Dẫn liệu về ốc (gastropoda) trên cạn khu vực Tây Trang, tỉnh Điện Biên
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 470.40 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo đưa ra dẫn liệu bước đầu về lớp Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) trên cạn ở khu vục Tây Trang gồm 54 loài ốc cạn thuộc 35 giống, 15 họ, 3 bộ và 2 phân lớp ốc Mang trước và ốc Có phổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dẫn liệu về ốc (gastropoda) trên cạn khu vực Tây Trang, tỉnh Điện BiênTẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(4): 397-404DẪN LIỆU VỀ ỐC (GASTROPODA) TRÊN CẠNKHU VỰC TÂY TRANG, TỈNH ĐIỆN BIÊNĐỗ Văn Nhượng*, Đinh Phương DungĐại học Sư phạm Hà Nội, *dvnhuong@hotmail.comTÓM TẮT: Bài báo đưa ra dẫn liệu bước đầu về lớp Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) trên cạn ở khuvục Tây Trang gồm 54 loài ốc cạn thuộc 35 giống, 15 họ, 3 bộ và 2 phân lớp ốc Mang trước và ốc Cóphổi. Trong danh sách này, tỷ lệ ốc Có phổi chiếm tới 70,4%, ốc Có mang 29,6%, họ có nhiều loài nhất làCyclophoridae (9 loài), Ariophantidae (8 loài), các họ khác có số loài ít hơn. Các loài ốc cạn đã phát hiệnđược phân bố trong 3 sinh cảnh: rừng trên núi đá vôi, rừng trên đồi và rừng trên đá granit. Số lượng loàigặp trên núi đá vôi phong phú nhất, chiếm 88,9% số loài, ít loài nhất là sinh cảnh rừng trên đồi. Mật độtrung bình cá thể trên núi đá vôi đạt đến 33 cá thể/m2, thấp nhất là rừng trên đồi 4 cá thể/m2.Từ khóa: Gastropoda, Ariophantidae, Cyclophoridae, ốc cạn, Tây Trang, Điện Biên.MỞ ĐẦUTây Trang là địa điểm biên giới Việt Làothuộc tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên38 km về phía Tây Nam, cách trung tâm huyệnMường Mày, tỉnh Phong Xa Lỳ (Lào) 35 km.Khu vực Tây Trang thuộc xã Na Ư, huyện ĐiệnBiên, có vị trí địa lý từ 21o08’ đến 21o22’ vĩ độbắc, 102o49’ đến 102o59’ kinh độ đông.Lớp Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) cósố lượng loài và số lượng cá thể phong phú, cóvai trò quan trọng trong hệ sinh thái ở cạn, đadạng về kích thước và hình thái. Các dẫn liệu vềốc cạn của các tác giả Fischer, Bavay,Dautzenberg (1898, 1904, 1908...) [1-7, 9-12] ởmiền Tây Bắc chỉ dừng lại ở khu vực Sơn La,Lào Cai, tập trung nhiều hơn cả là vùng núiĐông Bắc Việt Nam (Lạng Sơn, Cao Bằng vàBắc Kạn). Vì vậy, những dẫn liệu về ốc trên cạnở vùng núi sâu trong lục địa của Việt Nam nhưĐiện Biên còn thiếu, kết quả nghiên cứu gópphần làm sáng tỏ về vấn đề tiến hóa của nhómnày trên cạn, góp phần quan trọng vào điều trađa dạng sinh học ở các vùng cảnh quan khácnhau.Về đặc điểm tự nhiên, khu vực Tây Trangcó địa hình chủ yếu là các dãy núi và thung lũngchạy song song theo hướng Tây Bắc - ĐôngNam, gồm núi đá vôi, hệ tầng cát kết, đá phiến,đá granit và đồi xen kẽ nhau. Núi hình thànhtrên đá phiến biến chất và trầm tích lục nguyênuốn nếp, độ cao từ 500-1.000 m, độ chia cắt từ300-800 m, độ dốc từ 15o-20o. Khu vực nàynằm trong hệ thống có nhiều đứt gãy (nằm trongtuyến đứt gãy Điện Biên - Lai Châu) và gắn vớicấu trúc địa chất kiến tạo của miền Tây bán đảoTrung Ấn. Diện tích núi đá vôi khoảng 700 ha,trên đó có nhóm đất đen và đất feralit đỏ nâu,2 loại đất này giàu mùn, đạm và có độ ẩm cao,tùy nơi mà có màu sắc khác nhau. Do ở vị tríphía Tây của Điện Biên, nên khí hậu nóng hơncác vùng khác của Tây Bắc, nhiệt độ trung bìnhnăm khoảng 21oC đến 23oC, số ngày nóngtương đối nhiều do có gió Lào. Lượng mưatrung bình năm khá lớn, từ 1.600 mm đến 1.900mm. Khu vực Tây Trang có sông lớn là NậmRốm chảy từ thành phố Điện Biên Phủ đổ vàosông Mê Kông.Thảm thực vật gồm một số dạng cơ bản:kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm nhiệtđới, phân bố ở độ cao dưới 700 m gồm nhữngcây gỗ lớn như chò chỉ (Parashorea chinensis),chò nâu (Dipterocarpus retusus), táu muối(Vatica diospyroides), táu nước (Vaticasubglabra), trai (Garcinia fagraeoides), nghiến(Execentrodendrontonkinensis),đinh(Markhamia stipulata).... Kiểu rừng kín thườngxanh cây lá rộng á nhiệt đới, phân bố ở độ cao700 m trở lên. Ngoài một số loại thường xanhhay rụng lá thuộc các họ Long não (Lauraceae),Dẻ (Fagaceae), Mộc lan (Magnoliaceae), Nhânsâm (Araliaceae)... còn gặp một số loài thuộcngành hạt trần như sam bông (Amentotaxushatuyennensis), thông tre lá dài (Podocarpusneriifolius).... Kiểu rừng thứ sinh phục hồi saunương rẫy chỉ 1 tầng cây gỗ và có tán đều,397Do Van Nhuong, Dinh Phuong Dungnhưng khá thưa. Dưới tán rừng phát triển cácloài thuộc họ Cỏ (Poaceae), họ Cói(Cyperaceae).... Tầng trên rừng kín thường xanhmưa ẩm á nhiệt đới phổ biến các loài hu đay(Trema orientalis), màng tang (Litsea cubeba).Loại thảm thực vật thứ năm là rừng tre nứa, chủyếu là nứa lá nhỏ (Schizostachyum dulloa) vàmột vài nhóm cây gỗ mọc rải rác. Dây leo phổbiến là sắn dây (Pueraria sp.) và bìm bìm(Ipomoeca sp.) [14].VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUCác mẫu ốc trên cạn thu được từ tháng06/2009 đến 08/2010.Mẫu được thu theo 2 tuyến chính ở dọcđường đi xã Na Ư và Pa Thơm. Trong từngtuyến có các sinh cảnh núi đá vôi, đá granit, đồi,rừng thứ sinh và rừng trên núi đá vôi. Vị trí thumẫu được chỉ ra ở hình 1. Tổng số mẫuphân tích 4.994 cá thể.Mẫu định tính thu từ tất cả các sinh cảnh.Đối với các mẫu ốc nhỏ, dùng sàng có mắt lướicỡ 3 mm, 5 mm để thu lại mẫu. Đối với mẫu cókích thước lớn nhặt bằng tay.Mẫu định lượng thu trong ô vuông 1 m2.Định hình và bảo quản mẫu sống trong cồn90%, mẫu chỉ còn vỏ được tách riêng và bảoquản khô.Mẫu ốc trên cạn được đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dẫn liệu về ốc (gastropoda) trên cạn khu vực Tây Trang, tỉnh Điện BiênTẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(4): 397-404DẪN LIỆU VỀ ỐC (GASTROPODA) TRÊN CẠNKHU VỰC TÂY TRANG, TỈNH ĐIỆN BIÊNĐỗ Văn Nhượng*, Đinh Phương DungĐại học Sư phạm Hà Nội, *dvnhuong@hotmail.comTÓM TẮT: Bài báo đưa ra dẫn liệu bước đầu về lớp Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) trên cạn ở khuvục Tây Trang gồm 54 loài ốc cạn thuộc 35 giống, 15 họ, 3 bộ và 2 phân lớp ốc Mang trước và ốc Cóphổi. Trong danh sách này, tỷ lệ ốc Có phổi chiếm tới 70,4%, ốc Có mang 29,6%, họ có nhiều loài nhất làCyclophoridae (9 loài), Ariophantidae (8 loài), các họ khác có số loài ít hơn. Các loài ốc cạn đã phát hiệnđược phân bố trong 3 sinh cảnh: rừng trên núi đá vôi, rừng trên đồi và rừng trên đá granit. Số lượng loàigặp trên núi đá vôi phong phú nhất, chiếm 88,9% số loài, ít loài nhất là sinh cảnh rừng trên đồi. Mật độtrung bình cá thể trên núi đá vôi đạt đến 33 cá thể/m2, thấp nhất là rừng trên đồi 4 cá thể/m2.Từ khóa: Gastropoda, Ariophantidae, Cyclophoridae, ốc cạn, Tây Trang, Điện Biên.MỞ ĐẦUTây Trang là địa điểm biên giới Việt Làothuộc tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên38 km về phía Tây Nam, cách trung tâm huyệnMường Mày, tỉnh Phong Xa Lỳ (Lào) 35 km.Khu vực Tây Trang thuộc xã Na Ư, huyện ĐiệnBiên, có vị trí địa lý từ 21o08’ đến 21o22’ vĩ độbắc, 102o49’ đến 102o59’ kinh độ đông.Lớp Thân mềm Chân bụng (Gastropoda) cósố lượng loài và số lượng cá thể phong phú, cóvai trò quan trọng trong hệ sinh thái ở cạn, đadạng về kích thước và hình thái. Các dẫn liệu vềốc cạn của các tác giả Fischer, Bavay,Dautzenberg (1898, 1904, 1908...) [1-7, 9-12] ởmiền Tây Bắc chỉ dừng lại ở khu vực Sơn La,Lào Cai, tập trung nhiều hơn cả là vùng núiĐông Bắc Việt Nam (Lạng Sơn, Cao Bằng vàBắc Kạn). Vì vậy, những dẫn liệu về ốc trên cạnở vùng núi sâu trong lục địa của Việt Nam nhưĐiện Biên còn thiếu, kết quả nghiên cứu gópphần làm sáng tỏ về vấn đề tiến hóa của nhómnày trên cạn, góp phần quan trọng vào điều trađa dạng sinh học ở các vùng cảnh quan khácnhau.Về đặc điểm tự nhiên, khu vực Tây Trangcó địa hình chủ yếu là các dãy núi và thung lũngchạy song song theo hướng Tây Bắc - ĐôngNam, gồm núi đá vôi, hệ tầng cát kết, đá phiến,đá granit và đồi xen kẽ nhau. Núi hình thànhtrên đá phiến biến chất và trầm tích lục nguyênuốn nếp, độ cao từ 500-1.000 m, độ chia cắt từ300-800 m, độ dốc từ 15o-20o. Khu vực nàynằm trong hệ thống có nhiều đứt gãy (nằm trongtuyến đứt gãy Điện Biên - Lai Châu) và gắn vớicấu trúc địa chất kiến tạo của miền Tây bán đảoTrung Ấn. Diện tích núi đá vôi khoảng 700 ha,trên đó có nhóm đất đen và đất feralit đỏ nâu,2 loại đất này giàu mùn, đạm và có độ ẩm cao,tùy nơi mà có màu sắc khác nhau. Do ở vị tríphía Tây của Điện Biên, nên khí hậu nóng hơncác vùng khác của Tây Bắc, nhiệt độ trung bìnhnăm khoảng 21oC đến 23oC, số ngày nóngtương đối nhiều do có gió Lào. Lượng mưatrung bình năm khá lớn, từ 1.600 mm đến 1.900mm. Khu vực Tây Trang có sông lớn là NậmRốm chảy từ thành phố Điện Biên Phủ đổ vàosông Mê Kông.Thảm thực vật gồm một số dạng cơ bản:kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng ẩm nhiệtđới, phân bố ở độ cao dưới 700 m gồm nhữngcây gỗ lớn như chò chỉ (Parashorea chinensis),chò nâu (Dipterocarpus retusus), táu muối(Vatica diospyroides), táu nước (Vaticasubglabra), trai (Garcinia fagraeoides), nghiến(Execentrodendrontonkinensis),đinh(Markhamia stipulata).... Kiểu rừng kín thườngxanh cây lá rộng á nhiệt đới, phân bố ở độ cao700 m trở lên. Ngoài một số loại thường xanhhay rụng lá thuộc các họ Long não (Lauraceae),Dẻ (Fagaceae), Mộc lan (Magnoliaceae), Nhânsâm (Araliaceae)... còn gặp một số loài thuộcngành hạt trần như sam bông (Amentotaxushatuyennensis), thông tre lá dài (Podocarpusneriifolius).... Kiểu rừng thứ sinh phục hồi saunương rẫy chỉ 1 tầng cây gỗ và có tán đều,397Do Van Nhuong, Dinh Phuong Dungnhưng khá thưa. Dưới tán rừng phát triển cácloài thuộc họ Cỏ (Poaceae), họ Cói(Cyperaceae).... Tầng trên rừng kín thường xanhmưa ẩm á nhiệt đới phổ biến các loài hu đay(Trema orientalis), màng tang (Litsea cubeba).Loại thảm thực vật thứ năm là rừng tre nứa, chủyếu là nứa lá nhỏ (Schizostachyum dulloa) vàmột vài nhóm cây gỗ mọc rải rác. Dây leo phổbiến là sắn dây (Pueraria sp.) và bìm bìm(Ipomoeca sp.) [14].VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUCác mẫu ốc trên cạn thu được từ tháng06/2009 đến 08/2010.Mẫu được thu theo 2 tuyến chính ở dọcđường đi xã Na Ư và Pa Thơm. Trong từngtuyến có các sinh cảnh núi đá vôi, đá granit, đồi,rừng thứ sinh và rừng trên núi đá vôi. Vị trí thumẫu được chỉ ra ở hình 1. Tổng số mẫuphân tích 4.994 cá thể.Mẫu định tính thu từ tất cả các sinh cảnh.Đối với các mẫu ốc nhỏ, dùng sàng có mắt lướicỡ 3 mm, 5 mm để thu lại mẫu. Đối với mẫu cókích thước lớn nhặt bằng tay.Mẫu định lượng thu trong ô vuông 1 m2.Định hình và bảo quản mẫu sống trong cồn90%, mẫu chỉ còn vỏ được tách riêng và bảoquản khô.Mẫu ốc trên cạn được đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Tạp chí sinh học Lớp Thân mềm Chân bụng Hệ sinh thái trên cạn Đa dạng sinh họcTài liệu có liên quan:
-
6 trang 327 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 275 0 0 -
149 trang 261 0 0
-
10 trang 250 0 0
-
5 trang 237 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 233 0 0 -
8 trang 230 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 225 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 212 0 0 -
6 trang 212 0 0