Danh mục tài liệu

Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa - Đại hội toàn trung ương mở rộng lần thứ 12

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 144.69 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại hội toàn trung ương mở rộng lần thứ 12 của khoá VIIITừ ngày 13 đến ngày 31.10.1968, đại hội toàn trung ương lần thứ 12 của khoá VIII Đảng cộng sản Trung quốc mở rộng, họp tại Bắc Kinh. Mục đích của cuộc họp này là làm công tác chuẩn bị cho đại hội đại biểu toàn quốc khoá IX sắp được triệu tập. Mao Trạch Đông chủ trì hội nghị. Trong bài nói của mình Mao Trạch Đông, người đầu tiên đề xuất vấn đề: - Cách mạng văn hoá có thực sự phải làm không? Trong khi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặng Tiểu Bình những năm tháng Cách mạng văn hóa - Đại hội toàn trung ương mở rộng lần thứ 12 Đại hội toàn trung ương mở rộng lần thứ 12 của khoá VIIITừ ngày 13 đến ngày 31.10.1968, đại hội toàn trung ương lần thứ 12 của khoáVIII Đảng cộng sản Trung quốc mở rộng, họp tại Bắc Kinh. Mục đích của cuộchọp này là làm công tác chuẩn bị cho đại hội đại biểu toàn quốc khoá IX sắp đượctriệu tập. Mao Trạch Đông chủ trì hội nghị.Trong bài nói của mình Mao Trạch Đông, người đầu tiên đề xuất vấn đề:- Cách mạng văn hoá có thực sự phải làm không? Trong khi tiến hành, thành tíchlà lớn hay thành tích quá nhỏ, sai lầm quá nhiều? Tiếp đó, ông ta dứt khoáit trả lời:Cách mạng văn hoá của giai cấp vô sản lần này là hoàn toàn tất yếu là vô cùng kịpthời đối với việc củng cố nền chuyên chính của giai cấp vô sản, đề phòng và ngăncản tư bản chủ nghĩa ngóc đầu dậy trong khi xây dựng xã hội chủ nghĩa”.Thêm một lần nữa Mao Trạch Đông bất di bất dịch bảo vệ cuộc Đại cách mạngvăn hoá do chính ông ta phát động.Trong hội nghị này, Lâm Bưu, Giang Thanh soái lĩnh các ông kễnh Cách mạngvăn hoá dưới trướng, tổ chức bao vây, tấn công các đồng chí cách mạng lão thànhtham gia cái gọi là “dòng nước ngược tháng hai”, buộc tội họ bằng các tội danh:“Sự kiện phản đảng nghiêm trọng nhất” và “dung dưỡng cho chủ nghĩa tư bảnngóc đầu dậy”, rồi cưỡng bức các đồng chí cách mạng lão thành này, hết lần nàyđến lần khác, phải cung khai và kiểm thảo. Trong hội nghị lần này, với sự chủ trìcủa Khang Sinh cùng kẻ khác, đã dùng những chứng cớ giả, bịa đặt viết trong báocáo điều tra về các “tội phản bội, nội gián, giặc cướp, của Lưu Thiếu Kỳ” rồi tuyênbố khai trừ vĩnh viễn Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi đảng, bãi miễn tất cả các chức vụtrong cũng như ngoài đảng. Trong hội nghị còn cho in bài, cho phát bài viết về“Những tội trạng chủ yếu của Đặng Tiểu Bình, một kẻ cầm quyền khác, lớn nhấttrong đảng đi theo đường lối tư bản chủ nghĩa”, tất cả mọi chức vụ trong đảng,ngoài đảng của Đặng Tiểu Bình trên thực tế đã bị thủ tiêu. Như vậy, hội nghị trọngđại đã đưa ra những quyết định trọng yếu, tất nhiên đó là những quyết định củachính Mao Trạch Đông.Nhưng Lâm Bưu, Giang Thanh rõ ràng là không hài lòng. Ở hội nghị, bọn họ đãđánh trống khua chiêng, kích động, hòng tạo ra một thanh thế, làm áp lực để khaitrừ Đặng Tiểu Bình ra khỏi đảng. Nhưng Mao Trạch Đông vẫn một mực khôngđồng ý. Ông nói:- Trong thời kỳ chiến tranh, Đặng Tiểu Bình là một người đánh giặc. Về quá khứvẫn chưa phát hiện được vấn đề gì, nên cần đối xử khác với Lưu Thiếu Kỳ, mọingười muốn khai trừ, nhưng tôi lại có ý kiến bảo lưu?Mao Trạch Đông có sự ngoan cường của ông ta, có tính cố chấp đặc biệt chỉ riêngngười Hồ Nam mới có, khi ông ta đã quyết tâm đưa ra một quyết định nào, thì bấtkể loại người nào đều không tay chuyển được. Đó là một cá tính đặc biệt rõ nétcủa ông ta. Đại hội trung ương đảng lần thứ 12 khoá VIII lại là một hội nghị méomó được triệu tập họp trong một thời đại méo mó, hội nghị được triệu tập họptrong tình hình rất không bình thường bởi có rất nhiều uỷ viên trung ương bị đánhđổ, hạ bệ và bị tước đoạt mọi quyền lợi chính trị. Những uỷ viên trung ương vànhững uỷ viên dự khuyết của khoá tám bị quy vào cái tội gọi là “phản bội”, giánđiệp, “liên lạc với nước ngoài”, “phần tử phản đảng” lên tới 71% tổng số. Trongsố 97 uỷ viên trung đảng, ngoài 10 người đã qua đời, chỉ còn có 40 người đượcđến tham gia hội nghị, vì không đủ một nửa số người để thông qua bất kỳ quyếtnghị nào theo điều lệ đảng quy định, nên phải bổ sung bằng 10 uỷ viên trung ươngdự khuyết, mỏi có thể tính là quá bán. Số thành viên không chính thức tham giahội nghị này đã chiếm tới quá nửa tổng số người, mà vẫn được hưởng quyền quyếtnghị như những uỷ viên trung ương chính thức. Còn điều cổ quái hơn nữa mà vềsau này mới phát hiện, là có một người tham gia hội nghị, tham gia biểu quyết, lạikhông phải là đảng viên đảng cộng sản.Đại cách mạng văn hoá của giai cấp vô sản bùng nổ đến đó đã kéo dài hơn hainăm, quấy phá cũng đã quá đủ, hỗn loạn cũng đã thừa, phản cung cũng đã đượctạo ra, mạng cũng đã cách được rồi, quyền cũng đã đoạt được trong tay, nhưngbước sau sẽ đi đứng làm sao đây? E rằng về thực tế Mao Trạch Đông cũng khôngđược tinh tường cho lắm. Khi mới bắt đầu, ông ta nói; phải cần một năm để tiếnhành Cách mạng văn hoá. Vê sau ông lại nói: Đại khái là phải ba năm, như thế cónghĩa là phái kéo dài đến mùa hè sang năm nữa.Tháng 4.1969, đại hội đại biểu toàn quốc khoá chín của đảng được triệu tập, khaimạc. Nghe nói, trong “Đại hội IX”, điều lệ đảng sẽ được sửa đổi, nhân sự cũng đãxác định được, tất cả mọi việc chỉ còn cứ theo kế hoạch mà làm. Nhưng Đại cáchmạng văn hoá lại không làm sao kết thúc nổi. Rất có khả năng Mao Trạch Đông đãcó suy tính lúc bắt đầu khởi sự nhưng Cách mạng văn hoá lại phát triển đến bướcnày. Quả thật nó đã sớm đi sang lối ngược lại với suy tính, thiết kế của Mao TrạchĐông rồi. Cả một phong trào đã như con ngựa tuột cương, thoả sức tung hoành,không sao ngăn lại được. Mâu thuẫn cũ chưa giải quyết xong, mâu thuẫn mới đãlại được đẻ ra. Bè phái, võ đấu, tranh quyền đoạt vị, không những vẫn còn nguyên,mà càng ngày càng trở nên kịch liệt càng phát càng không thu lại được.Trong hai gian nhà nhỏ ở Phương Hồ Trai khu Tuần Vũ, Bắc Kinh, mấy anh chịem và bà chúng tôi vẫn ở với nhau. dựa vào nhau mà sống, ngày tháng hầu nhưcũng chẳng đến nỗi nào. Chị cả Đặng Lâm vốn bị quản chế và phê phán vì “vấnđề” của cha tôi, không thể về nhà được. Nay vì mấy tổ chức của các phái tạo phảnbận giao đấu với nhau đến tối tăm mặt mũi, chẳng lấy ai ra mà cai quản lũ “băngđen” và lũ “đầu trâu mặt ngựa” này, nạn nhân cơ hội đó, cứ chiều thứ bảy là chị tôilần về nhà. Anh Phác Phương và chị Đặng Nam bình thường đều phải ở lại trường,cũng lại nhân các phái tạo phản đấu đá lẫn nhau lộn tùng bậy, cũng “lọt lưới” đượcchốc lát. Đặc biệt là Đặng Nam, cứ đến chiều thứ bảy, là bằng mọi cách tót về nhà.Ngày 29.3.1 ...