00 108°2250.90 Thung lũng vàng DK3 Điểm giữa hồ 12° 111.98 108°236.89 DK4 Bờ phải khu vực đầu vào hồ, khu vực khai thác cát 12° 144.95 108°2325.80 DK5 Đầu vào của hồ 12° 26.47 108°2339.76 DK6 Điểm giữa hồ khu vực gần đầu vào của hồ 12° 154.26 108°2335.09 DK7 Bờ trái khu vực đầu vào hồ (đối diện DK4) 12° 144.48 108°2332.92 DK8 Bờ phải khu vực giữa hồ (có suối đổ vào) 12° 128.81 108°2312.99 Bờ trái hồ khu vực gần nhà máy nước Dankia 2 DK9 12° 039.64 108°236.33E (suối đổ ra) 2. Phân tích mẫu và xử lý số liệu Mẫu động vật phù du được phân tích dưới kính hiển vi Quang học đảo ngược có độ phóng đại từ 40 - 400 lần để định danh tới loài và đếm số lượng cá thể của từng loài, ghi chép vào biểu phân 836. HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 7 tích. Các tài liệu được sử dụng để định danh loài ĐVPD bao gồm: Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, 1980; Đặng Ngọc Thanh và cs, 2001; Đặng Ngọc Thanh và cs, 2002; Hoang Quoc Truong, 1960; Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Pinder, Steven Tilling, 2001; Shirota A., 1966; Reddy, R. Y., 1994; Edmondson, W. T., 1959; Walter Koste, 1978; Hendrik Segers, 1995,… Sử dụng phần mềm Primer VI để tính toán các chỉ số sinh học: Chỉ số tương đồng (Similarity Index) và Cluster tương đồng, chỉ số đa dạng Shannon - Wiener, 1949 (H‟). Sử dụng thang điểm đánh giá phân loại chất lượng nước theo Staub, 1970: Bảng 2 Thang điểm đánh giá chất lượng nước (theo Staub, 1970) H Chất lượng nước . TIỂU BAN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN Qua 04 ...

Tài liệu có liên quan: