Đặc điểm tài nguyên đất và hướng sử dụng bền vững đất nông - lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 156.11 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trên cơ sở nghiên cứu những đặc trưng tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng, bài báo đề xuất một số định hướng phát triển bền vững đối với đất nông - lâm nghiệp Quảng Bình. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm tài nguyên đất và hướng sử dụng bền vững đất nông - lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 128-138 ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ HƯỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH Trương Thị Tư Trường Đại học Quảng Bình1. Đặt vấn đề Quảng Bình là một tỉnh ven biển miền Trung Trung Bộ, nằm ở nơi hẹp nhấtcủa đất nước, phía Đông giáp biển, phía Tây tựa vào dãy Trường Sơn vì thế QuảngBình có biển, có đồng bằng, có gò đồi, có rừng núi. Với diện tích tự nhiên là 8.065km2 , dân số năm 2008 là 857.818 người với mật độ trung bình 106 người/km2 , hiệnnay Quảng Bình có 1 thành phố là Đồng Hới, 6 huyện, 141 xã, 8 phường và 10 thịtrấn [7]. Về điều kiện tự nhiên, Quảng Bình nằm trong đới kiến tạo Bắc Trường Sơn,phía Tây là khu vực đồi núi, phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp và những dãy cồncát chạy dọc bờ biển. Vượt qua đèo Ngang, tính chất lạnh có phần giảm sút, QuảngBình chịu ảnh hưởng của gió mùa chí tuyến không có mùa đông lạnh và khô rõ rệt,với lượng nhiệt và ẩm dồi dào. Vị trí này đã quyết định đến sự thành tạo các yếutố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Bình, tạo nên sự phong phú đadạng của 2 hệ đất feralit và đất phù sa của lãnh thổ Quảng Bình. Điểm đặc biệt củađồng bằng Quảng Bình là dải cồn cát ven biển với đặc điểm rất linh động, dễ biếnđổi gồm nhiều chủng loại đất phong phú có giá trị trong sản xuất nhưng vẫn chưakhai thác hết. Bên cạnh đó vùng gò đồi Quảng Bình chiếm một phần diện tích lớncủa tỉnh cũng đang có những bước chuyển biến trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Từ trước đến nay sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp luôn là ngành chiếm tỷ trọnglớn trong nền kinh tế Quảng Bình. Tuy vậy, trong những năm gần đây nền kinh tếQuảng Bình có những phát triển vượt bậc, con người khai thác tự nhiên với côngsuất lớn thì diện tích đất nông-lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp, chất lượng có phầngiảm sút và ảnh hưởng đến thảm thực vật rừng. Vì thế vấn đề sử dụng hợp lý và bềnvững tài nguyên đất nói chung và sử dụng đất nông-lâm nghiệp nói riêng ở QuảngBình đang là vấn đề cần được quan tâm. Trên cơ sở nghiên cứu những đặc trưng tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng,bài báo đề xuất một số định hướng phát triển bền vững đối với đất nông - lâmnghiệp Quảng Bình.128 Đặc điểm tài nguyên đất và hướng sử dụng bền vững đất nông - lâm nghiệp...2. Đặc điểm tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình2.1. Đặc điểm tài nguyên đất Quảng Bình2.1.1. Các nhóm đất chính Đất Quảng Bình thuộc hai hệ chính là hệ Feralit và hệ phù sa, có thể phânchia thành các nhóm đất chính là: Nhóm đất cát; nhóm đất mặn, phèn; nhóm đấtglây; nhóm đất phù sa; nhóm đất xám; nhóm đất đỏ và nhóm đất bị biến đổi vớinhững đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng [1]. Nhóm đất cát: Chiếm gần 5% diện tích tự nhiên của tỉnh, được thành tạo docác quá trình địa mạo sông, bờ biển từ sản phẩm thô (granit) của dải Trường SơnBắc. Nhóm đất này phân bố dọc theo bờ biển từ Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới,Quảng Ninh và Lệ Thủy tạo thành dải các cồn cát, đụn cát ven biển Quảng Bình.Thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc, giữ nước kém, đất xấu, kém dinh dưỡng. Gồm cồncát trắng vàng, đất cát biển trung tính ít chua và đất cát biển chua. Hiện tượng cátbay, cát chảy phổ biến. Nhóm đất mặn: Chiếm khoảng 0,7% đất tự nhiên của tỉnh, được hình thànhtừ sản phẩm phù sa sông, biển, chịu ảnh hưởng của nước biển do bão, thủy triều.Phân bố ở các huyện ven biển từ Quảng Trạch đến Lệ Thủy, chủ yếu ở các cửa sôngGianh, sông Dinh, sông Nhật Lệ. Đất mặn có thể bị mặn nhiều, mặn ít, có thể bịglây nông hoặc sâu. Nhóm đất phèn: Chiếm gần 0,6% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố chủyếu ở các huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh. Hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sacó vật liệu sinh phèn, phát triển trong môi trường ngập mặn, khó thoát nước. Gồmcó đất phèn hoạt động nông, đất phèn hoạt động sâu. Nhóm đất glây: Chiếm hơn 0,3% diện tích toàn tỉnh. Phân bố ở những vùngđịa hình thấp, thường xuyên bão hòa nước ở một số nơi thuộc đồng bằng QuảngTrạch, Lệ Thủy và Bố Trạch. Có thể phân thành 2 đơn vị đất là đất glây chua điểnhình và đất glây chua có tầng hữu cơ sâu. Đất có đặc tính chua, chặt, bí, có độ phìtự nhiên khá, ảnh hưởng xấu tới cây trồng. Nhóm đất phù sa: Chiếm gần 4,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố vencác con sông, suối và tập trung nhiều nhất ở các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, LệThủy ven sông Gianh, sông Kiến Giang. Các loại đất của nhóm đất này được tạothành từ sản phẩm lắng đọng phù sa, bồi tụ của các sông suối trong tỉnh, do đượcbồi đắp hàng năm nên hàm lượng chất hữu cơ khác nhau và tính phân lớp khó xácđịnh. Căn cứ vào độ bão hòa bazơ có thể phân chia thành các loại: đất phù sa trungtính ít chua, phù sa chua, phù sa glây và ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm tài nguyên đất và hướng sử dụng bền vững đất nông - lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 128-138 ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ HƯỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG - LÂM NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH Trương Thị Tư Trường Đại học Quảng Bình1. Đặt vấn đề Quảng Bình là một tỉnh ven biển miền Trung Trung Bộ, nằm ở nơi hẹp nhấtcủa đất nước, phía Đông giáp biển, phía Tây tựa vào dãy Trường Sơn vì thế QuảngBình có biển, có đồng bằng, có gò đồi, có rừng núi. Với diện tích tự nhiên là 8.065km2 , dân số năm 2008 là 857.818 người với mật độ trung bình 106 người/km2 , hiệnnay Quảng Bình có 1 thành phố là Đồng Hới, 6 huyện, 141 xã, 8 phường và 10 thịtrấn [7]. Về điều kiện tự nhiên, Quảng Bình nằm trong đới kiến tạo Bắc Trường Sơn,phía Tây là khu vực đồi núi, phía Đông là dải đồng bằng nhỏ hẹp và những dãy cồncát chạy dọc bờ biển. Vượt qua đèo Ngang, tính chất lạnh có phần giảm sút, QuảngBình chịu ảnh hưởng của gió mùa chí tuyến không có mùa đông lạnh và khô rõ rệt,với lượng nhiệt và ẩm dồi dào. Vị trí này đã quyết định đến sự thành tạo các yếutố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tỉnh Quảng Bình, tạo nên sự phong phú đadạng của 2 hệ đất feralit và đất phù sa của lãnh thổ Quảng Bình. Điểm đặc biệt củađồng bằng Quảng Bình là dải cồn cát ven biển với đặc điểm rất linh động, dễ biếnđổi gồm nhiều chủng loại đất phong phú có giá trị trong sản xuất nhưng vẫn chưakhai thác hết. Bên cạnh đó vùng gò đồi Quảng Bình chiếm một phần diện tích lớncủa tỉnh cũng đang có những bước chuyển biến trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Từ trước đến nay sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp luôn là ngành chiếm tỷ trọnglớn trong nền kinh tế Quảng Bình. Tuy vậy, trong những năm gần đây nền kinh tếQuảng Bình có những phát triển vượt bậc, con người khai thác tự nhiên với côngsuất lớn thì diện tích đất nông-lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp, chất lượng có phầngiảm sút và ảnh hưởng đến thảm thực vật rừng. Vì thế vấn đề sử dụng hợp lý và bềnvững tài nguyên đất nói chung và sử dụng đất nông-lâm nghiệp nói riêng ở QuảngBình đang là vấn đề cần được quan tâm. Trên cơ sở nghiên cứu những đặc trưng tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng,bài báo đề xuất một số định hướng phát triển bền vững đối với đất nông - lâmnghiệp Quảng Bình.128 Đặc điểm tài nguyên đất và hướng sử dụng bền vững đất nông - lâm nghiệp...2. Đặc điểm tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp tỉnh Quảng Bình2.1. Đặc điểm tài nguyên đất Quảng Bình2.1.1. Các nhóm đất chính Đất Quảng Bình thuộc hai hệ chính là hệ Feralit và hệ phù sa, có thể phânchia thành các nhóm đất chính là: Nhóm đất cát; nhóm đất mặn, phèn; nhóm đấtglây; nhóm đất phù sa; nhóm đất xám; nhóm đất đỏ và nhóm đất bị biến đổi vớinhững đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng [1]. Nhóm đất cát: Chiếm gần 5% diện tích tự nhiên của tỉnh, được thành tạo docác quá trình địa mạo sông, bờ biển từ sản phẩm thô (granit) của dải Trường SơnBắc. Nhóm đất này phân bố dọc theo bờ biển từ Quảng Trạch, Bố Trạch, Đồng Hới,Quảng Ninh và Lệ Thủy tạo thành dải các cồn cát, đụn cát ven biển Quảng Bình.Thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc, giữ nước kém, đất xấu, kém dinh dưỡng. Gồm cồncát trắng vàng, đất cát biển trung tính ít chua và đất cát biển chua. Hiện tượng cátbay, cát chảy phổ biến. Nhóm đất mặn: Chiếm khoảng 0,7% đất tự nhiên của tỉnh, được hình thànhtừ sản phẩm phù sa sông, biển, chịu ảnh hưởng của nước biển do bão, thủy triều.Phân bố ở các huyện ven biển từ Quảng Trạch đến Lệ Thủy, chủ yếu ở các cửa sôngGianh, sông Dinh, sông Nhật Lệ. Đất mặn có thể bị mặn nhiều, mặn ít, có thể bịglây nông hoặc sâu. Nhóm đất phèn: Chiếm gần 0,6% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố chủyếu ở các huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh. Hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sacó vật liệu sinh phèn, phát triển trong môi trường ngập mặn, khó thoát nước. Gồmcó đất phèn hoạt động nông, đất phèn hoạt động sâu. Nhóm đất glây: Chiếm hơn 0,3% diện tích toàn tỉnh. Phân bố ở những vùngđịa hình thấp, thường xuyên bão hòa nước ở một số nơi thuộc đồng bằng QuảngTrạch, Lệ Thủy và Bố Trạch. Có thể phân thành 2 đơn vị đất là đất glây chua điểnhình và đất glây chua có tầng hữu cơ sâu. Đất có đặc tính chua, chặt, bí, có độ phìtự nhiên khá, ảnh hưởng xấu tới cây trồng. Nhóm đất phù sa: Chiếm gần 4,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phân bố vencác con sông, suối và tập trung nhiều nhất ở các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, LệThủy ven sông Gianh, sông Kiến Giang. Các loại đất của nhóm đất này được tạothành từ sản phẩm lắng đọng phù sa, bồi tụ của các sông suối trong tỉnh, do đượcbồi đắp hàng năm nên hàm lượng chất hữu cơ khác nhau và tính phân lớp khó xácđịnh. Căn cứ vào độ bão hòa bazơ có thể phân chia thành các loại: đất phù sa trungtính ít chua, phù sa chua, phù sa glây và ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Tài nguyên đất Sử dụng bền vững đất nông Phát triển bền vững Phát triển nông - lâm nghiệp Tài nguyên thiên nhiênTài liệu có liên quan:
-
342 trang 363 0 0
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 360 0 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 356 0 0 -
6 trang 327 0 0
-
95 trang 292 1 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 275 0 0 -
10 trang 249 0 0
-
Tăng trưởng xanh ở Việt Nam qua các chỉ số đo lường định lượng
11 trang 249 0 0 -
5 trang 237 0 0
-
Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên: Từ lý luận đến thực tiễn
6 trang 235 0 0