Danh mục tài liệu

Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực và Chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 727.99 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là một trong những nguyên nhân thường gặp, làm gia tăng tỷ lệ vi khuẩn đề kháng với kháng sinh và gây tỉ lệ tử vong cao, nghiên cứu nhằm hiểu rõ đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại An Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực và Chống độc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC VÀ CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG Phạm Ngọc Kiếu, Phạm Ngọc Trung, Trần Thị Tiểu Thơ và Nguyễn Trung Bình Khoa HSTC, Bệnh Viện An GiangTóm tắtMục tiêu: Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là một trong những nguyên nhân thường gặp,làm gia tăng tỷ lệ vi khuẩn đề kháng với kháng sinh và gây tỉ lệ tử vong cao, nghiêncứu nhằm hiểu rõ đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại An Giang.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hàng loạt ca, từ 01/2015 đến 09/2015 tại khoaHồi sức Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang.Kết quả: Tổng số 80 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán VPBV được đưa vào nghiêncứu. Vi khuẩn gram âm chiếm 87,4% trong đó Enterobacter 30,4%, Pseudomonas16,3%, Acinetobacter 13,8%; tụ cầu trùng gram dương chiếm 12,6%. Các vi khuẩngram âm đề kháng với nhóm cephalosporin và fluoquinolone từ 50% đến hơn 90%nhưng đề kháng thấp với carbapenem (Enterobacter 4,2%, E. coli 9,1%, Pseudomonas33,3% và Acinetobacter 35,5%). 80% tụ cầu trùng đề kháng với oxacillin, tuy nhiênchưa đề kháng với vancomycin.Kết luận: Chủ yếu nguyên nhân gây VPBV là vi khuẩn gram âm (Enterobacter,Pseudomonas, Acinetobacter) và tụ cầu trùng. Các vi khuẩn gram âm thường đềkháng cao với nhiều loại kháng sinh thông thường đang sử dụng nhưng đề kháng thấpvới carbapenem. MICROBIOLOGICAL CHARACTERISTIC CAUSES OF HOSPITAL ACQUIRED PNEUMONIA IN ICU DEPARTMENT AN GIANG HOSPITALSUMMARYBackground: Nosocomial pneumonia is among the most common types of infection inhospitalized patients. The increasing prevalence of multi-drug resistant organisms andKỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang – 2015 1mortality, this study to determine microbiological causes and antibiotic resistance tonosocomial pneumonia admitted to ICU at An Giang hospital.Methods: Case series report, from January 2015 to September 2015at ICUdepartment An Giang hospital.Results: Total of 80 patients were selected. The gram negative agents were 87,4%(Enterobacter 30,4%; Pseudomonas16,3%, Acinetobacter 12,8%);The gram positiveStaphylococcus aureus accounted for 12,6%. Most of negative bacteria were resistantto Cephalosporine and Fluoroquinolones (over 90%), excepting carbapenem(Enterobacter 4,2%, E coli 9,1%, Pseudomonas 33,3% , Acinetobacter 35,5%). 80%Staphylococcus aureus was resistant to oxacillin, however, still susceptible 100% tovancomycinConclusion: The majority of agents causing nosocomial pneumonia are gram negative(Enterobacter, Pseudomonas, Acinetobacter) and Staphylococcus aureus. Most ofgram-negative bacteria are resistant to all kinds of conventional antibiotics exceptingcarbapenems.100% Staphylococcus aureus was still susceptible to vancomycin.ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là một trong những nguyên nhân gây tỉ lệ tử vongcao (trên 30%). VPBV là biến chứng nhiễm khuẩn nặng, tác động xấu đến kết quả điềutrị, gia tăng dòng vi khuẩn (VK) đề kháng kháng sinh (KS). VPBV đặc biệt là viêmphổi có liên quan đến thở máy là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân tại khoa sănsóc tích cực, làm kéo dài thời gian nằm viện cũng như làm tăng nguy cơ tử vong trêncác bệnh nhân nặng. Tại Hoa Kỳ VPBV là nguyên nhân nhiễm trùng đứng hàng thứ 2và làm tăng số ngày nằm viện từ 7 đến 9 ngày và tăng chi phí hơn 40.000 USD /bệnhnhân. Tỉ lệ tử vong chung là từ 33 - 55%, tử vong càng tăng nếu VPBV gây ra doPseudomonas aeruginosa, Acinetobacter spp hoặc do điều trị kháng sinh không thíchhợp vì vậy cần điều trị kháng sinh chính xác càng sớm càng tốt ngay sau khi pháthiện.Việc sử dụng kháng sinh này phải phù hợp với tình hình vi khuẩn hiện tại củatừng địa phương. Nhằm nâng cao khả năng điều trị thành công viêm phổi bệnh viện,mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các loại vi khuẩn gây VPBV và tỉ lệ đềkháng kháng sinh của các vi khuẩn này.Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang – 2015 2ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1- Đối tượng Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả BN vào điều trị tại khoa HSTC, BVĐKTT An Giang từ tháng 01/2015 -09/2015. Sau khi nằm việnhơn 48 giờ và có các dấu hiệu được chẩn đoán VPBV theotiêu chuẩn NNISS CDC 2008 bao gồm các biểu hiện sau: sốt hơn 380C, Tăng tiết đàmmủ hay thay đổi tính chấtđàm. Bạch cầu12.000 tế bào/mm3, X-Quangphổi có thâm nhiễm mới hay tiến triển. Phân lập được vi khuẩn trong đàm, dịch hútqua nội khí quản và máu. Tiêu chuẩn loại trừ: BN được chẩn đoán VP trong 48 giờ đầu nhập viện, VP mắcphải trong cộng đồng, nhiễm HIV/AIDS, laophổi đang điều trị. 2- Phương pháp nghiên cứuThiết kế NC: Nghiên cứu hàng loạt ca. Xử lý số liệu: Các biến định lượng được thống kê bằng giá trị trung bình, độ lệchchuẩn sử dụng Two-tailed Student’s t test, Các biến phân loại được đánh giá bằng cáchsử dụng Chi-square test, nếu các giá trị nhỏ sẽ được hiệu chỉnh bằng Fisher’s exacttest, khi giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95%.Phần mềm thống kê SPSS 22 được sử dụng.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU1-Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Từ 01/2010 – 09/2015, có 80 BN đủ tiêu chẩn viêm phổi bệnh viện đưa vàonghiên cứu. Tuổi trung bình là 63, tỷ lệ nam cao nữ là 1,5 lần, đa số BN đều có cácbệnh nền như Tai biến mạch máu não, nhiễm khuẩn huyết, đái tháo đường, bệnh gan,thận mạn tính, Tâm phế mãn, chấn thương và ngộ độc. Mẫu cấy dương tính phần lớntử đàm và dịch hút khí quản (72,5%), còn lại là máu (27,5%). Hầu hết đều có sốt vàgiảm oxy trong máu.Bảng 1: Đặc điểm chung cuả nhóm nghiên cứu Biến số n=80 Tỷ lệ (%) Tuổi(TB ± SD) 63,0 ± 18.1 Nam /Nữ ...

Tài liệu có liên quan: