
Đặc điểm phân bố loài cá heo Ông Sư (Orcaella brevirostris) vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm phân bố loài cá heo Ông Sư (Orcaella brevirostris) vùng biển quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang Thông tin khoa học công nghệ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ LOÀI CÁ HEO ÔNG SƯ (Orcaella Brevirostris) VÙNG BIỂN QUẦN ĐẢO BÀ LỤA, KIÊN GIANG (1) (1) (1) CÙ NGUYÊN ÐỊNH , NGUYỄN THỊ NGA , TRỊNH THỊ LAN CHI , (1) (1) (1) NGUYỄN TUẤN ANH , PHAN XUÂN THỊNH , TRẦN THỊ THÁI HÀ , (1) (2) TRƯƠNG BÁ HẢI , MUKHAMETOV L.M. I. MỞ ĐẦU Cá heo Ông Sư (Orcaella brevirostris) thuộc họ Delphinidae, giống Orcaella, tênthường gọi cá heo Irrawaddy. Cá heo Ông Sư là loài có trong sách đỏ thế giới IUCN(International Union for Conservation of Nature and Natural Resources), bậc VU -Vulnerable [9] và được bảo tồn tại Việt Nam (cá nược Minh Hải) [11]. Loài này phânbố phổ biến ở những vùng nước nông ven bờ thuộc vùng nhiệt đới từ vịnh Belgal tớiPalawan (Philippin) và xuống tới vùng ven biển miền Nam Indonesia [7, 8]. Cá heoÔng Sư cũng sinh trưởng ở sông Mekong [6]. Tại biển Việt Nam cá heo Ông Sư thườngxuất hiện ở vùng biển thuộc Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang [1]. Tuy vậy, vẫn cònrất ít thông tin về đặc điểm phân bố của loài cá heo Ông Sư ở khu vực này. Từ năm 2003 đến năm 2011, trong khuôn khổ đề tài của Trung tâm Nhiệt đớiViệt - Nga và đề tài, dự án cấp Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh,chúng tôi đã tiến hành các nghiên cứu cá heo Ông Sư vùng biển Kiên Giang [1, 2, 3,4] nhằm mục đích bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn lợi thú biển này. Bài báo tổng hợp kết quả thu được qua các đợt khảo sát đặc điểm phân bốcá heo Ông Sư vùng biển Quần đảo Bà Lụa, Kiên Giang của Trung tâm Nhiệt đớiViệt - Nga trong các năm 2006, 2008, 2011. II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các khảo sát được thực hiện tại vùng biển của Quần đảo Bà Lụa (hình 1) Hình 1. Quần đảo Bà Lụa106 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 05, 12 - 2013Thông tin khoa học công nghệ - Dùng ca nô Yamaha 200CV để di chuyển trên biển và quan sát sự xuất hiệncá heo Ông Sư theo các tuyến trên vùng biển Quần đảo Bà Lụa. Trong quá trìnhkhảo sát, cá heo Ông Sư được phát hiện bằng mắt thường hay ống nhòm, sau đóquay phim, chụp ảnh, xác định quần thể và đếm số lượng cá thể trong đàn. Ghi nhậnthời gian và xác định tọa độ bắt gặp cá heo bằng thiết bị định vị GPS. Phương phápphỏng vấn ngư dân địa phương cũng được sử dụng nhằm thu thập thêm các thông tinvề cá heo Ông Sư. - Xác định loài thông qua so sánh đặc đi ểm hình thái của cá heo bắt gặpvới tài li ệu được công bố bởi Carwardine M., 2000 [7]; Reeves R.R.,Leatherwood S., 1983 [8]. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Việc lựa chọn thời gian tổ chức các đợt nghiên cứu cá heo Ông Sư tại vùngbiển Quần đảo Bà Lụa dựa trên các kết quả khảo sát tại vùng biển Kiên Giang củanhóm nghiên cứu từ năm 2001 - 2003 [1]. Cụ thể, chúng tôi chọn thời gian nghiêncứu, khảo sát từ tháng 01 đến tháng 6 hàng năm. Do vây lưng của cá heo Ông Sư rấtnhỏ, mõm ngắn, khi đi kiếm ăn chúng thường lặn dưới nước liên tục, thời gian thuậnlợi cho việc quan sát cá heo Ông Sư là mùa biển lặng sóng. Khoảng cách tối đa cóthể quan sát thấy chúng trong quá trình khảo sát là 300 m khi biển lặng sóng. Khibiển có sóng cấp 2 trở lên thì khoảng cách này giảm xuống còn nhỏ hơn 50 m. Trong 3 đợt khảo sát sự xuất hiện của cá heo Ông Sư tại vùng biển Quần đảoBà Lụa vào các năm 2006, 2008 và 2011, chúng tôi đã tổ chức được 86 ngày khảosát trên biển, thời gian từ 6h - 17h hàng ngày. Cụ thể như sau: - Đợt 1: Từ tháng 01 - 5/2006, gồm 36 ngày đi biển; - Đợt 2: Từ tháng 02 - 4/2008, gồm 19 ngày đi biển; - Đợt 3: Từ tháng 01- 6/2011, gồm 31 ngày đi biển. Kết quả khảo sát thời gian, tọa độ bắt gặp cá heo trong các đợt khảo sát đượctrình bày trong bảng 1. Bảng 1. Kết quả khảo sát cá heo Ông Sư năm 2006, 2008, 2011 Số lượng cá heo Khu vực biển Tọa độ TT Thời gian bắt gặp (con) bắt gặp bắt gặp Năm 2006 02/02/2006 10012’00’’N 1 8 - 10 Hòn Heo 13h 50 104032’00’’E 06/02/2006 10008’00’’N 2 ~ 10 Hòn Nhum Bà 11h 104032’00’’E 27/02/2006 10011’00’’N ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ nhiệt đới Cá heo Ông Sư Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang Thuần dưỡng cá heo Cá heo nước ngọtTài liệu có liên quan:
-
12 trang 196 0 0
-
Đa dạng sinh học và khả năng ứng dụng của nấm men đen trong sản xuất erythritol
8 trang 57 0 0 -
Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam
13 trang 57 0 0 -
Nghiên cứu định lượng vai trò, chức năng của rừng đối với khí hậu tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
10 trang 42 0 0 -
10 trang 42 0 0
-
Nghiên cứu chế tạo keo 88CA.VN dùng thay thế keo 88CA nhập ngoại
7 trang 41 0 0 -
Định hình hướng nghiên cứu sinh thái cạn tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
8 trang 37 0 0 -
Đa dạng nguồn cây dược liệu khu di tích K9 - Đá Chông và vùng phụ cận
12 trang 35 0 0 -
Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo probiotics từ Bacillus clausii dạng bào tử
7 trang 34 0 0 -
Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa
10 trang 27 0 0 -
Các chất ức chế ăn mòn kim loại ИФХАН
6 trang 26 0 0 -
Kết quả ứng dụng ban đầu thiết bị chống hà bám trong môi trường biển nhiệt đới
7 trang 26 0 0 -
12 trang 24 0 0
-
8 trang 23 0 0
-
Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang
9 trang 21 0 0 -
Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
12 trang 21 0 0 -
Nghiên cứu ảnh hưởng của bột nhôm đến một số tính chất của thuốc nổ nhũ tương
9 trang 21 0 0 -
Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, tỉnh Khánh Hoà
9 trang 21 0 0 -
Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên
12 trang 21 0 0 -
Một số đặc điểm diễn thế thứ sinh thảm thực vật nhiệt đới gió mùa miền Trung Việt Nam
10 trang 20 0 0