Danh mục tài liệu

Đặc điểm cảnh quan lưu vực sông Kôn, tỉnh Bình Định

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 952.25 KB      Lượt xem: 48      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc phân tích đơn vị CQ, xác định mức độ phân hóa đa dạng của các thành phần tự nhiên nhằm tìm ra giải pháp bố trí không gian hợp lí cho các ngành sản xuất là một yêu cầu hết sức cần thiết, nhằm đề xuất một số mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với điều kiện đặc thù, chức năng cảnh quan của lưu vực, cũng như thích ứng với xu thế biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho lưu vực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm cảnh quan lưu vực sông Kôn, tỉnh Bình Định Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Trái đất và Môi trường; ISSN 2588-1183 Vol. 130, No. 4B, 2021, P. 33-47; DOI: 10.26459/hueunijese.v130i4B.6255 ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN LƯU VỰC SÔNG KÔN, TỈNH BÌNH ĐỊNH Phan Thị Lệ Thủy1,2*, Hà Văn Hành1, Nguyễn Thị Huyền2 1 Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt Nam 2 Trường Đại học Quy Nhơn, 170 An Dương Vương, Tp. Quy Nhơn, Việt Nam Tóm tắt. Lưu vực sông Kôn có sự phân hóa thiên nhiên đa dạng, phong phú và độc đáo về tài nguyên thiên nhiên, nên có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả phân tích, chồng xếp các bản đồ thành phần và thành lập bản đồ cảnh quan tỷ lệ 1/100.000 đã xác định, lưu vực sông Kôn được phân thành 184 loại cảnh quan trong hệ thống phân loại cảnh quan của lãnh thổ, bao gồm: hệ cảnh quan, phụ hệ cảnh quan, kiểu cảnh quan, phụ kiểu cảnh quan, lớp cảnh quan, phụ lớp cảnh quan và loại cảnh quan. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học quan trọng cho việc đề xuất định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ, đặc biệt là trong xác lập một số mô hình kinh tế sinh, hướng đến phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững cho lưu vực. Từ khóa: Bản đồ cảnh quan, đặc điểm cảnh quan, lưu vực sông Kôn 1 Đặt vấn đề Lưu vực sông (LVS) Kôn với diện tích khoảng 2.615,0 km2 (chiếm 43,7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), là LVS lớn nhất của tỉnh Bình Định. Dưới sự tác động tổng hợp của các yếu tố, tương tác giữa các hợp phần tự nhiên cùng với sự tác động lâu dài của con người đã tạo nên đặc điểm và sự phân hóa đa dạng cho cảnh quan (CQ) LVS Kôn, tạo cho thiên nhiên ở đây có sự phân hóa hết sức đa dạng, thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông lâm nghiệp. Đồng thời, đây là khu vực có dân cư tập trung tương đối đông đúc (chiếm khoảng 34,95% dân số toàn tỉnh - 2019). Tuy nhiên, trong thời gian qua, môi trường tự nhiên và sinh thái cảnh quan có dấu hiệu bị suy thoái, tai biến thiên nhiên ngày càng quyết liệt, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân như như bão, lũ lụt với tần suất cao, cường độ lớn, xói mòn rửa trôi đất đai diễn ra mạnh mẽ,… Do vậy, việc phân tích đơn vị CQ, xác định mức độ phân hóa đa dạng của các thành phần tự nhiên nhằm tìm ra giải pháp bố trí không gian hợp lí cho các ngành sản xuất là một yêu cầu hết sức cần thiết, nhằm đề xuất một số mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với điều kiện đặc thù, chức năng cảnh quan của lưu vực, cũng như thích ứng với xu thế biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho lưu vực. * Corresponding: phanthilethuy@qnu.edu.vn Ngày gửi: 20-03-2021; Hoàn thành phản biện: 14-10-2021; Nhận đăng: 23-10-2021 Nguyễn Thị Lệ Huyền và CS. Vol. 130, No. 4B, 2021 2 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1 Dữ liệu Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Các tài liệu liên quan đến CQ trên thế giới, Việt Nam và LVS Kôn; chuỗi số liệu khí hậu, thủy văn các trạm thuộc LVS Kôn giai đoạn 2008 - 2018; hệ thống bản đồ thành phần như địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, hiện trạng rừng, hiện trạng sử dụng đất… tỉ lệ 1/100.000; số liệu niên giám thống kê các huyện thuộc LVS Kôn. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, nguồn dữ liệu còn được sử dụng từ kết quả khảo sát thực địa của tác giả. 2.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Để phân tích đặc điểm cảnh quan LVS Kôn, tác giả đã tiến hành thu thập nhiều nguồn dữ liệu cả sơ cấp, lẫn thứ cấp gồm các số liệu, tài liệu nghiên cứu về đặc diểm tự nhiên trong toàn tỉnh Bình Định, kinh tế - xã hội, hệ thống bản đồ, các số liệu thống kê, các báo cáo có liên quan đến LVS Kôn và các tài liệu từ kết quả khảo sát, điều tra thực địa. Các tư liệu được chuẩn hóa, sắp xếp xử lý, phân tích, làm cơ sở để định hướng khai thác thực hiện nghiên cứu. - Phương pháp phân tích liên hợp các thành phần: Vận dụng phương pháp này trong phân tích, xác định mối quan hệ tương tác giữa các thành phần tự nhiên và các tổng thể tự nhiên trong lưu vực. Từ đó, phân tích được quy luật phân hóa của tự nhiên, xác định được đặc điểm phân hóa đa dạng cảnh quan LVS Kôn. Bên cạnh đó, trên cơ sở các bản đồ thành phần, tác giả tiến hành phân tích liên hợp thành lập bản đồ CQ nhằm xác định ranh giới, diện tích và vị trí của các đơn vị phân loại CQ. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Để kiểm chứng thực tiễn, nâng cao hiệu quả trong nghiên cứu đặc điểm CQ, tác giả đã tiến hành 03 đợt khảo sát thực địa vào các năm 2017, 2018, 2019 tại các huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát nhằm thu thập, bổ sung tài liệu về tự nhiên, KT – XH, kiểm tra tính chính xác và sự chỉnh hợp (về đặc điểm, sự phân bố) của các nhân tố thành tạo CQ (địa hình, thổ nhưỡng, thực vật,…), khảo sát các loại hình sử dụng đất con người đến CQ, tình hình khai thác tài nguyên,… - Phương pháp GIS: Thông qua phần mềm Mapinfo 15.0, ArcGIS 10.2, phương pháp GIS được tác giả sử dụng trong nghiên cứu, tích hợp các lớp dữ liệu hợp phần CQ; chồng xếp các lớp dữ liệu để tạo ra các lớp thông tin mới; xây dựng các bản đồ chuyên đề và thành lập bản đồ CQ LVS Kôn tỷ lệ 1/100.000 (qua chồng xếp các bản đồ thành phần như Bản đồ địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, khí hậu, hiện trạng thảm thực vật). Đồng thời, GIS cũng được sử dụng phân tích không gian trong nghiên cứu CQ LVS Kôn. 34 jos.hueuni.edu.vn Vol. 130, No. 4B, 2021 3 Kết quả và thảo luận 3.1 Các nhân tố thành tạo cảnh quan lưu vực sông Kôn a. Vị trí địa lí: Bắt nguồn từ vùng núi Ngọc Rô (tỉnh Gia Lai) phía Đông của dãy Trường Sơn Nam có đỉnh cao 900 - 1.000 m, LVS Kôn có diện tích lớn nhất so với các LVS còn lại của tỉnh Bình Định, khoảng 2.615, ...

Tài liệu có liên quan: